YOMEDIA
NONE

Viết đoạn văn ca ngợi những cánh buồm khoảng 10 câu, có sử dụng biện pháp so sánh trong đoạn.

Ca ngợi những cánh buồm
Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (3)

  • Từ trước đến nay, cánh buồm luôn là một hình ảnh thân thuộc với người dân làng chài. Mỗi khi ra khơi, những cánh buồm giương cao như mang một sức mạnh vượt qua những sóng gió của biển cả rộng lớn. Những cánh buồm ấy mượn sức gió để đẩy thuyền đi. Nó như đang rướn lên gồng mình lên để ra biển thu hoạch những con cá bạc trắng. Cánh buồm hiện ra trước mắt chúng ta với vẻ đẹp không chỉ dịu dàng mà còn kiên cường mạnh mẽ . Đôi lúc, ta thấy nó lao nhanh như đang lướt trên mặt những con sóng của biển cả thân yêu. Trên cái nền màu hồng nhạt của sớm tinh mơ, có một chút gió thổi lên tươi mát, thêm cả màu xanh của biển cả hiện lên một vẻ đẹp mới sinh động và hấp dẫn làm sao. Phải chăng chính hình ảnh cánh buồm mang linh hồn cả một làng chài ấy. Đó là sự tương trưng cho khát vọng chinh phục biển cả, là sự mưu sinh thường ngày của người dân biển. Thật đẹp làm sao!

      bởi Nguyễn Thị Lê 09/06/2020
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  •  

    “Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng

    Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

    Quê hương - Tế Hanh.

    Hai câu thơ trên đã vẽ lên một hình ảnh tuyệt đẹp: cánh buồm trắng no căng gió đưa con thuyền vượt lên phía trước. Tế Hanh đã có một so sánh rất lạ: "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Phép so sánh thường lấy đối tượng trừu tượng so sánh với đối tượng cụ thể để người đọc, người nghe hình dung rõ về đối tượng trừu tượng đó. Trong phép so sánh của Tế Hanh, nhà thơ lại lấy một hình ảnh cụ thể “cánh buồm” để so sánh với một hình ảnh trừu tượng” mảnh hồn làng”. Viết như vậy thật độc đáo! "Mảnh hồn làng” gợi đến truyền thống chăm chỉ, cần cù và bao đức tính quí báu của người dân vùng biển. So sánh “cánh buồm ” với “mảnh hồn làng” khiến hình ảnh cánh buồm trở nên thiêng liêng, xúc động biết bao. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Động từ “rướn “ rất mạnh mẽ và hình ảnh "rướn thân trắng” cũng vô cùng gợi cảm, nó gợi đến sự trong sáng, vẻ thuần khiết của “cánh buồm” và cũng là của “mảnh hồn làng”. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng” để “bao la thấu góp gió” của đại đương và biển cả còn thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên và vũ trụ của con người. Qua hình ảnh cánh buồm tuyệt đẹp, Tế Hanh đã thể hiện tâm hồn khoáng đạt của người dân làng chài “quê hương”

      bởi Nguyễn Khánh Dư 16/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Lên mạng nhìu lắm

      bởi nguyentuong duy 19/07/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF