Đọc thông tin CÂU CHUYỆN NGÀNH THUẾ
Những năm 1929 - 1933, nền kinh tế của các nước tư bản lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện. Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lớn nhất và trầm trọng nhất trong lịch sử. Nó bắt đầu nổ ra ở Mỹ (tháng 10/1929), sau đó nhanh chóng lan ra như một “bệnh dịch” tới tất cả các nước tư bản và kéo dà đến tận giữa năm 1933.
Năm 1933, nền kinh tế các nước phương Tây đã nhanh chóng bị giảm đi 37% so với trước khủng hoảng. Số công nhân thất nghiệp lên tới mức đỉnh điểm: 50 triệu người. Chính lúc này, nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes (1883 - 1946) đã đưa ra lí thuyết mới, cứu cả nền kinh tế thế giới. Trong lí thuyết của mình, ông nhấn mạnh một công cụ quan trọng, đó là thuế.
Trong khi các nhà kinh tế học khác chán nản: “chẳng thể làm gì được”, “đừng can thiệp”, “nó không hoạt động gì đâu”... thì Keynes kiên trì với quan điểm mới của mình. Ông cho rằng Nhà nước cần phải can thiệp vào nền kinh tế trong đó thuế và chi tiêu ngân sách là những công cụ cơ bản để Nhà nước quản lí và điều chỉnh giúp nền kinh tế vượt qua khủng hoảng. Cụ thể, bằng cách điều chỉnh mức chi tiêu ngân sách và thuế khoá, Nhà nước gây ảnh hưởng lên toàn thể số cầu của xã hội. (Theo Keynes, trong quan hệ với cung, số cầu không đủ gây ra nạn thất nghiệp, còn số cầu quá mức gây ra lạm phát).
Sự đúng đắn trong lí thuyết ấy đã biến một nhà kinh tế học người Anh trở thành “vị cứu tinh” cho cả nền kinh tế Mỹ khi Tổng thống Mỹ Roosevelt thử nghiệm lí thuyết này và đạt những thành công rực rỡ. Nhờ học theo cách làm của nước Mỹ, các nước phương Tây khác cũng dần vượt qua được thời kì khó khăn. Nền kinh tế thế giới thoát khỏi khủng hoảng, bắt đầu có sự tăng trưởng ổn định và đạt được những thành tựu to lớn trong những năm sau đó. Năm 1964, Tổng thống Mỹ Lyndon Joshson đã làm đẹp lòng nhân dân bằng cách giảm thuế trong cả nước để tăng sức mua và tạo việc làm. Tổng thống Richard Nixon cũng không tiếc lời khen ngợi: “Lúc này, tất cả chúng ta đều đi theo Keynes"....
a) Em hãy xác định vai trò của thuế trong thông tin trên.
b) Theo em, điều gì sẽ xảy ra đối với nền kinh của một quốc gia cũng như toàn thế giới nếu không có nguồn thu từ thuế?
Trả lời (1)
-
a) Thuế là công cụ điều tết kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước sử dụng công cụ thuế đề điều tiết sản xuất và thị trường nhằm kích thích tăng trường kinh tế, xác lập một cơ cấu kinh tế hợp lí.
b) Nền kinh của một quốc gia cũng như toàn thế giới nếu không có nguồn thu từ thuế sẽ xảy ra tình trạng tham nhũng, bất cân đối giữa các ngành nghề, lạm phát...
bởi Tuấn Tú 27/10/2022Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Ông H và con trai (16 tuổi) chạy xe ngược dương giao thông thổi phạt. Ông H cho rằng hai cha con ông không sai vì không thấy biển báo. Cảnh sát giao thông thổi phạt hai cha con ông H là đúng hay sai? Cảnh sát giao thông nhân danh ai và căn cứ vào đâu để thổi phạt hai cha con ông H? Việc thổi phạt của Cảnh sát giao thông nhằm mục đích gì? giải hộ tớ ạ!!
05/03/2023 | 0 Trả lời
-
Tìm hiểu và trình bày về 1 hoạt động đảm bảo nguyên tắc tổ chức hoạt động chính quyền nơi em cư trú.
Tìm hiểu và trình bày về 1 hoạt động đảm bảo nguyên tắc tổ chức hoạt động chính quyền nơi em cư trú.
05/04/2023 | 0 Trả lời
-
So sánh đặc điểm của bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị Việt Nam
13/04/2023 | 0 Trả lời
-
Tại sao nói cơ chế thị trường đóng vai trò như bàn tay vô hình điều tiết nền kinh tế? Lấy ví dụ minh họa.
29/10/2023 | 0 Trả lời
-
1. Một trong những cơ chế kinh tế được các quốc gia vận dụng để điều hành nền kinh tế hiện nay đó là:
A. cơ chế tự cung tự cấp
B. cơ chế kế hoạch hóa tập trung
C. cơ chế chỉ huy của chính phủ
D. cơ chế thị trường
2. Trong nền kinh tế hàng hóa, khi các quan hệ kinh tế tự điều chỉnh theo yêu cầu của các quy luật kinh tế cơ bản được gọi là
A. cơ chế quan liêu
B. cơ chế phân phối
C. cơ chế thị trường
D. cơ chế bao cấp
30/10/2023 | 0 Trả lời
-
Nêu ví dụ về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
05/11/2023 | 0 Trả lời
-
Câu 1: Hệ thống chính trị của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
A. Phổ thông, đầu phiếu.
B. Đảm bảo tính pháp quyền.
C. Bình đẳng và tập trung.
D. Tự do, tự nguyện.
Câu 2: Cơ quan nào ở Việt Nam thực hiện quyền tư pháp?
A. Tòa án nhân dân.
B. Thủ tướng chính phủ.
C. Quốc hội.
D. Ủy ban nhân dân.
Câu 3: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, tổ chức nào thực hiện chức năng quản lý mọi hoạt động của đời sống xã hội?
A. Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
C. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
D. Công đoàn Việt Nam.
Câu 4: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị và giữ vai trò nào?
A. Lãnh đạo của cả hệ thống chính trị.
B. Quản lý nhà nước và xã hội.
C. Thực hiện chức năng tư pháp.
D. Thực hiện chức năng hành pháp.
Câu 5: Đâu không phải là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam?
A. Quản lý xã hội bằng vận động tuyên truyền.
B. Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội.
C. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
D. Thống nhất và kiểm soát quyền lực.
Câu 6: Theo quy định pháp luật, căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ai có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam?
14/03/2024 | 1 Trả lời