YOMEDIA
NONE

Phân tích các đặc trưng cơ bản trong định nghĩa giai cấp của Lênin. Vì sao trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp là một trong những động lực của sự phát triển xã hội có giai cấp?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • 1. Định nghĩa giai cấp của Lênin:

    Giai cấp là những tập đoàn người to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những TLSX, về vai trò của họ trong những tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định.

    Tóm lại, theo định nghĩa của Lênin, giai cấp là một tập đoàn người rộng lớn có quan hệ lợi ích gắn  bó chặt chẽ với nhau trên nhiều mặt, mà trước hết là lợi ích kinh tế.

    Phân tích 4 đặc trưng cơ bản trong định nghĩa giai cấp của Lênin:

    + Đặc trưng thứ nhất: giai cấp là những tập đoàn người có địa vị khác nhau trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định. Sự khác nhau đó là do địa vị của họ khác nhau. Trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định, nó biểu hiện ở chỗ giai cấp này ở địa vị thống trị, bóc lột, các giai cấp khác ở địa vị bị trị, bị bóc lột. Việc nghiên cứu giai cấp phải gắn liền với hệ thống sản xuất nhất định. Địa vị của một giai cấp lại được quyết định bởi mối quan hệ của giai cấp đó với 3 mặt của QHSX.

    + Đặc trưng thứ hai: các giai cấp có mối quan hệ khác nhau về quyền sở hữu đối với TLSX. Đây là đặc trưng giữ vai trò quyết định đối với các đặc trưng khác. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào chiếm hữu TLSX của xã hội thì giai cấp đó đồng thời cũng  đóng vai trò tổ chức quản lý nền sản xuất, phân phối sản phẩm xã hội cho giai cấp đó. Giai cấp đó ở vị trí thống trị, bóc lột các giai cấp khác.

    + Đặc trưng thứ ba: các giai cấp có vai trò khác nhau trong việc tổ chức lao động xã hội. Vai trò tổ chức lao động xã hội thuộc về giai cấp chiếm hữu TLSX xã hội.

     + Đặc trưng thứ tư: các giai cấp có những phương thức và quy mô thu nhập khác nhau về của cải xã hội, phụ thuộc vào địa vị của giai cấp đó trong hệ thống sản xuất xã hội nhất định. Thực chất của quan hệ giai cấp là quan hệ bóc lột và bị bóc lột. Quan hệ sở hữu đối với TLSX là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các giai cấp khác nhau trong xã hội.

    Bốn đặc trưng trên đây của định nghĩa giai cấp có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đặc trưng thứ hai là đặc trưng cơ bản nhất chi phối các đặc trưng khác. Thiếu một trong 4 đặc trưng đó, nhất là đặc trưng thứ 2 thì không thành giai cấp. Những hiện tượng: kẻ giàu người nghèo, kẻ sang người hèn, địa vị cao thấp chỉ là kết quả chứ không phải là nguyên nhân của sự phân chia giai cấp. Nên không thể coi đó là tiêu chuẩn duy nhất để phân định giai cấp.

    2. Đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp là một trong những động lực phát triển của xã hội:

    Trong xã hội có giai cấp thì đấu tranh giai cấp là một trong những động lực trực tiếp của sự phát triển xã hội, vì:

    + Trong xã hội có giai cấp thì đấu tranh giai cấp là một tất yếu khách quan. Đấu tranh giai cấp thực chất là cuộc đấu tranh giữa những giai cấp mà lợi ích căn bản đối lập nhau.

    + Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội. Sản xuất vật chất trong mỗi giai đoạn lịch sử lại được tiến hành theo một cách thức nhất dịnh. Cách thức đó được gọi là PTSX. Lịch sử phát triển của xã hội là lịch sử thay thế hợp quy luật của các PTSX. Đó là quá trình đấu tranh và giải quyết mâu thuẫn giữa LLSX mới với QHSX cũ đã lỗi thời. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị đại biểu trong xã hội cho QHSX cũ đã lỗi thời với quần chúng lao động đại biểu cho LLSX mới trong xã hội. Chỉ chừng nào cuộc đấu tranh của quần chúng lao động dưới sự lãnh đạo của giai cấp cách mạng phát triển, đỉnh cao là cách mạng xã hội. Thông qua cách mạng xã hội, đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị, giành  chính quyền về tay mình thì chừng đó giai cấp cách mạng và quần chúng lao động mới xoá bỏ được QHSX cũ (thực chất là xoá bỏ địa vị lợi ích kinh tế của giai cấp thống trị) để xác lập QHSX mới và theo đó một PTSX mới tiến bộ hơn xuất hiện, làm cho xã hội phát triển lên một hình thái kinh tế – xã hội mới, cao hơn.

    + Trong xã hội có đối kháng giai cấp, QHSX cũ dù có lỗi thời lạc hậu đến bao nhiêu, nó cũng không tự mất đi. Vì nó được nhà nước của giai cấp thống trị  duy trì, bảo vệ. Để giải quyết mâu thuẫn phải bằng đấu tranh giai cấp.

    + Không phải cuộc đấu tranh giai cấp nào cũng được xem là động lực trực tiếp, mà chỉ có cuộc đấu tranh của những giai cấp nhằm thiết lập một QHSX mới, một PTSX cao hơn, ưu việt hơn mới được coi là động lực phát triển lịch sử. Ngày nay, chỉ có cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản mới là đòn bẩy vĩ đại của cách mạng xã hội hiện đại.

      bởi Lan Anh 22/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF