Em hãy chia sẻ hiểu biết của em về một cơ quan, tổ chức trong bộ máy Nhà nước?
Trả lời (1)
-
Hiểu biết của em về Quốc hội:
- Vị trí của Quốc hội: Là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội:
+ Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật, quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
+ Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
+ Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
+ Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách nhà nước trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước, quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế.
+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
+ Quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
+ Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội;
+ Quyết định đại xá.
+ Quyết định hàm, cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác, quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước.
+ Quyết định vấn đề về chiến tranh-và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia.
+ Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại, phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp kí. Phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điểu ước quốc tế khác đã được kí kết hoặc gia nhập theo để nghị của Chủ tịch nước.
+ Quyết định việc trưng cầu ý dân.
bởi Suong dem 15/09/2022Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Ông H và con trai (16 tuổi) chạy xe ngược dương giao thông thổi phạt. Ông H cho rằng hai cha con ông không sai vì không thấy biển báo. Cảnh sát giao thông thổi phạt hai cha con ông H là đúng hay sai? Cảnh sát giao thông nhân danh ai và căn cứ vào đâu để thổi phạt hai cha con ông H? Việc thổi phạt của Cảnh sát giao thông nhằm mục đích gì? giải hộ tớ ạ!!
05/03/2023 | 0 Trả lời
-
Tìm hiểu và trình bày về 1 hoạt động đảm bảo nguyên tắc tổ chức hoạt động chính quyền nơi em cư trú.
Tìm hiểu và trình bày về 1 hoạt động đảm bảo nguyên tắc tổ chức hoạt động chính quyền nơi em cư trú.
05/04/2023 | 0 Trả lời
-
So sánh đặc điểm của bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị Việt Nam
13/04/2023 | 0 Trả lời
-
Tại sao nói cơ chế thị trường đóng vai trò như bàn tay vô hình điều tiết nền kinh tế? Lấy ví dụ minh họa.
29/10/2023 | 0 Trả lời
-
1. Một trong những cơ chế kinh tế được các quốc gia vận dụng để điều hành nền kinh tế hiện nay đó là:
A. cơ chế tự cung tự cấp
B. cơ chế kế hoạch hóa tập trung
C. cơ chế chỉ huy của chính phủ
D. cơ chế thị trường
2. Trong nền kinh tế hàng hóa, khi các quan hệ kinh tế tự điều chỉnh theo yêu cầu của các quy luật kinh tế cơ bản được gọi là
A. cơ chế quan liêu
B. cơ chế phân phối
C. cơ chế thị trường
D. cơ chế bao cấp
30/10/2023 | 0 Trả lời
-
Nêu ví dụ về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
05/11/2023 | 0 Trả lời
-
Câu 1: Hệ thống chính trị của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
A. Phổ thông, đầu phiếu.
B. Đảm bảo tính pháp quyền.
C. Bình đẳng và tập trung.
D. Tự do, tự nguyện.
Câu 2: Cơ quan nào ở Việt Nam thực hiện quyền tư pháp?
A. Tòa án nhân dân.
B. Thủ tướng chính phủ.
C. Quốc hội.
D. Ủy ban nhân dân.
Câu 3: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, tổ chức nào thực hiện chức năng quản lý mọi hoạt động của đời sống xã hội?
A. Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
C. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
D. Công đoàn Việt Nam.
Câu 4: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị và giữ vai trò nào?
A. Lãnh đạo của cả hệ thống chính trị.
B. Quản lý nhà nước và xã hội.
C. Thực hiện chức năng tư pháp.
D. Thực hiện chức năng hành pháp.
Câu 5: Đâu không phải là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam?
A. Quản lý xã hội bằng vận động tuyên truyền.
B. Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội.
C. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
D. Thống nhất và kiểm soát quyền lực.
Câu 6: Theo quy định pháp luật, căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ai có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam?
14/03/2024 | 1 Trả lời