YOMEDIA
NONE

Em hãy tả lại quang cảnh và hoạt động của một lễ hội đầu năm ở quê hương em?

tập làm văn
Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (8)

  • Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bứng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, ngời thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của n]ời xem laàmnáo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần troa giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.

    Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.

      bởi Kha Hai Lúa 18/03/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Hội Trung thu rước đèn họp bạn hồi năm ngoái thật là vui. Mẹ mua cho em một chiếc đèn lồng hình con bướm. Tối hôm rằm tháng Tám, khi nghe thấy trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đèn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Rước đèn được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về. Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên.

      bởi Trần Phương Uyên 18/03/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hội Trung thu rước đèn họp bạn hồi năm ngoái thật là vui. Mẹ mua cho em một chiếc đèn lồng hình con bướm. Tối hôm rằm tháng Tám, khi nghe thấy trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đèn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Rước đèn được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về. Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên.

      bởi Nguyễn Minh Thư 28/03/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ngoài các trò chơi dân gian như nhảy dây, đô vật hay đánh đu… em còn biết thêm một trò chơi khá vui thường diễn ra trong các lễ hội mùa xuân đó là trò chọi gà. Thường thì gà chọi là những chú gà trống, to cao khỏe mạnh, có hai cặp giò chắc nịch, đầy cơ bắp, với hai cái cựa vừa dài vừa nhọn. Cả người con gà mang một màu đỏ tía, chúng có khá ít lông, những chú gà chiến này được chủ nhân chăm sóc rất kỹ càng để chuẩn bị cho những trận sống mái với gà chiến của đối thủ. Người ta chọn một khu đất trống, sạch sẽ làm sân chọi, người chơi mang gà của mình đến, rồi bốc thăm quyết định lượt thi và đối thủ. Người đến xem đông đúc, quây thành một vòng tròn nhỏ như lớp rào chắn cho sân thi đấu. Bắt đầu trận chọi gà hai bên đem gà chọi của mình ra giữa sân và thả chúng ra. Những người xem ra sức cổ vũ, hò hét cho hai “vận động viên”. Không phụ lòng khán giả, hai chú gà bắt đầu lao vào chọi nhau, lúc thì dùng mỏ để mổ đối phương, lúc thì dùng chân đá, đòn nào đòn đấy dứt khoát, mạnh mẽ. Cho đến khi một con gà có dấu hiệu yếu thế, bị bên kia hạ gục thì trọng tài sẽ cho dừng trận đấu và quyết định thắng thua, sau đó cho hai bên mang gà của mình về chăm sóc. Đây là một trò vui khá hấp dẫn và trở thành nét văn hóa đặc sắc trong nhiều lễ hội, tuy nhiên hiện nay cũng có một số tiêu cực từ việc chơi chọi gà, cần phải tích cực khắc phục, tránh làm xấu đi hình ảnh của các lễ hội.

      bởi Thịị Nấm 19/04/2021
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • Mỗi vùng quê, mỗi mảnh đất đều có những phong tục tập quán riêng. Và những ngày hội là điều làm nên nét riêng vốn có ấy. Ở quê em cũng vậy, hằng năm cứ vào dịp tết đến lại có ngày hội tổ chức các trò chơi dân gian để mọi người cùng vui chơi và giải trí.

    Trò chơi dân gian được làng em tổ chức vào dịp mùng 3 Tết hằng năm, khi tiết trời mùa xuân đang ôm lấy cả đất trời. Không khí tươi mới, rạo rực, niềm vui luôn hiển hiện trên nụ cười của mỗi người. Những trò chơi dân gian được tổ chức tại sân kho của làng. Đó là một cái sân bằng đất rất rộng, đủ để mọi người vui chơi nhiều trò. Nào là trò vất cù, trò chơi chuyền, trò ném pháo đất, trò đấu vật. Mỗi trò đều có một nét đặc trưng riêng tạo nên không khí tưng bừng và phấn khởi nhất.

    Đây là lễ hội lớn nhất trong một năm của làng quê em. Có thể nói đây là ngày lưu giữ lại trong lòng người nhiều cảm xúc nhất. Vừa có cái gì đó tươi mới, vừa có cái gì đó gợi lại những điều xưa cũ. Những người đi trước luôn vẫn cảm thấy điều này khi xem các trò chơi dân gian diễn ra.

    Những đứa trẻ chúng em chỉ biết thích thú nhìn người lớn chơi và reo hò ầm ĩ. Dù thắng hay thua thì mọi người vẫn luôn giữ được niềm vui và nụ cười ở trên môi. Bởi rằng ngày Tết, tổ chức lễ hội là để ôn lại truyền thống, để gìn giữ và phát huy hơn nữa nét đẹp truyền thống đối với thế hệ trẻ.

    Trò chơi nào cũng thu hút được người xem, tuy nhiên lớn nhất vẫn là trò chơi đánh đu. Ai đu cao hơn sẽ giành chiến thắng. Nhiều lúc em có cảm tưởng như người ta sắp rơi khỏi dây vì đu lên quá cao. Trò chơi ném pháo đất với tiếng nổ lớn, vang xa cũng khiến nhiều người xem thích thú.

    Người chơi ai cũng nỗ lực chơi hết mình, không mong dành chiến thắng nhưng mang đến cho người xem nhiều tiếng cười cũng như dư âm thú vị sau khi kết thúc. Cứ thế sân kho của làng trở nên đông đúc trong tiết trời se lạnh của những ngày Tết. Ai cũng háo hức, vui mừng khi được đắm chìm trong không khí vui tươi và an lành như thế này.

    Mọi người cùng chúc nhau những lời chúc tốt đẹp sau khi lễ hội kết thúc và trao cho nhau những phong bao lì xì đầy may mắn.

    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Qua cầu Bạch Hạc, thuộc đất Vĩnh Phú, đã thấy ngọn núi Hùng cao lồng lộng in lên trên nền trời. Xung quanh là một dãy núi hùng vĩ, theo truyền thuyết thì đó là đàn voi quy phục về đất Tổ, nhưng có một con quay đuôi lại bị nhát dao chém vào đuôi đến nay còn dấu tích.

     

    Đúng là một ngày hội: các cụ, các bà thì khăn đóng, áo dài, các anh các chị thì mặc những bộ quần áo có nẹp đỏ cổ kính thời xưa theo đoàn rước kiệu về đền chính. Trời tháng ba mát mẻ, vầng dương chiếu xuống cây cối um tùm. Rừng sơn, rừng cọ sum suê, xanh mướt như ngọn núi Nghĩa Lĩnh vẫn ngạo nghễ uy nghi một cách khác thường.

     

    Mỗi đám rước đi theo kiệu sơn son thiếp vàng, là đoàn người với chiêng, trống âm vang cả một vùng. Cổng đền Hùng ở chân núi phía tây. Muốn thăm các đền phải leo rất cao, cả thảy 495 bậc đá ong, uốn lượn theo triền núi. Đền Hùng có mấy bậc cấp. Dưới cùng là đền Giếng có hai giếng nước tương truyền là giếng tắm của công chúa Mị Nương, con gái vua Hùng Vương đời thứ 18.

     

    Lên cao nữa là đến đền Hạ, theo cô thuyết minh, đây là nơi mẹ Âu Cơ sinh trăm người con, chia nhau đi làm chủ các vùng. Người con cả ở lại làm vua Hùng. Lên cao gần 200 bậc nữa thì đến đền Trung. Tương truyền đây là nơi vua Hùng cùng với các Lạc hầu, Lạc tướng bàn việc nước hệ trọng. Đến đền Hùng Vương thứ 6 còn thờ Phù Đổng nữa. Thêm 100 bậc nữa là ngọn núi Hùng nơi thờ trời đất.

     

    Giỗ Tổ vào mùa xuân, tiết trời đẹp nhất trong năm nên không khí lễ hội thật tấp nập. Những người con đất Việt đi thăm đất Tổ để nhớ lại cội nguồn, và dâng lên tổ tiên tấm lòng thành kính của mình bằng nén hương, lễ vật theo tục lệ. Bất cứ ai, dù theo đạo Phật, đạo Gia tô, người Mường hay người Kinh, người Thổ... đều về đây với một tâm niệm về với cội nguồn của dân tộc mình.

     

    Bởi vậy, sau lời phát biểu của Bộ trưởng Văn hóa nói về ý nghĩa cội nguồn dân tộc là các cuộc vui mở ra nhiều hình, nhiều vẻ. Nam nữ thanh niên lấy chày gõ xuống cái máng gỗ nhịp nhàng, rồi múa lân, múa sư tử, nhảy sạp rất vui. Ai ai cũng có nét mặt rạng rỡ, vui vẻ và những câu chuyện thường hay nói đến cái thời ấy “xã tắc vững bền, vua tôi hòa thuận”, còn biết bao nhiêu truyền thuyết thú vị nữa không sao nhớ hết.

     

    Như câu chuyện dưới chân núi làng Thậm Thình có một truyền thuyết viết lại bằng thơ mà em chỉ thuộc được mấy câu:
    Vua Hùng một sớm đi săn
    Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này.
    Dân dâng một quả xôi đầy
    Bánh chưng mấy cặp, bánh giầy mấy đôi.

     

    Buổi tối, pháo hoa rực rỡ in lên nền trời tuy nhiên cuộc vui vẫn chưa kết thúc. Ra về mà lòng em còn nhớ mãi một chuyến đi thú vị. Em đã được về với đất Tổ có từ mấy nghìn năm và tự hào về nguồn cội của mình. Ở đây hầu như là đồi núi nhưng cũng có đồng lúa bát ngát và dòng sông mênh mông... Núi non hùng vĩ, đường đi uốn khúc quanh co, xứng đáng là một thủ đô của thời xa xưa.

    Lễ hội Đền Hùng - Phú Thọ

    Lễ hội Đền Hùng - Phú Thọ

    Lễ hội Đền Hùng - Phú Thọ

     

    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • chịu

    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc ta đã tới cùng với mùa xuân mang sức sống cho muôn loài. Ngày mùng một Tết, mọi vật đều như được nhân lên sức sống và niềm vui. Quang cảnh nơi em ở cũng tưng bừng, nhộn nhịp hoà vào không khí đón Tết của mọi miền.

    Không khí ngày đầu xuân thật dễ chịu. Bầu trời trong xanh, cao vời vợi. Không gian mọi nơi lan toả mùi hương hoa ngào ngạt và những loài hoa thi nhau phô sắc. Cả xóm em cũng tưng bừng trong không khí vui vẻ đó. Từng ngôi nhà với mái ngói đỏ tươi như được cởi bỏ cái áo cũ kỹ của những năm trước mà khoác trên mình chiếc áo đẹp của năm mới. Những cây ăn quả to cao, hay lắc lư cái đầu. Ngày thường rất trầm tư thì hôm nay bỗng trở nên vui vẻ, luôn nở nụ cười giỡn đùa cùng nàng tiên mùa xuân vậy. Những cây hồng nhung trong vườn cũng rộn ràng khoe sắc. Cánh hồng mịn màng, đỏ thắm đầy vẻ kiêu hãnh và như rất biết ơn nàng tiên mùa xuân đã làm cho nó đẹp hơn. Con đường làng được khoác bộ áo mới sạch sẽ, mát mẻ. Ở trên cao ngang hai bên đường có chăng khẩu hiệu: “Chúc mừng năm mới”.

    Trong mỗi gia đình, ai nấy đều tất bật chuẩn bị bữa cơm đầu năm cúng tổ tiên. Thế rồi, mọi người quây quần bên mâm cơm ấm cúng với những lời chúc tốt đẹp. Gia đình em cũng vậy, cả nhà sum họp bên nhau hạnh phúc. Mọi người cười nói vui vẻ chúc nhau một năm mới có nhiều niềm vui, hạnh phúc và mọi điều may mắn. Tiếng cười vang khắp xóm, tràn ngập niềm yêu thương. Rồi mọi người diện những hộ quần áo đẹp nhất để đi chúc Tết. Bác Tiếp là người sang xông đất nhà em. Bác chúc gia đình em năm mới sức khoẻ, làm ăn thuận lợi. Mấy đứa cháu bác dẫn theo ríu rít vui mừng vì được tiền mừng tuổi, chốc chốc chúng lại mang ra đếm. Những người trong xóm đã bắt đầu đi chúc Tết lẫn nhau, mong một năm mới “An khang – Thịnh vượng”.

    Ngày đầu xuân mới đã diễn ra trong xóm em thật ấm cúng và vui vẻ. Em mong rằng mọi người sẽ sống chan hoà với nhau để cuộc sống mỗi ngày thêm tươi đẹp.

    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF