Hướng dẫn giải bài tập SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 9 Tín dụng và vai trò của tín dụng giúp các em dễ dàng nắm được bài hơn và sẽ có phương pháp học tập hiểu quả hơn.
-
Luyện tập 1 trang 54 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo
Em đồng tình hay không đồng tình với các nhận định dưới đây? Vì sao?
a. Tín dụng là quan hệ mua bán quyền sử dụng vốn với giá cả là lãi suất.
b. Không có sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng. Tín dụng thực chất là tiền mặt chúng ta vay mượn từ ngân hàng để chi tiêu.
c. Tín dụng là quan hệ vay mượn tiền bạc trên quy tắc hoàn trả vô thời hạn.
d. Tín dụng là quan hệ vay vốn trên cơ sở tín nhiệm giữa bên cho vay và bên đi vay.
đ. Có sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng. Sự chênh lệch đó gồm tiền lãi, tiền vốn và chi phí phát sinh do quá hạn hoàn trả.
e. Tín dụng là sự trao đổi các tài sản hiện có để nhận các tài sản cùng loại.
-
Luyện tập 2 trang 54 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo
Em hãy đọc các trường hợp sau và xác định đặc điểm, vai trò của tín dụng.
Trường hợp 1.
Anh H vay tiền của chị K để mua xe máy và cam kết trả trong 6 tháng. Tuy nhiên, việc kinh doanh của anh H gặp sự cố nên không thể trả nợ đúng thời hạn. Anh quyết định dọn về quê sinh sống nhằm trốn nợ chị K.
Trường hợp 2.
Ngân hàng A huy động hơn 2 000 tỉ đồng để phân bổ nguồn vốn tập trung vào các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng chủ đạo của Việt Nam như: gạo, cà phê, dệt may,... Điều này đã giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng nền kinh tế. Bên cạnh đó, còn tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội cho nhiều người dân.
-
Luyện tập 3 trang 54 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo
Em hãy đọc các tình huống sau và thực hiện yêu cầu.
Tình huống 1.
Anh K muốn vay gói tín dụng hỗ trợ học sinh, sinh viên đến trường của Ngân hàng Chính sách xã hội. K thắc mắc và hỏi cô giáo chủ nhiệm. Cô tư vấn rằng:
- Khi em vay tín dụng hỗ trợ học sinh đến trường, mức cho vay tối đa là 2,5 triệu đồng/tháng/học sinh. Lãi suất cho vay ưu đãi là 0,65 %/tháng. Thời hạn vay cam kết với ngân hàng là 24 tháng.
Anh K hỏi:
- Cô ơi, vậy em có thể trả nợ khoản vay sớm hơn được không ạ?
Tình huống 2.
Vì muốn mua chiếc điện thoại thông minh đời mới, D được chị K, một người quen trong xóm tư vấn:
- Chị biết có cách vay tiền này thủ tục rất đơn giản. Em chỉ cần chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân. Lãi suất vay là 15%/tháng.
D khá đắn đo và hỏi:
- Cách đấy có an toàn không ạ? Em sợ phải vay nóng và trả nợ với số tiền lãi cao låm a!
Chị K vui vẻ đáp:
- Bạn của chị cho vay rất an toàn và chuyên nghiệp. Nếu em sợ, bạn chị sẽ hỗ trợ em làm giấy vay tiền.
D trả lời:
– Ôi tuyệt quá chị à! Chị hướng dẫn em nhé!
Khi vay tín dụng, D cam kết sẽ trả trong 1 năm với số tiền vay mượn là 1 triệu đồng. Lúc đó, D không hề hay biết, mình đã bị sập bẫy tín dụng đen.
Câu hỏi:
- Tìm sự chênh lệch giữa việc sử dụng tiền mặt và mua tín dụng trong 2 trường.
- Tính tổng số tiền phải hoàn trả (bao gồm tiền nợ gốc và tiền lãi) của K và D.
- Em hãy giúp K và D xử lí tình huống.
-
Vận dụng 1 trang 55 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo
Em hãy thiết kế cẩm nang giới thiệu về khái niệm, đặc điểm, vai trò của tín dụng.
-
Vận dụng 2 trang 55 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo
Em hãy viết bài thuyết trình về ý nghĩa của chính sách hỗ trợ tín dụng học sinh, sinh viên.
-
Giải bài tập Củng cố 1 trang 53 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Tín dụng là...
a. niềm tin cho vay tiền giữa người vay và người cho vay.
b. mối quan hệ sử dụng vốn giữa người vay và người cho vay.
c. mối quan hệ sử dụng vốn giữa người cho vay và người đi vay trên nguyên tắc hoàn trả.
d. mối quan hệ sử dụng vốn giữa người vay và người đi vay trên nguyên tắc hoàn trả.
-
Giải bài tập Củng cố 2 trang 53 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Đâu là vai trò của người cho vay trong mối quan hệ tín dụng?
a. Người cho vay cho vay tiền mặt.
b. Người cho vay chuyển giao quyền sử dụng tiền cho người đi vay.
c. Người cho vay chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho người đi vay.
d. Người cho vay chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định.
-
Giải bài tập Củng cố 3 trang 53 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Người đi vay có nghĩa vụ gì trong mối quan hệ tín dụng?
a. Người đi vay phải trả toàn bộ số tiền trong thời hạn cam kết trả nợ.
b. Người đi vay không cần trả nợ đúng hạn, chỉ cần đảm bảo trả đủ số tiền đã vay.
c. Người đi vay có thể trả bằng giá trị hàng hoá tương đương với khoản vay khi đến hạn trả nợ.
d. Người đi vay phải trả số tiền đã vay khi đến hạn trả nợ có hoặc không kèm một khoản lãi.
-
Giải bài tập Củng cố 4 trang 54 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Câu nào không đúng khi nói về đặc điểm của tín dụng?
a. Tín dụng dựa trên sự chuyển giao toàn bộ tài sản cho bên vay tín dụng.
b. Tín dụng dựa trên nguyên tắc không chỉ hoàn trả lãi, mà còn trả cả vốn.
c. Tín dụng dựa trên cơ sở lòng tin giữa người đi vay và người cho vay.
d. Tín dụng dựa trên sự chuyển nhượng tài sản không thời hạn hoặc có tính hoàn trả.
-
Giải bài tập Củng cố 5 trang 54 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Tín dụng có vai trò gì?
a. Tín dụng là công cụ thúc đẩy sự lưu thông của hàng hoá và tiền tệ.
b. Tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
c. Tín dụng là công cụ giúp thúc đẩy kinh doanh, đầu tư sinh lời.
d. Tín dụng làm gia tăng mối quan hệ chủ nợ – con nợ trong xã hội.
-
Giải bài tập Củng cố 6 trang 54 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng được hiểu là...
a. số tiền phải trả cho việc sử dụng tín dụng, bao gồm số tiền vay và lãi suất cho vay.
b. khoản chi phí phản ánh sự chênh lệch giữa số tiền vay và số tiền lãi.
c. chi phi mua tín dụng.
d. chi phi sử dụng tiền mặt.
-
Giải bài tập Củng cố 7 trang 54 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Có thể nhận biết sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng bằng cách nào?
a. Tính lãi suất cho vay
b. Tính lãi suất cho vay và khoản vay
c. Mua tín dụng bao nhiêu, trả bằng số tiền mặt tương ứng
d. Không có sự chênh lệch đáng kể giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng
-
Giải bài tập Củng cố 8 trang 54 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Những tổ chức nào sau đây được phép cấp tín dụng?
a. Các ngân hàng thương mại
b. Kho bạc
c. Chi cục thuế
d. Tiệm cầm đồ
-
Giải bài tập Củng cố 9 trang 55 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Mức lãi suất nào sau đây là phù hợp khi cá nhân sử dụng tín dụng tại các ngân hàng thương mại?
