Hướng dẫn giải bài tập SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 9 Dịch vụ tín dụng giúp các em dễ dàng nắm được bài hơn và sẽ có phương pháp học tập hiểu quả hơn.
-
Luyện tập 1 trang 59 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức
Em hãy nhận xét việc thực hiện các dịch vụ tín dụng của các tổ chức tín dụng trong những trường hợp dưới đây:
a. Khi quyết định cho vay để mua trả góp, ngân hàng coi giấy tờ công nhận quyền sở hữu sản phẩm mua trả góp của người vay là vật thế chấp.
b. Việc học sinh, sinh viên vay vốn theo chương trình hỗ trợ học sinh, sinh viên khó khăn phải được thực hiện thông qua đại diện gia đình các em.
c. Khi xem xét việc cho vay vốn để thành lập doanh nghiệp nhỏ, công ty tài chính quan tâm đến só vốn đóng góp của chủ doanh nghiệp.
d. Việc đánh giá điểm tín nhiệm tín dụng của người sử dụng tín dụng chỉ được thực hiện ở một số ngân hàng lớn.
-
Luyện tập 2 trang 60 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức
Phân biệt các dịch vụ tín dụng:
a. Em hãy phân biệt các hình thức cho vay tín chấp, cho vay thế chấp, cho vay trả góp và cho biết khi nào nên vay tín chấp, khi nào nên vay thế chấp.
b. Em hãy nêu điểm khác biệt giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng của công ty tài chính.
-
Luyện tập 3 trang 60 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức
Em hãy tìm hiểu việc sử dụng dịch vụ tín dụng trong đời sống qua các trường hợp sau:
a. Trên đường đến trường. Nam nhận thấy biển thông báo mức lãi suất tiền gửi ở các ngân hàng không giống nhau. Nam thắc mắc: “Ai gửi tiền chẳng muốn thu được tiền lãi cao nhưng tại sao những ngân hàng có lãi suất tiền gửi thấp hơn vẫn có nhiều người mang tiền đến gửi?". Em hãy giải đáp điều thắc mắc của bạn Nam.
b. Khi thoả thuận với ngân hàng vay trả góp để mua nhà, vợ chồng chị Y muốn kéo dài thời gian trả góp để không có sức ép phải lo khoản tiền lớn để trả nợ hằng tháng.
c. Mặc dù có đủ tiền để mua nhà nhưng vợ chồng chị Y vẫn chọn hình thức mua trả góp với mục đích dành ra một khoản tiền để kinh doanh.
-
Vận dụng 1 trang 60 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức
Em hãy cùng các bạn tham gia trải nghiệm tìm hiểu thủ tục mua trả góp một mặt hàng nào đó và cho biết các thủ tục cần có để thực hiện mua trả góp mặt hàng đó.
-
Vận dụng 2 trang 60 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức
Em hãy tìm hiểu, viết bài giới thiệu ý nghĩa của một loại công trái hoặc trái phiếu chính phủ mà em biết trong đời sống xã hội.
-
Giải bài tập 1 trang 29 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn
Câu a) Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của tín dụng ngân hàng?
A. Có tính rủi ro.
B. Có tính thời hạn.
C. Phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi vô điều kiện.
D. Cấp vốn cho bất kì ai có nhu cầu.
Câu b) Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của tín dụng thương mại?
A. Đối tượng cho vay là hàng hoá.
B. Chủ thể đi vay là doanh nghiệp.
C. Thanh toán khoản vay cũng bằng hàng hoá.
D. Chủ thể cho vay là doanh nghiệp.
Câu c) Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của tín dụng tiêu dùng?
A. Người vay là cá nhân, hộ gia đình.
B. Bao gồm cả tiêu dùng của doanh nghiệp.
C. Mục đích vay để tiêu dùng.
D. Số tiền được vay thường không lớn.
Câu d) Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của tín dụng nhà nước?
A. Chủ thể cung ứng vấn đề cấp tín dụng là Nhà nước.
B. Cho vay với lãi suất ưu đãi.
C. Người được cấp vốn tín dụng nhà nước không phải hoàn trả.
D. Theo kế hoạch, chủ trương của Nhà nước để thực hiện mục tiêu, định hướng của Nhà nước.
-
Giải bài tập 2 trang 30 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Dịch vụ tín dụng ít cần đến thủ tục giấy tờ là dịch vụ tiện lợi nhất.
b. Dịch vụ cho vay trả góp thực chất là dịch vụ cho vay thế chấp.
c. Mua trái phiếu chính phủ là kênh đầu tư an toàn.
-
Giải bài tập 3 trang 30 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Em hãy nhận xét việc thực hiện các dịch vụ tín dụng của các tổ chức tín dụng trong những trường hợp dưới đây:
a. Khi quyết định cho vay để mua trả góp, ngân hàng C coi giấy tờ công nhận quyền sở hữu sản phẩm mua trả góp của người vay là vật thế chấp.
b. Việc học sinh, sinh viên vay vốn theo chương trình hỗ trợ học sinh, sinh viên khó khăn phải được thực hiện thông qua đại diện gia đình các em.
c. Khi xem xét việc cho vay vốn để thành lập doanh nghiệp nhỏ, công ty tài chính quan tâm đến số vốn đóng góp của chủ doanh nghiệp.
d. Việc đánh giá điểm tín nhiệm tín dụng của người sử dụng tín dụng chỉ được thực hiện ở một số ngân hàng lớn.
-
Giải bài tập 4 trang 31 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Em hãy tư vấn cho các nhân vật trong những tình huống dưới đây:
- Tình huống a. Thấy chị D là nhân viên của một doanh nghiệp nhà nước, được ngân hàng cho vay tín chấp 80 triệu đồng để sửa nhà, bác Y hàng xóm làm nội trợ ở nhà cũng muốn được vay tín chấp như vậy để mua xe máy cho con.
- Tình huống b. Cô N vay trả góp một khoản tiền lớn trong thời gian 10 năm để mua nhà. Sau 5 năm, Cô kiếm được tiền đủ để trả hết nợ vay của ngân hàng nhưng thời hạn trả góp còn 5 năm nữa. Cô băn khoăn chưa biết nên quyết định thế nào.
- Tình huống c. Doanh nghiệp tư nhân của ông A chuyên sử dụng tín dụng thương mại của doanh nghiệp X, tuy nhiên hiện tại có một số nguyên liệu ông A cần nhưng doanh nghiệp X không có. Ông A băn khoăn nên mua trực tiếp tất cả các nguyên liệu bằng tiền mặt ở một cơ sở khác cho tiện hay vẫn tiếp tục sử dụng tín dụng thương mại của doanh nghiệp X.
- Tình huống d. Cô D có 100 triệu đồng đang định đến gửi tiết kiệm ở một ngân hàng thương mại. Có người khuyên nên đầu tư mua trái phiếu chính phủ khiến cô bắn khoăn không biết nên quyết định thế nào.
-
Giải bài tập 5 trang 31 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Em hãy tìm hiểu và giới thiệu Chương trình tín dụng của Nhà nước cho học sinh, sinh viên vay vốn hỗ trợ học tập.