Trình bày ý nghĩa cuộc chiến tranh thế giới thứ hai?
trình bày ý nghĩa cuộc chiến tranh thế giới thứ 2
Trả lời (2)
-
Đệ nhị thế chiến là một cuộc xung đột vũ trang lớn nhất lịch sử. Không cuộc xung đột nào trước đó hay sau đó bao gồm số nước tham gia nhiều hơn, ảnh hưởng diện tích đất lớn hơn, hay giết nhiều mạng nguời và phá hoại nhiều hơn. Tuy nhiên, sự lớn lao của cuộc chiến này chỉ là một trong nhiều khía cạnh nổi bật nhất của nó. Một số khía cạnh khác đáng được chú ý là:
Ảnh hưởng thế giới lâu dài: Hầu hết các quốc gia đã theo phía này hay phía kia trong chiến tranh. Một số quốc gia theo cả hai phía vào các thời điểm khác nhau. Mọi lục địa có người ở, trừ Nam Mỹ, đều có trận chiến. Ngay cả các nước trung lập cũng bị ảnh hưởng sâu sắc trong chiến tranh và sau chiến tranh.
Phát triển kỹ thuật: Trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật, sự tiến triển rất nhanh chóng vì chiến trường có nhu cầu cải tiến kỹ thuật. Diễn tiến này có rất rõ trong trong các lĩnh vực kỹ thuật quân sự, từ máy bay đến xe cộ và máy tính.
Bom nguyên tử: Đệ nhị thế chiến đã dẫn đến một cuộc cạnh tranh giữa một số nước để khai thác năng lượng nguyên tử và phát triển vũ khí hạt nhân. Nước Mỹ thắng cuộc trong cạnh tranh này và đã sử dụng vũ khí nguyên tử lần đầu tiên trên thế giới để tạo ra ưu thế trong việc phân chia thế giới sau chiến tranh.
Chiến tranh tổng lực: Chiến tranh này đã trở thành chiến tranh đầu tiên phổ biến cách chiến tranh tổng lực (strategic warfare). Chiến tranh nay không những chỉ là để đánh bại quân địch và chia cắt vật chất, mà còn phải tấn công thẳng vào các khu vực người ở và công nghiệp để phá hủy khả năng sản xuất và ý chí của địch.
Kháng cự của người dân: Chiến tranh du kích không phải mới, nhưng trong hầu hết các nước bị quân địch chiếm giữ (đặc biệt là bởi Đức và Nhật), có các phong trào kháng chiến được nổi dậy. Trong khi các phong trào này thường không tự giải phóng đất nước, họ đã làm quân đóng chiếm hao tổn công sức và lãnh thổ không bao giờ bị chiếm giữ toàn bộ. Việc này đã chứng minh rằng việc chinh phục và lôi cuốn một giống người không bằng lòng bằng vũ lực là một chuyện không thực tế.bởi Nguyễn Hoàng 18/10/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc xung đột vũ trang lớn nhất lịch sử. Không cuộc xung đột nào trước đó hay sau đó bao gồm số nước tham gia nhiều hơn, ảnh hưởng diện tích đất lớn hơn, hay giết nhiều mạng người và phá hoại nhiều hơn. Tuy nhiên, sự lớn lao của cuộc chiến này chỉ là một trong nhiều khía cạnh nổi bật nhất của nó. Một số khía cạnh khác đáng được chú ý là:
- Ảnh hưởng thế giới lâu dài: Hầu hết các quốc gia đã theo phía này hay phía kia trong chiến tranh. Một số quốc gia theo cả hai phía vào các thời điểm khác nhau. Mọi lục địa có người ở, trừ Nam Mỹ, đều có chiến sự. Ngay cả các nước trung lập cũng bị ảnh hưởng sâu sắc trong chiến tranh và sau chiến tranh.
- Phát triển kỹ thuật: Trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật, sự tiến triển rất nhanh chóng vì chiến trường có nhu cầu cải tiến kỹ thuật. Diễn tiến này có rất rõ trong các lĩnh vực kỹ thuật quân sự, từ máy bay đến xe cộ và máy tính.
- Bom nguyên tử: Chiến tranh thế giới thứ hai đã dẫn đến một cuộc cạnh tranh giữa một số nước để khai thác năng lượng nguyên tử và phát triển vũ khí hạt nhân. Lần đầu tiên, con người nắm được trong tay mình một thứ vũ khí có thể hủy diệt cả nhân loại và thế giới. Nước Mỹ thắng cuộc trong cạnh tranh này và đã sử dụng vũ khí nguyên tử lần đầu tiên trên thế giới để tạo ra ưu thế trong việc phân chia thế giới sau chiến tranh. Nhưng sau khi Liên Xô cũng sở hữu vũ khí hạt nhân, loài người lại đứng trước một nguy cơ tiềm ẩn cực kỳ đáng sợ bởi hai siêu cường này luôn nằm trong sự đối đầu với nhau.
- Chiến tranh tổng lực: Chiến tranh này đã diễn ra theo cách thức chiến tranh tổng lực như Thế chiến I (strategic warfare). Chiến tranh này không những chỉ là để đánh bại quân địch và xâm chiếm lãnh thổ, mà còn phải tấn công thẳng vào các khu dân cư và công nghiệp để phá hủy khả năng sản xuất và ý chí của đối phương.
- Kháng cự của người dân: Chiến tranh du kích không phải mới, nhưng trong hầu hết những nước bị quân địch (đặc biệt là Đức và Nhật) chiếm giữ, nhiều cuộc nổi dậy kháng chiến đã nổ ra. Mặc dù các phong trào này thường không tự giải phóng được đất nước, họ cũng đã làm quân chiếm đóng phải hao tổn công sức, và lãnh thổ không bao giờ bị chiếm giữ toàn bộ. Việc này đã chứng minh rằng, việc chinh phục và lôi kéo một dân tộc đối nghịch bằng vũ lực là một chuyện không dễ dàng.
bởi @%$ Đạo 01/06/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Trình bày diễn biến chính và ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 1917?
02/12/2022 | 0 Trả lời
-
Tại vì sao năm 1917, ở Nga diễn ra hai cuộc cách mạng?
02/12/2022 | 0 Trả lời
-
Trình bày diễn biến chính và ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 1917?
02/12/2022 | 0 Trả lời
-
Quá trình phát xít hoá ở Đức diễn ra như thế nào
05/12/2022 | 0 Trả lời
-
Nêu tác động của chính sách chính phủ Hít - le (1933-1939)
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
Cách mạng tháng 10 Nga thành công có tác động như thế nào đối với thế giới và Việt Nam.
Giúp mình với huhu!! Mình cảm ơn rất nhiều
28/12/2022 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! thành tựu của liên xô qua hai kế hoạch 5 năm. nêu nhận xét
07/01/2023 | 0 Trả lời
-
07/01/2023 | 1 Trả lời
-
19/02/2023 | 0 Trả lời
-
05/03/2023 | 0 Trả lời
-
26/03/2023 | 0 Trả lời
-
A. Nhân dân ta kiên quyết đánh Pháp, thực hiện "vườn không nhà trống".
B. Quân triều đình kiên quyết đánh giặc.
C. Triều đình Huế phối hợp với nhân dân Đà Nẵng kiên quyết đánh đuổi giặc Pháp đến cùng.
D. Sự ủng hộ về người, vũ khí, lương thực của các địa phương khác cho Đà Nẵng.
18/04/2023 | 1 Trả lời
-
Câu 1. Trước nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới do chủ nghĩa phát xít gây ra, các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ
A. liên kết chặt chẽ với Liên Xô chống phát xít.
B. ủng hộ, giúp đỡ các nước bị phát xít xâm lược.
C. kêu gọi thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước
D. thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít.
Câu 2. Ba nước đứng đầu khối Đồng minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là
A. Anh, Pháp, Mĩ.
B. Liên Xô, Anh, Pháp
C. Liên Xô, Mĩ, Anh.
D. Anh, Pháp, Hà Lan.
Câu 3. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) kết thúc đã
A. tạo nên sự cân bằng về thế và lực giữa các nước tư bản.
B. mở ra thời kỳ khủng hoảng kéo dài của chủ nghĩa tư bản.
C. tạo ra những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới.
D. giải quyết được mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa.
Câu 4. Sự kiện nào sau đây có tác động sâu sắc đến sự phát triển của phong trào cách mạng Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Đảng Cộng sản Pháp được thành lập.
B. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi.
C. Trung Quốc Đồng minh hội ra đời.
D. Đảng Quốc Đại Ấn Độ được thành lập.
Câu 5. Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng tác động của phong trào Ngũ Tứ (1919) đến tình hình Trung Quốc?
A. Đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc hoàn thành.
B. Đánh dấu sự thắng thế hoàn toàn của khuynh hướng vô sản ở Trung Quốc.
C. Đưa cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kỳ đấu tranh chống phong kiến.
D. Thúc đẩy mạnh mẽ việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin ở Trung Quốc.
Câu 6. Hình thức, biện pháp đấu tranh nào sau đây không phù hợp với chủ trương của Đảng Quốc đại và M.Gan-đi?
A. Tẩy chay hàng hóa Anh.
B. Biểu tình hòa bình.
C. Bãi thị, bãi khóa.
D. Khởi nghĩa vũ trang.
Câu 7. Nét mới của phong trào dân tộc Ấn Độ trong những năm 1918-1929 so với những năm đầu thế kỉ XX là
A. thu hút đông đảo nhân dân tham gia.
B. có hình thức đấu tranh phong phú.
C. có sự ra đời của một chính đảng vô sản.
D. diễn ra trên quy mô rộng khắp.
Câu 8. Chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã dẫn đến hệ quả nào sau đây?
A. Công nghiệp thuộc địa phát triển, đủ sức cạnh tranh với chính quốc.
B. Quan hệ bóc lột phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn.
C. Sự phân hóa giai cấp ngày càng sâu sắc.
D. Nền kinh tế thuộc địa phát triền cân đối và đồng bộ giữa các ngành.
Câu 9. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào ở Đông Nam Á tổ chức các cuộc đấu tranh đòi tự do kinh doanh, đòi tự chủ về chính trị?
A. Tư sản. B. Công nhân.
C. Địa chủ. D. Nông dân.
Câu 10. Điểm mới trong phong trào dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. khuynh hướng vô sản xuất hiện.
B. khuynh hướng tư sản xuất hiện.
C. khuynh hướng vô sản hoàn toàn thắng thế.
D. khuynh hướng tư sản hoàn toàn thắng thế.
22/04/2023 | 0 Trả lời
-
1. Chọn và phân tích một thành tựu của chủ nghĩa tư bản hiện đại có tác động đến cuộc sống ngày nay.
2. Thách thức nào lớn nhất của tư bản hiện đại, vì sao?
3. Nêu nhận thức về tư bản chủ nghĩa hiện đại
18/10/2023 | 0 Trả lời
-
Về cách mạn tháng 10 Nga năm 1917
24/10/2023 | 0 Trả lời
-
Thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay đã để lại những bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam?
09/11/2023 | 1 Trả lời
-
Sự phát triển của Văn học trong các thế kỉ XVIII - XIX
11/01/2024 | 1 Trả lời
-
Trình bày ngắn hoàn cảnh nội dung kết quả ý nghĩ Cải cách Hồ Quý Ly.
12/03/2024 | 1 Trả lời
-
Giới thiệu về công trình thành nhà Hồ và các giá trị lịch sử văn hóa kiến trúc của công trình.
24/03/2024 | 1 Trả lời