a. 0,67%/tháng
b. 0,62 %/tháng
c. 1,65%/tháng
d. 1,69%/tháng
-
Giải bài tập Củng cố 10 trang 55 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Đặc điểm nào của tín dụng được mô tả trong trường hợp sau:
Anh B vay tín dụng 3 tỉ từ Ngân hàng C để mở xưởng sản xuất kinh doanh. Anh cam kết với ngân hàng trả nợ đúng hạn trong thời gian là 5 năm. Đúng 5 năm sau, dù việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn nhưng anh B vẫn trả nợ đúng hạn và được ngân hàng ưu đãi thêm nhiều dịch vụ tín dụng mới giúp anh có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình.
a. Tính thời hạn
b. Tính rủi ro
c. Tính tín nhiệm
d. Tính may rủi
-
Giải bài tập Luyện tập 1 trang 55 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Em đồng tình với quan điểm nào sao đây? Vì sao?
a. Chị T cho rằng tín dụng không phải là công cụ thúc đẩy sự phát triển kinh tế vì đây là mối quan hệ đi vay - cho vay.
b. Anh Q nhận định tín dụng thực chất là mối quan hệ vay mượn tài sản không cần hoàn trả lãi mà chỉ cần trao đổi uy tín cá nhân là được.
c. Bà P chia sẻ rằng việc sử dụng tín dụng có rủi ro rất cao vì bên đi vay có thể trốn nợ bất cứ lúc nào và bên cho vay không thể kiểm soát được.
d. Ông D cho rằng không có sự chênh lệch giữa việc sử dụng tiền mặt và mua tín dụng vì tất cả chi phí phải trả đã được bao gồm trong sản phẩm được mua.
-
Giải bài tập Luyện tập 2 trang 56 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Tính sự chênh lệch giữa việc sử dụng tiền mặt và mua tín dụng trong các tình huống sau:
Tình huống 1.
Ông K vay thế chấp ngân hàng số tiền 1 tỉ đồng để mở cửa hàng kinh doanh với mức lãi suất 8,9 %/năm. Ông K cam kết trả trong 1 năm. Đến hạn trả lãi, ông K phải trả số tiền bao nhiêu?
Tình huống 2.
Doanh nghiệp X được ngân hàng cho vay gói 500 triệu trong 6 tháng với lãi suất 12%/năm. Đến hạn thanh toán tín dụng, doanh nghiệp X phải trả khoản vay là bao nhiêu tiền cho ngân hàng?
Tình huống 3.
Anh M vay trả góp ngân hàng với số tiền là 50 triệu đồng và lãi suất 1,05 %/ tháng. Trong vòng 2 năm thì mỗi tháng anh M phải trả số tiền là bao nhiêu?
Tình huống 4.
Bà C mua được căn nhà với giá 2 tỉ đồng. Tuy nhiên, số tiền quá lớn buộc bà phải trả góp ngân hàng với lãi suất hằng tháng là 0,5%, Hằng tháng, bà trả 30 triệu đồng (bắt đầu từ khi mua nhà). Hỏi sau 36 tháng thì số tiền bà còn nợ là bao nhiêu?
-
Giải bài tập Luyện tập 3 trang 57 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Kết nối nội dung ở cột A với trường hợp ở cột B sao cho phù hợp.
-
Giải bài tập Luyện tập 4 trang 58 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.
Ngân hàng X cung cấp cho một khách hàng mua trả góp một chiếc xe gắn máy với giá trị giá 80 triệu đồng. Theo hợp đồng, khách hàng sẽ trả nợ cả gốc và lãi hằng tháng với lãi suất 1,2%/ tháng trong vòng 1 năm.
Xác định chi phí phải trả cho việc sử dụng dịch vụ vay trả góp trong tình huống trên.
-
Giải bài tập Vận dụng trang 58 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Em hãy tìm hiểu về mức lãi suất cho vay tín dụng mua nhà đất hoặc căn hộ của một ngân hàng. Từ đó, em hãy tính số tiền phải trả nợ ngân hàng mỗi tháng khi em có 30% số tiền của căn hộ 2 tỉ và chọn gói trả góp 10 năm (ngân hàng cho vay 70% giá trị căn hộ), với mức lãi suất cố định 12%/năm.