Hướng dẫn giải bài tập SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 3 Thị trường và chức năng của thị trường giúp các em dễ dàng nắm được bài hơn và sẽ có phương pháp học tập hiểu quả hơn.
-
Luyện tập 1 trang 21 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo
Em hãy phân biệt thị trường hàng hóa và thị trường dịch vụ. Cho ví dụ.
-
Luyện tập 2 trang 21 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo
Hãy thảo luận cùng các bạn và cho biết em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào dưới đây. Giải thích vì sao.
a. Các nhân tố cơ bản của thị trường bao gồm người sản xuất, người tiêu dùng và tiền tệ.
b. Các giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ có thể diễn ra mà không cần gắn với một không gian, thời gian cụ thể nào.
c. Thị trường có các quan hệ như hàng hoá – tiền tệ, mua – bán, cung – cầu.
d. Thị trường là nơi người sản xuất và người tiêu dùng gặp nhau trực tiếp để trao đổi hàng hoá, dịch vụ gắn với không gian, thời gian cụ thể.
-
Luyện tập 3 trang 21 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo
Em hãy đọc các trường hợp sau và trình bày ý kiến theo gợi ý.
Trường hợp 1.
Gạo thơm A là mặt hàng đã thành thương hiệu nổi tiếng của địa phương. Vừa rồi, do ảnh hưởng bởi thời tiết nên sản lượng giảm mạnh dẫn đến giá bán tăng cao. Anh B đã trộn vào một số loại gạo khác không rõ nguồn gốc, rồi đưa về các thành phố lớn tiêu thụ kiếm lời trong khi vẫn sử dụng thương hiệu Gạo thơm A để quảng bá sản phẩm.
- Em có nhận xét gì về việc làm của anh B?
- Theo em, việc làm ấy ảnh hưởng thế nào đến thương hiệu Gạo thơm A trên thị trường?
Trường hợp 2.
Người dân ở địa phương H chuyên canh cà phê. Gần đây, giá thu mua cà phê xuống thấp khiến cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn. Nhận thấy giá maccadamia đang rất cao, nhiều hộ gia đình đã chặt cà phê và chuyển sang trồng cây maccadamia.
- Em có nhận xét gì về việc làm của người dân ở địa phương H?
- Việc làm này ảnh hưởng như thế nào đến thị trường cà phê?
-
Luyện tập 4 trang 22 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo
Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Ông T tâm sự với ông H về việc thu mua dừa ở địa phương:
– Đến đợt thu hoạch rồi mà sao tôi không thấy thương lái vào mua dừa khô ông nhỉ?
Nghe vậy, ông H buồn bã nói: Nhận thấy giá dừa cao nên bà con ở các xã trong huyện đồ xô trồng dừa, sản lượng cung cấp quá nhiều. Thêm nữa, các công ti chế biến dừa khô lại không có nhiều đơn đặt hàng xuất khẩu nên thừa hàng rồi...
Ông T trầm ngâm:
– Thật thế hả ông? Năm ngoái trúng mùa, tôi còn tính mua thêm đất trồng thêm nữa đấy.
Ông H lắc đầu:
– May mà không mua nhé! Chứ không thì không biết sao mà cứu.
Ông T ậm ừ đáp:
– Thật đúng là thị trường...
Câu hỏi:
- Chức năng nào của thị trường được thể hiện trong câu trả lời của ông H?
- Người trồng dừa vận dụng chức năng của thị trường như thế nào để đạt được hiệu quả kinh tế?
-
Vận dụng 1 trang 22 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo
Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về chức năng của thị trường.
-
Vận dụng 2 trang 22 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo
Em hãy tìm hiểu và viết bài nhận xét về một loại thị trường hàng hóa ở địa phương theo gợi ý: giá cả, chất lượng, mẫu mã, địa điểm mua bán,…
-
Giải bài tập Củng cố 1 trang 18 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Hãy đánh dấu √ vào câu trả lời đúng.
Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành, thị trường được chia thành:
□ a. Thị trường trong nước, thị trường ngoài nước.
□ b. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
□ c. Thị trường ô tô, thị trường bảo hiểm, thị trường chứng khoán,...
□ d. Thị trường tư liệu sản xuất, thị trường tư liệu tiêu dùng.
-
Giải bài tập Củng cố 2 trang 18 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Hãy đánh dấu √ vào câu trả lời đúng.
Căn cứ vào tiêu chí đặc điểm nào để phân chia các loại thị trường như thị trường vàng, thị trường bảo hiểm, thị trường bất động sản?
□ a. Đối tượng hàng hoá
□ b. Phạm vi hoạt động
□ c. Vai trò của các đối tượng mua bán
□ d. Tính chất và cơ chế vận hành
-
Giải bài tập Củng cố 3 trang 18 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Hãy đánh dấu √ vào câu trả lời đúng.
Phát biểu nào dưới đây không đúng về thị trường?
□ a. Thị trường là nơi người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi, mua bán.
□ b. Thị trường là nơi người bạn muốn tối đa hoá lợi nhuận, người mua muốn tối đa hoá sự thoả mãn thu được từ sản phẩm họ mua.
□ c. Thị trường là nơi người này tiếp xúc với người kia để trao đổi một thứ gì đó khan hiếm, cùng xác định giá và số lượng trao đổi.
□ d. Thị trường là nơi những người mua tiếp xúc với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá.
-
Giải bài tập Củng cố 4 trang 19 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Hãy đánh dấu √ vào câu trả lời đúng.
Khi người bán đem hàng hoá ra thị trường, hàng hoá nào thích hợp với nhu cầu của xã hội thì bán được, điều đó thể hiện chức năng nào của thị trường?
