YOMEDIA
NONE

Hóa học 10 KNTT Bài 1: Thành phần của nguyên tử


Mời các em học sinh cùng theo dõi nội dung bài học Thành phần của nguyên tử môn Hoá học 10 chương trình SGK Kết nối tri thức được tập thể giáo viên HOC247 biên soạn và tổng hợp bên dưới đây sẽ giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi sau: Nguyên tử gồm các loại hạt cơ bản nào? Các nhà khoa học đã phát hiện ra các loại hạt cơ bản đó như thế nào?

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử

- Năm 1897, J, J, Thomson (Tôm-xơn, người Anh) thực hiện thí nghiệm phóng điện qua không khí loăng đã phát hiện ra chùm tia phát ra từ cực ấm và bị hút lệch về phía cực dương của điện trường, chứng tỏ chúng mang điện tích âm (xem hình 1.1). Đó chính là chùm các hạt electron. Electron là một thành phần của nguyên tử.

Hình 1.1. Thí nghiệm phát hiện hạt electron

- Năm 1911E Rutherford (Ro-do-pho, người Niu Di-lân) thực hiện thí nghiệm bắn phá lá vàng rất mỏng bằng chùm hạt \(\alpha *\)) (alpha) (Hình 1.2). Ông sử dụng màn huỳnh quang bao quanh lá vàng để quan sát vị trí va chạm của hạt \(\alpha \). Kết quả thí nghiệm cho thấy hầu hết các hạt a đều xuyên thẳng qua lá vàng, chứng tỏ nguyên tử có cấu tạo rỗng, ở tâm chứa một hạt nhân mang điện tích dương và có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử.

Hình 1.2. Thí nghiệm phát hiện hạt nhân nguyên tử

- Năm 1918, E. Rutherford và các cộng sự khi dùng hạt g bắn phá nitrogen đã phát hiện ra hạt proton.

- Năm 1918, E. Rutherford và các cộng sự khi dùng hạt a bắn phá nitrogen đã phát hiện ra hạt proton. Năm 1932, J. Chadwick (Chat-uých, người Anh), công sự của Rutherford, đã phát hiện ra hạt neutron khi bắn phá beryllium bằng các hạt c.

- Proton, neutron và electron là các hạt cấu tạo nên nguyên tử.

* Thành phần cấu tạo của nguyên tử gồm:

- Hạt nhân (nucleus): ở tâm của nguyên tử, chứa các proton mang điện tích dương và các neutron không mang điện.

- Vỏ nguyên tử chứa các electron mang điện tích âm, chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân

Bảng 1.1. Khối lượng, điện tích của các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử

- Trong nguyên tử, số proton bằng số electron nên nguyên tử trung hoà điện.

- Khối lượng của electron rất nhỏ, không đáng kể so với khối lượng của proton hay neutron nên khối lượng của nguyên tử tập trung hầu hết ở hạt nhân.

- Nguyên tử vô cùng nhỏ nhưng được tạo thành từ các hạt nhỏ hơn, gồm hạt nhân (chứa proton mang điện tích dương và neutron không mang điện) và vỏ nguyên tử (chứa các electron mang điện tích âm). Nguyên từ trung hoà về điện vì có số proton bằng số electron.

1.2. Kích thước và khối lượng của nguyên tử

a. Kích thước

- Kích thước của nguyên tử là khoảng không gian tạo bởi sự chuyển động của các electron. Các nguyên tử khác nhau có số electron khác nhau nên có kích thước nhau. Nếu coi nguyên tử như một khối cầu thì đường kính của nó chỉ khoảng 10-10 m.

- Kích thước nguyên tử rất nhỏ nên thường được biểu diễn bằng đơn vị picomet (pm) hay Angstrom (\(\mathop A\limits^0 \)). 1 pm = 10-12 m, 1\(\mathop A\limits^0 \)= 10-10 m. Nguyên tử hydrogen có cũng chứa số nguyên bán kính khoảng 53 pm,

- Hạt nhân nguyên tử có đường kính khoảng 10-2 pm, kích dung được. Ví dụ: trong thước nhỏ hơn nhiều so với kích thước nguyên tử.

b. Khối lượng

- Khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượng các hạt proton, neutron và electron có trong nguyên tử. Khối lượng nguyên tử rất nhỏ nên một lượng chất rất nhỏ cũng chứa tới hàng tỉ tỉ nguyên tử. Ví dụ: Trong 2g carbon chứa khoảng 1023 nguyên tử carbon.

- Có thể biểu thị khối lượng nguyên tử theo đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu amu.

Ví dụ: Một nguyên tử oxygen có khối lượng là 2,656.10-26 kg.

1 amu = 1,661.10-27 kg nên khối lượng một nguyên tử oxygen là 15,990 amu.

- Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân (do khối lượng của electron rất nhỏ so với khối lượng của proton và neutron)

1.3. Điện tích hạt nhân và số khối

- Số proton trong hạt nhân nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân, kí hiệu là Z.

Ví dụ: Hạt nhân nguyên tử Na có 11 proton nên số đơn vị điện tích hạt nhân là Z= 11.

- Tổng số proton và neutron trong hạt nhân của một nguyên tử được gọi là số khối (hay số nucleon), kí hiệu là A.

A = Z + số neutron

Ví dụ: Hạt nhân nguyên tử Na có số proton là 11 và số neutron là 12 nên số khối của hạt nhân nguyên tử Na là:

A = 11 + 12 = 23

- Hạt nhân nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ so với nguyên tử.

Bài tập minh họa

Bài 1: Nguyên tử gồm các loại hạt cơ bản nào? Các nhà khoa học đã phát hiện ra các loại hạt cơ bản đó như thế nào?

Hướng dẫn giải

- Nguyên tử gồm 3 loại hạt cơ bản: electron, proton, neutron

- Sự phát hiện ra các loại hạt cơ bản:

+ Electron: thí nghiệm phóng điện qua không khí loãng đã phát hiện ra chùm tia phát ra từ cực âm và bị hút lệch về phía cực dương của điện trường → Chúng mang điện tích âm 

+ Proton: dùng hạt alpha bắn phá nitrogen đã phát hiện ra hạt proton

+ Neutron: dùng hạt alpha bắn phá beryllium

Bài 2: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử X là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35% tổng số hạt. Số hạt mỗi loại trong nguyên tử X là bao nhiêu ?

Hướng dẫn giải

- Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử X là 28

→ p + n + e = 28 → 2p + e = 28 (1)

- Số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35% tổng số hạt

→ n = 35% * (p + n + e) (2)

Thay (1) vào (2) → n = 35% * 28 = 10 (hạt)

→ p = e = (28 – 10) : 2 = 9

Vậy trong nguyên tử X, số p = số e = 9; số n = 10.

Bài 3: Nguyên tử Al có bán kính 1,43và có nguyên tử khối là 27u. Khối lượng riêng của Al bằng bao nhiêu, biết rằng trong tinh thể nhôm các nguyên tử chỉ chiếm 74% thể tích, còn lại là các khe trống?

Hướng dẫn giải

rnguyên tử Al =\(1,43{\mkern 1mu} .{\mkern 1mu} {10^{ - 8}}\)

Vnguyên tử Al \(=\ \frac{4}{3}\,.3,14\,.\,{{(1,{{43.10}^{-8}})}^{3}}\)= 12,243.10-24 cm3

 M nguyên tử Al \(=\,27\,.\,1,{{66.10}^{-24}}\,\,gam\)

nguyên tử Al   \(=\frac{M}{V}\)\(=\,\frac{27\,.\,1,{{66.10}^{-24}}}{12,{{243.10}^{-24}}}=3,66\,\,g/c{{m}^{3}}\)

Thực tế Vnguyên tử chiếm 74% thể tích tinh thể. Vậy d thực tế của Al là :

\(\text{d = 3,66}\,.\,\frac{\text{74}}{\text{100}}\text{ = 2,7}\,\,\text{g/c}{{\text{m}}^{\text{3}}}\).

Luyện tập Bài 1 Hóa 10 KNTT

Sau bài học này, học sinh sẽ:

- Trình bày được thành phần của nguyên tử (nguyên tử vô cùng nhỏ; nguyên tử gồm 2 phần: hạt nhân và lớp vỏ nguyên tử; hạt nhân tạo nên bởi các hạt proton (p), neutron (n); lớp vỏ tạo nên bởi các electron (e); điện tích, khối lượng mỗi loại hạt).

- So sánh được khối lượng của electron với proton và neutron, kích thước của hạt nhân với kích thước nguyên tử.

3.1. Trắc nghiệm Bài 1 Hóa 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 10 KNTT Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 1 Hóa 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 10 KNTT Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải câu hỏi 1 trang 14 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 2 trang 14 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 3 trang 14 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 4 trang 15 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 5 trang 15 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 6 trang 16 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 7 trang 16 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1.1 trang 4 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1.2 trang 4 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1.3 trang 4 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1.4 trang 4 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1.5 trang 5 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1.6 trang 5 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1.7 trang 5 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1.8 trang 5 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1.9 trang 5 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1.10 trang 5 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1.11 trang 5 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1.12 trang 5 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1.13 trang 5 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 1 Hóa học 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Hóa học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON