YOMEDIA
NONE

Ý nghĩa của hệ thống pháp luật là gì?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Xem xét hệ thống pháp luật còn có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện và áp dụng pháp luật, việc tổ chức các thiết chế bảo đảm thực thi pháp luật, cũng như hoạt động đào tạo nguồn nhân lực pháp luật của đất nước.

    - Đối với hoạt động xây dựng pháp luật

    + Khi xây dựng pháp luật phải luôn ý thức được rằng các quy định pháp luật, các nguồn pháp luật luôn có mối liên hệ, ràng buộc, gắn bó chặt chẽ với nhau và phải luôn thống nhất với nhau. Do vậy, các tổ chức và cá nhân có thẩm quyền khi ban hành bất kì một quy định pháp luật nào cũng phải chú ý đến tính hệ thống của nó, nghĩa là, quy định pháp luật được ban hành phải bảo đảm sự thống nhất với các quy định pháp luật khác, với các điều kiện thực thi nó. Neu quy định hay nguồn pháp luật mới ban hành mâu thuẫn, không thống nhất với các quy định hay nguồn pháp luật hiện hành thì hoặc là phải sửa đổi, huỷ bỏ quy định hay nguồn pháp luật mới ban hành hoặc là phải sửa đổi, huỷ bỏ các quy định hay nguồn pháp luật hiện hành để luôn đảm bảo sự vận động, phát triển và sự thống nhất của hệ thống pháp luật. Tránh hiện tuợng các quy định hay nguồn pháp luật của hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất sẽ làm cho tính khả thi thấp, khó đi vào cuộc sống.

    + Trong hoạt động xây dựng pháp luật thì nguồn pháp luật có hiệu lực pháp lí thấp không được ban hành trái với nguồn pháp luật có hiệu lực pháp lí cao hơn và tất cả chúng phải phù hợp với hiến pháp - luật cơ bản có hiệu lực pháp lí cao nhất.

    + Việc ban hành quy định hay nguồn pháp luật phải chú ý đến khả năng thi hành nó trên thực tế, nghĩa là, nó phải phù hợp với các thiết chế và cơ chế thực thi pháp luật hiện hành. Nếu quy định hay nguồn pháp luật đó được ban hành không phù hợp với các thiết chế và cơ chế thực thi pháp luật hiện hành thì hoặc là nó phải được sửa đổi, huỷ bỏ hoặc là phải đổi mới, tổ chức lại các thiết chế và cơ chế thực thi pháp luật hiện hành. Tránh hiện tượng các chủ thể ban hành pháp luật không chú ý đến khả năng tổ chức thực hiện các quy định pháp luật mà mình đã ban hành.

    - Đổi với hoạt động thực hiện pháp luật

    + Xuất phát từ tính chất hệ thống của pháp luật đòi hỏi tất cả các quy định pháp luật hiện hành đều phải được thực hiện nghiêm minh, các hiện tượng pháp luật đều phải tối ưu. Việc thực hiện hay không thực hiện một quy định pháp luật nào đó luôn có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc thực hiện các quy định pháp luật khác, nghĩa là, việc thực hiện quy định pháp luật này sẽ là tiền đề, điều kiện để thực hiện các quy định pháp luật khác. Việc thực hiện quy định pháp luật này chỉ có thể được tiến hành khi đã thực hiện các quy định pháp luật khác, nói cách khác, không thể chỉ thực hiện quy định pháp luật này mà không thực hiện quy định pháp luật khác và ngược lại. Nhiều trường họp một quy định hay một văn bản quy phạm pháp luật không được thực hiện hoặc được thực hiện không nghiêm minh đã làm cho các quy định hay văn bản pháp luật khác không thể thực hiện được. Điều này cho thấy không thể coi thường việc thực hiện bất kì một quy định pháp luật nào xuất phát từ tính hệ thống của pháp luật.

    + Khi tiến hành thực hiện, áp dụng pháp luật phải ưu tiên các quy định của hiến pháp, của các nguồn pháp luật có hiệu lực pháp luật cao hơn...

    - Đối với việc tổ chức các thiết chế bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh

    Để hệ thống pháp luật phát huy được vai trò, tác dụng trong đời sống xã hội thì cần phải có các thiết chế được tổ chức và hoạt động có hiệu quả nhằm tổ chức và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh. Với mỗi hệ thống pháp luật các thiết chế bảo đảm việc thực hiện pháp luật phải được tổ chức khác nhau, có cơ chế hoạt động khác nhau. Chẳng hạn, việc tổ chức và hoạt động của hệ thống toà án ở các nước thuộc hệ thống pháp luật coi án lệ là nguồn pháp luật chủ yếu, khác rất nhiều so với việc tổ chức và hoạt động của toà án thuộc hệ thống pháp luật coi văn bản quy phạm pháp luật là nguồn pháp luật chủ yếu.

    - Đối với hoạt động đào tạo luật và nghề luật

    Hệ thống pháp luật có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động đào tạo nguồn nhân lực pháp luật và nghề luật, ở hầu hết các quốc gia các khoa học pháp lí, nhất là khoa học pháp lí chuyên ngành thường hình thành trên cơ sở việc phân định các ngành luật, chế định pháp luật. Với mỗi ngành luật, chế định pháp luật độc lập thường có một khoa học pháp lí chuyên ngành tương ứng. Có thể nói hệ thống pháp luật là đối tượng nghiên cứu của hệ thống khoa học pháp lí.

    Với mỗi hệ thống pháp luật cần một phương pháp đào tạo luật và nghề luật khác nhau. Việc đào tạo nguồn nhân lực pháp luật phải căn cứ vào những đặc điểm của hệ thống pháp luật quốc gia, cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật hiện hành. Chẳng hạn, trong hệ thống pháp luật coi án lệ là nguồn luật chủ yếu sẽ có phương pháp, cách thức đào tạo nguồn nhân lực pháp luật và những người làm nghề luật khác với hệ thống pháp luật có nguồn luật chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật.

      bởi Thụy Mây 16/09/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF