Nhà nước Đại Việt thời Lý, Trần được xây dựng và phát triển như thế nào?
Trả lời (1)
-
– Tổ chức nhà nước:
+ Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi lại tên nước thành Đại Việt.
+ Chính quyền trung ương từng bước được tổ chức hoàn chỉnh. Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành cao nhất về chính trị, luật pháp, quân sự, nghi lễ đối ngoại. Giúp vua trị nước có Tể tướng (Thái úy hay Tướng quốc), các đại thần, các chức hành khiển, các cơ quan hành chính, pháp lí như sảnh, viện, đời. Ngoài ra, còn có các chức quan trông nom sản xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều.
+ Đất nước được chia thành nhiều lộ, thời Trần có chức An phủ sứ cai quản. Dưới lộ là phủ, huyện, châu, hương, xã. Các chức đứng đầu xã được gọi là xã quan. Kinh đô Thăng Long được chia thành hai khu vực: kinh thành của vua quan và phố phường của nhân dân, có chức Lưu thủ (thời Lý) hay Đại doãn (thời Trần) trông coi.
– Quân đội: được tổ chức quy củ.
+ Cám binh bảo vệ nhà vua và kinh thành.
+ Lộ binh ở các địa phương, được tuyển chọn theo chế độ “ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nhà nông – nghĩa là đến phiên thì tập trung luyện tập và canh gác, hết phiên thì về quê sản xuất) Những lúc có chiến tranh, các vương hầu, quý tộc đều được quyền mộ quân, góp sức cùng nhà nước đánh giặc, nhân dân cũng được phép tổ chức dân binh để bảo vệ quê nhà.
– Ban hành luật pháp:
+ Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư – bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, góp phần ổn định trật tự xã hội.
+ Thời Trần có bộ Hình luật riêng.
– Việc tuyển chọn quan lại: ban đầu ở thời Lý, Trần quan lại chủ yếu được tuyển chọn từ con em các gia đình quý tộc hoặc con cháu quan lại. về sau, do sự phát triển của đất nước, những người thi cử đỗ đạt cũng được làm quan, nắm giữ một số” chức vụ quan trọng.
– Sự quan tâm của nhà nước đôi với nhân dân:
+ Các vua nhà Lý cho dựng lầu chuông ở hai bên thềm điện Long Trì để mọi người dân ai có điều oan uổng đều có thể đánh chuông mời vua xét xử.
+ Hằng năm, vua thường rời kinh thành đi các nơi làm lễ “cày tịch điền”, xem nhân dân cày cấy gặt hái. Các vua đầu thời Trần thường vi hành các nơi để tìm hiểu cuộc sống của nhân dân. Vào những ngày lễ hội, vua quan và nhân dân thường tổ chức các cuộc vui chung.
– Đoàn kết dân tộc: Đại Việt là một quốc gia đa dân tộc nên độc lập tự chủ phải luôn đi liền với thống nhất quốc gia. Các triều đại Lý, Trần đã sớm ý thức được điều đó. Nhà Lý, ngay từ thời Lý Thái Tổ, đã chủ trương đặt quan hệ thân tộc với các tù trưởng dân tộc ít người như gả công chúa, ban chức tước và cho mời họ về kinh,… Các thế lực chống đối, phản loạn ở miền xuôi nhanh chóng được giải quyết một cách êm đẹp.
– Chính sách đối ngoại: đốii với các triều đại phong kiến phương Bắc* tuy giữ lệ thần phục, nộp phú cống đều đặn, nhưng luôn giữ vững tư thế của một dân tộc độc lập. Đối với các nước láng giềng phía nam, đặc biệt là Cham-pa, tuy có lúc căng thẳng nhưng nhà Lý, Trần luôn giữ thái độ vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn để giữ vững biên cương.
bởi Vu Thy 26/07/2021Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
02/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
02/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
02/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
02/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
02/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời