YOMEDIA
NONE

Chọn đáp án đúng:

Câu 1. Trước nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới do chủ nghĩa phát xít gây ra, các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ

A. liên kết chặt chẽ với Liên Xô chống phát xít. 

B. ủng hộ, giúp đỡ các nước bị phát xít xâm lược.

C. kêu gọi thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước 

D. thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít.

Câu 2. Ba nước đứng đầu khối Đồng minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là

A. Anh, Pháp, Mĩ.

B. Liên Xô, Anh, Pháp

C. Liên Xô, Mĩ, Anh. 

D. Anh, Pháp, Hà Lan.

Câu 3. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) kết thúc đã

A. tạo nên sự cân bằng về thế và lực giữa các nước tư bản.

B. mở ra thời kỳ khủng hoảng kéo dài của chủ nghĩa tư bản.

C. tạo ra những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới.

D. giải quyết được mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa.

Câu 4. Sự kiện nào sau đây có tác động sâu sắc đến sự phát triển của phong trào cách mạng Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Đảng Cộng sản Pháp được thành lập.

B. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi.

C. Trung Quốc Đồng minh hội ra đời. 

D. Đảng Quốc Đại Ấn Độ được thành lập.

Câu 5. Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng tác động của phong trào Ngũ Tứ (1919) đến tình hình Trung Quốc?

A. Đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc hoàn thành.

B. Đánh dấu sự thắng thế hoàn toàn của khuynh hướng vô sản ở Trung Quốc.

C. Đưa cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kỳ đấu tranh chống phong kiến.

D. Thúc đẩy mạnh mẽ việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin ở Trung Quốc.

Câu 6. Hình thức, biện pháp đấu tranh nào sau đây không phù hợp với chủ trương của Đảng Quốc đại và M.Gan-đi?

A. Tẩy chay hàng hóa Anh. 

B. Biểu tình hòa bình.

C. Bãi thị, bãi khóa.

D. Khởi nghĩa vũ trang.

Câu 7. Nét mới của phong trào dân tộc Ấn Độ trong những năm 1918-1929 so với những năm đầu thế kỉ XX là

A. thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

B. có hình thức đấu tranh phong phú.

C. có sự ra đời của một chính đảng vô sản.

D. diễn ra trên quy mô rộng khắp.

Câu 8. Chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã dẫn đến hệ quả nào sau đây?

A. Công nghiệp thuộc địa phát triển, đủ sức cạnh tranh với chính quốc.

B. Quan hệ bóc lột phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn.

C. Sự phân hóa giai cấp ngày càng sâu sắc.

D. Nền kinh tế thuộc địa phát triền cân đối và đồng bộ giữa các ngành.

Câu 9. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào ở Đông Nam Á tổ chức các cuộc đấu tranh đòi tự do kinh doanh, đòi tự chủ về chính trị?

A. Tư sản.                         B. Công nhân.  

C. Địa chủ.                        D. Nông dân.

Câu 10. Điểm mới trong phong trào dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. khuynh hướng vô sản xuất hiện.

B. khuynh hướng tư sản xuất hiện.

C. khuynh hướng vô sản hoàn toàn thắng thế.

D. khuynh hướng tư sản hoàn toàn thắng thế.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (0)

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF