YOMEDIA
NONE

Trình bày nguyên nhân, diễn biến, hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933?

Trình bày nguyên nhân, diễn biến, hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. Vì sao các nước Anh – Pháp – Mĩ lựa chọn con đường cải cách kinh tế, trong khi Đức – Ý – Nhật lại phát xít hóa bộ máy chính quyền để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Trình bày cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933:

    • Từ 1929 – 1933: kinh tế Tư bản chủ nghĩa bắt đầu lâm vào khủng hoảng. 
    • Nguyên nhân: Do cung vượt quá xa cầu.
    • 10/1929 khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mỹ sau đó lan ra toàn bộ thế giới Tư bản. 

    Hậu quả của khủng hoảng kinh tế: 

    • Gây ra những hệ quả nghiêm trọng: Đói kém và thất nghiệp tăng, mâu thuẫn XH gay gắt dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh diễn ra khắp các nước, làm đe dọa nghiêm trọng sự tồn vong của CNTB.
    • Hình thành 2 khối Đế quốc đối lập:
      • Anh, Pháp, Mỹ: Cải cách để thoát khỏi khủng hoảng.
      • Đức, Ý, Nhật: Thiết lập chế độ Phát xít, chạy đua vũ trang, báo hiệu nguy cơ chiến tranh thế giới.

    Anh-Pháp-Mỹ lựa chọn con đường cải cách kinh tế:

    • Anh –Pháp-Mỹ có hệ thống thuộc địa rộng lớn, có cơ sở và nền tảng thực hiện cải cách.
    • Những nước này muốn duy trì nguyên trạng trật tự VecXai-Oasinhton có lợi cho mình.

    Đức-Ý –Nhật lại phát xít hoá bộ máy chính quyền:

    • Là những nước không có hoặc có rất ít thuộc địa, ngày càng thiếu vốn, nguyên liệu, thị trường.
    • Muốn chia lại thuộc địa sau hệ thống VecXai-Oasinhton → Phát xít hoá bộ máy nhà nước để chạy đua vũ trang → Tiến hành chiến tranh.
      bởi thùy trang 05/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON