YOMEDIA
NONE

Giải bài 9.13 trang 26 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 9.13 trang 26 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức

Ba nguyên tố X, Y, Z thuộc cùng một chu kì và có tổng số hiệu nguyên tử là 39. Số hiệu của nguyên tử Y bằng trung bình cộng số hiệu của nguyên tử X và Z. Nguyên tử của ba nguyên tố này hầu như không phản ứng với H2O ở điều kiện thường.

a) Hãy xác định vị trí của X, Y, Z trong bảng tuần hoàn. Viết cấu hình electron nguyên tử và tên từng nguyên tố.

b) So sánh độ âm điện, bán kính nguyên tử của X, Y, Z.

c) So sánh tính base của các hydroxide của X, Y, Z.

ADSENSE

Hướng dẫn giải chi tiết bài 9.13

Phương pháp giải:

- Mối liên hệ giữa cấu hình electron và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn

+ Số lớp electron = số chu kì

+ Số electron lớp ngoài cùng = số nhóm (đối với các nguyên tố nhóm A)

+ Ô số thứ tự = điện tích hạt nhân = số proton = số electron

- Xu hướng biến đổi độ âm điện:

+ Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện tăng dần

+ Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện giảm dần

- Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử:

+ Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm dần

+ Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng dần

- Xu hướng biến đổi tính acid - base của oxide và hydroxide:

+ Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, tính acid của chúng tăng dần

+ Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần, tính acid của chúng giảm dần

- Cách thực hiện:

+ Bước 1: Xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn (chu kì nào? Nhóm nào?)

+ Bước 2: Dựa vào xu hướng biến đổi tính acid - base của oxide và hydroxide để xác định đáp án đúng

Trong trường hợp, có nguyên tố không cùng chu kì và không cùng nhóm với một nguyên tố khác, ta so sánh thông qua một nguyên tố trung gian có cùng chu kì với một nguyên tố và cùng nhóm với nguyên tố còn lại.

Lời giải chi tiết:

a) Gọi số hiệu nguyên tử của các nguyên tố X, Y, Z lần lượt là P1, P2, P3.

Trong đó P1 < P2 < P3. Ta có: P1 + P2 + P3 = 39 (I)

Và \({P_2} = \frac{{{P_1} + {P_3}}}{2}\) (III)

Giải hệ (I) và (II), ta được: P2 = 13

Y là nhôm (Al).

Cấu hình electron của Y: 1s22s22p63s22p1.

Ta có P1 < 13 < P3 và X, Y, Z thuộc cùng một chu kì nên P1 ≥ 11

⇒ P1 = 11 hoặc P1 = 12.

Khi P= 11 thì X là Na (sodium) không phù hợp vì Na tác dụng với nước ngay ở điều kiện thường.

Vậy X là Mg (magnesium), có P1 = 12 và cấu hình electron: 1s22s22p63s2.

⇒ P3 = 14 và Z là Si (silicon), có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p2.

b) Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện của các nguyên tố tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần:

- Độ âm điện: Mg < Al < Si.

- Bán kính nguyên tử: Mg > Al > Si

c) Tính base: Mg(OH)2 > Al(OH)3 > H2SiO3.H2O

Mg(OH)2 là một base yếu, Al(OH)3 là hydroxide lưỡng lưỡng tính và H2SiO3.H2O là một acid yếu.

-- Mod Hóa Học 10 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Giải bài 9.13 trang 26 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA

Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF