Hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam 9 - 11, em hãy viết bài tuyên truyền về vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội
Trả lời (1)
-
Trong xã hội ngày nay có rất nhiều mối quan hệ điều chỉnh khác nhau như đạo đức, phong tục tập quán, thói quen, hương ước,… Mỗi hình thức mang đến ưu nhược điểm riêng. Xã hội ngày càng phát triển thì cuộc sống con người ngày càng có nhiều vấn đề cần được quan tâm hơn. Những quan hệ điều chỉnh trên không thể bao quát toàn diện được xã hội. Pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia.
Thứ nhất: Pháp luật là công cụ điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội
Pháp luật không sinh ra các quan hệ xã hội nhưng pháp luật như là phương thức hữu hiệu để điều tiết và định hướng các quan hệ xã hội. Pháp luật giúp con người xác định và làm theo những quy tắc ứng xử trong khuân khổ nhất định. Pháp luật còn giúp quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể cho chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội cũng như các biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền đó. Pháp luật tạo ra hành lang pháp lý, khuôn khổ cho các quan hệ xã hội vận hành.
Nhờ có pháp luật, các thành viên trong xã hội nắm bắt được những hành vi nào là hợp pháp, được khuyến khích, hành vi nào là bắt buộc, hành vi nào bị ngăn cấm để từ đó có cách ứng xử phù hợp.
Pháp luật tăng cường các xu hướng phát triển tốt của các quan hệ xã hội, khuyến khích xu hướng tốt và loại bỏ, ngăn cản những quan hệ xấu trong xã hội. Những quan hệ xã hội phù hợp với mục đích, định hướng của nhà nước được pháp luật phát triển và bảo vệ sự tồn tại của những quan hệ xã hội đó.
Thứ hai: Pháp luật là cơ sở để đảm bảo an toàn xã hội
Đất nước có yên bình thì đời sống nhân dân mới có ấm no và có điều kiện xây dựng và phát triển. An toàn xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng, đất nước nào có đời sống nhân dân an toàn luôn là điểm hướng tới trên toàn thế giới. An toàn xã hội được hiểu là trạng thái của đời sống xã hội.
Đất nước có một nền chính trị ổn định, không bạo động, không chống phá nhà nước và biểu tình, vũ trang nhân dân,.. Người dân được sống và học tập làm việc ở môi trường an toàn, không bị xâm phạm.
Pháp luật đưa ra những quy tắc xử sự chung và thiết chế cho mọi người. Pháp luật cấm những hành vi gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và quy định cụ thể các biện pháp trừng phạt đối với những chủ thể có hành vi xâm hại đến an toàn xã hội, thiết lập cơ chế bảo đảm được trật tự, an ninh, an toàn xã hội.
Thứ ba: Pháp luật là cơ sở để giải quyết tranh chấp trong xã hội
Trong xã hội con người sống với nhau không tránh khỏi những mâu thuẫn, tranh chấp. Xã hội càng phát triển thì những tranh chấp phát sinh ngày càng nhiều lên. Pháp luật là căn cứ để các bên có căn cứ để phân định ai đúng ai sai, là chuẩn mực chung để các bên giải quyết tranh chấp với nhau. Pháp luật quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục để giải quyết các tranh chấp đó nhằm bảo đảm cho tranh chấp được giải quyết một cách công bằng, vừa thấu tình, vừa đạt lý, bảo đảm tính công minh của pháp luật.
Thứ tư: Pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” (Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ). Quyền con người đã trở thành một giá trị chung được toàn thế giới công nhận.
Pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người. pháp luật quy định cụ thể về quyền con người trong các lĩnh vực khác nhau, vừa quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền con người. Pháp luật còn cấm những hành vi xâm hại tới quyền con người và quy định các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với các chủ thể có hành vi đó, qua đó bảo vệ quyền con người tốt nhất.
Thứ năm: Pháp luật là phương tiện bảo đảm dân chủ, bình đẳng, công bằng và tiến bộ xã hội
Bảo đảm dân chủ, bình đẳng, công bằng và tiến bộ xã hội là những giá trị của nhân loại. Dân chủ tức là dân là chủ và dân làm chủ. Người dân có quyền tự quyết các vấn đề của bản thân, của nhà nước và toàn xã hội. Pháp luật quy định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đảm bảo cho nhân dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà nước, quy định trách nhiệm của nhà nước trước nhân dân.
Bình đẳng, công bằng là ai cũng như ai và không có sự phân biệt đối xử hay đặc cách nào. Người có chức có quyền hay người dân lao động bình thường dù mắc lỗi đều xử phạt và xử phạt như nhau. Pháp luật là bình đẳng ai cũng như ai giữa mọi người, không có phân biệt về nguồn gốc xuất thân, chủng tộc, màu da, giới tính, dân tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị, tài sản.
Pháp luật thừa nhận quyền bình đẳng trước pháp luật của tất cả mọi người. Người có công thì được thưởng, kẻ có tội phải bị trừng phạt, công càng lớn, thưởng càng lớn, tội càng lớn, phạt càng nặng.
Pháp luật là công cụ quan trọng để ghi nhận và bảo vệ cái mới, tích cực, tiến bộ, thúc đẩy xã hội phát triển, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của con người ngày càng được nâng cao, có điều kiện phát huy tài năng, phát triển toàn diện, các giá trị con người ngày càng được tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ.
Thứ sáu: Pháp luật bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội
Phát triển bền vững là mục tiêu mà mọi quốc gia hướng đến. Chỉ có phát triển bền vững mới tạo được sự ổn định và nền tảng tốt nhất cho mỗi đất nước. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội theo chiều hướng vừa bảo đảm tăng trưởng kinh tế, vừa bảo đảm phát triển xã hội, vừa bảo vệ môi trường.
Thứ bảy: Vai trò giáo dục của pháp luật
Pháp luật tác động lên ý thức của con người và điều chỉnh hành vi của họ qua việc giáo dục pháp luật. Pháp luật đưa ra nhận thức, tư tưởng để người dân có thể học và noi theo, đồng thời việc giáo dục giúp nâng cao nhận thức, định hướng tư tưởng và làm thay đổi hành vi của các chủ thể trong xã hội. Pháp luật là cơ sở hình thành ý thức tuân thủ pháp luật, thái độ tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật, tạo nên những thói quen suy nghĩ và hành động tốt, hợp pháp. Pháp luật giáo dục ý thức công dân, làm hình thành ở mỗi người ý thức về trách nhiệm, bổn phận của cá nhân đối với cộng đồng, công dân đối với đất nước.
bởi Kieu Oanh 10/09/2022Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Ông H và con trai (16 tuổi) chạy xe ngược dương giao thông thổi phạt. Ông H cho rằng hai cha con ông không sai vì không thấy biển báo. Cảnh sát giao thông thổi phạt hai cha con ông H là đúng hay sai? Cảnh sát giao thông nhân danh ai và căn cứ vào đâu để thổi phạt hai cha con ông H? Việc thổi phạt của Cảnh sát giao thông nhằm mục đích gì? giải hộ tớ ạ!!
05/03/2023 | 0 Trả lời
-
Tìm hiểu và trình bày về 1 hoạt động đảm bảo nguyên tắc tổ chức hoạt động chính quyền nơi em cư trú.
Tìm hiểu và trình bày về 1 hoạt động đảm bảo nguyên tắc tổ chức hoạt động chính quyền nơi em cư trú.
05/04/2023 | 0 Trả lời
-
So sánh đặc điểm của bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị Việt Nam
13/04/2023 | 0 Trả lời
-
Tại sao nói cơ chế thị trường đóng vai trò như bàn tay vô hình điều tiết nền kinh tế? Lấy ví dụ minh họa.
29/10/2023 | 0 Trả lời
-
1. Một trong những cơ chế kinh tế được các quốc gia vận dụng để điều hành nền kinh tế hiện nay đó là:
A. cơ chế tự cung tự cấp
B. cơ chế kế hoạch hóa tập trung
C. cơ chế chỉ huy của chính phủ
D. cơ chế thị trường
2. Trong nền kinh tế hàng hóa, khi các quan hệ kinh tế tự điều chỉnh theo yêu cầu của các quy luật kinh tế cơ bản được gọi là
A. cơ chế quan liêu
B. cơ chế phân phối
C. cơ chế thị trường
D. cơ chế bao cấp
30/10/2023 | 0 Trả lời
-
Nêu ví dụ về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
05/11/2023 | 0 Trả lời
-
Câu 1: Hệ thống chính trị của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
A. Phổ thông, đầu phiếu.
B. Đảm bảo tính pháp quyền.
C. Bình đẳng và tập trung.
D. Tự do, tự nguyện.
Câu 2: Cơ quan nào ở Việt Nam thực hiện quyền tư pháp?
A. Tòa án nhân dân.
B. Thủ tướng chính phủ.
C. Quốc hội.
D. Ủy ban nhân dân.
Câu 3: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, tổ chức nào thực hiện chức năng quản lý mọi hoạt động của đời sống xã hội?
A. Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
C. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
D. Công đoàn Việt Nam.
Câu 4: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị và giữ vai trò nào?
A. Lãnh đạo của cả hệ thống chính trị.
B. Quản lý nhà nước và xã hội.
C. Thực hiện chức năng tư pháp.
D. Thực hiện chức năng hành pháp.
Câu 5: Đâu không phải là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam?
A. Quản lý xã hội bằng vận động tuyên truyền.
B. Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội.
C. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
D. Thống nhất và kiểm soát quyền lực.
Câu 6: Theo quy định pháp luật, căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ai có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam?
14/03/2024 | 1 Trả lời