□ a. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng
□ b. Kích thích sự sáng tạo của mỗi chủ thể kinh tế
□ c. Gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể
□ d. Gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới
-
Giải bài tập Củng cố 5 trang 19 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Hãy đánh dấu √ vào câu trả lời đúng.
Nông dân ở địa phương D chuyển từ trồng dưa hấu sang trồng dứa (khóm, thơm) khi nhận thấy sức tiêu thụ dưa hấu chậm là biểu hiện nào của chức năng của thị trường?
□ a. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng
□ b. Kích thích sự sáng tạo của mỗi chủ thể kinh tế
□ c. Gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể
□ d. Gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới
-
Giải bài tập Củng cố 6 trang 19 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Hãy đánh dấu √ vào câu trả lời đúng.
Phát biểu nào sau đây đúng?
□ a. Thị trường bao gồm các nhân tố cơ bản: tiền tệ, người mua, người bán.
□ b. Thị trường là nơi kiểm tra đầu tiên về chủng loại, hình thức, mẫu mã, số lượng, chất lượng hàng hoá.
□ c. Thị trường là môi trường để các chủ thể kinh tế thực hiện giá trị sử dụng của hàng hoá.
□ d. Thị trường có vai trò thông tin, định hướng cho mọi nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
-
Giải bài tập Củng cố 7 trang 19 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Hãy đánh dấu √ vào câu trả lời đúng.
Hành vi của chủ thể kinh tế nào dưới đây không đúng khi tham gia vào thị trường?
□ a. Doanh nghiệp bán lẻ X tăng giá các mặt hàng thực phẩm khi chi phí vận chuyển tăng cao.
□ b. Công tinh giảm giá mua thanh long do đối tác ngừng hợp đồng thu mua.
□ c. Giá rau ở chợ M tăng đột biến do rau khan hiếm, nhập về ít.
□ d. Trạm xăng dầu B đóng cửa không bán vì giá xăng tăng lên vào ngày mai.
-
Giải bài tập Luyện tập 1 trang 20 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Các chủ thể tham gia thị trường đều tìm cách tối đa hoá lợi ích của mình.
b. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, người bán và người mua ảnh hưởng quyết định đến giá cả sản phẩm.
c. Sự tác động qua lại giữa người bán và người mua để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ là biểu hiện của nguyên tắc hoạt động trên thị trường.
d. Căn cứ vào tính chất để chia các loại thị trường gắn với các lĩnh vực khác nhau.
-
Giải bài tập Luyện tập 2 trang 20 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Sắp xếp các đặc điểm dưới đây vào từng loại thị trường cho phù hợp.
a. Sản phẩm trên thị trường đồng nhất.
b. Sản phẩm khác nhau.
c. Người bán và người mua có ảnh hưởng lớn đến giá thị trường.
d. Người bán và người mua không ảnh hưởng đến giá thị trường.
e. Có vô số người mua và người bán độc lập với nhau.
g. Chỉ có một vài người bán hoặc một vài người mua.
-
Giải bài tập Luyện tập 3 trang 21 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Hãy đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi.
Hội thoại.
Ông tâm sự với ông H về việc thương lái tấp nập vào địa phương thu mua măng cụt:
- Năm nay, bà con mình được mùa, sản lượng nhiều, bán được giá cao. Tôi vừa bù đắp được chi phí phân bón, công chăm sóc vừa có thêm khoản tiền dư gửi ngân hàng nên cũng vui, anh ạ!
Thấy bạn mừng, ông H gật gù:
- Một phần cũng nhờ các doanh nghiệp mua để bán trong các siêu thị phân phối ở các tỉnh, Tôi nghe nói, những sản phẩm đạt tiêu chuẩn còn được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,...
Câu hỏi:
- Chức năng nào của thị trường được thể hiện trong đoạn hội thoại trên?
- Để sản phẩm măng cụt tiếp tục được xuất khẩu sang các thị trường tiêu thụ khác, người bản và các doanh nghiệp cần phải làm gì?
-
Giải bài tập Luyện tập 4 trang 21 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
Thông tin 1. Lợi dụng tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp, ông Q gom khẩu trang trong nước để bán lại cho nhóm người xuất khẩu sang quốc gia khác kiếm lãi tiền tỉ chỉ trong một thời gian ngắn.
- Em có đồng tình với hành động của ông Q không? Vì sao?
Thông tin 2. Công ti trứng gà H chuyển hướng phát triển sản phẩm theo xu hướng tiêu dùng gắn liền với sức khoẻ. Công ti liên tục cho ra mắt thị trường những sản phẩm mới có bổ sung thành phần Omega 3, DHA, vitamin E. Các sản phẩm trứng được xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông, Malaysia, Singapore,...
- Em có nhận xét gì về việc làm của Công ti H?
Thông tin 3 trang 22 SBT Kinh tế pháp luật 10: Trong cuộc hội thảo"Phát triển chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam, nhiều chuyên gia có ý kiến rằng: "Cần đẩy mạnh tìm thị trường xuất khẩu các loại gạo hiện có". Cũng có một số chuyên gia cho rằng: “Cần phát triển các sản phẩm chế biến sẵn từ gạo để làm phong phú các mặt hàng xuất khẩu”.
- Em tán thành với ý kiến nào? Vì sao?
-
Giải bài tập Vận dụng trang 22 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Cà phê nằm trong nhóm những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam. Tìm thông tin, chia sẻ với bạn bè về các thị trường quốc tế đang tiêu thụ sản phẩm cà phê trong 5 năm qua và thu thập ít nhất 3 thông tin phản hồi.