Hướng dẫn giải bài tập SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 10 Lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp các em dễ dàng nắm được bài hơn và sẽ có phương pháp học tập hiểu quả hơn.
-
Luyện tập 1 trang 63 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Em đồng tình hay không đồng tình với suy nghĩ, việc làm nào dưới đây? Vì sao?
A. Bạn M cho rằng người dư dả tiền bạc không cần lập kế hoạch tài chính cá nhân
B. Bạn Q lập kế hoạch tài chính cá nhân nhằm chủ động cuộc sống và học tập, cân bằng tài chính cá nhân trong hiện tại và tương lai
C. Bạn V cho rằng, việc lập kế hoạch tài chính cá nhân là của bố mẹ, học sinh thì chưa cần.
D. Bạn X cho rằng, lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp mỗi người đảm bảo tài chính hiện tại, không lãng phi, không bị nợ nần.
-
Luyện tập 2 trang 63 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Em hãy xác định một kế hoạch tài chính cụ thể của bản thân (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) và vẽ sơ đồ các bước để thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân ấy.
-
Luyện tập 3 trang 64 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Mẹ Lan thường xuyên tính toán và phân chia các khoản thu nhập hằng tháng của gia đình thành các phần gắn với các mục tiêu cụ thể. Việc này được mẹ Lan thực hiện như một thói quen hằng ngày. Bố Lan thì cho rằng việc làm này là không cần thiết, mất thời gian.
a) Theo em, thói quen chi tiêu của mẹ Lan có hợp lý không? Vì sao?
b) Nếu là Lan, khi nghe bố nói vậy, em sẽ giải thích như thế nào để bố hiểu được tầm quan trọng của lập kế hoạch tài chính cá nhân?
-
Luyện tập 4 trang 64 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Còn ba tháng nữa là đến sinh nhật mẹ, H lên kế hoạch tài chính cá nhân để có thể mua một món quà sinh nhật tặng mẹ. Tuần đầu, H làm theo đúng kế hoạch, nhưng tuần thứ hai thì H không thể thực hiện như trước. H không hoàn thành mục tiêu do thói quen chi tiêu không kiểm soát, không tuân thủ kế hoạch đã định. H suy nghĩ không biết có thể mua được món quà sinh nhật tặng mẹ hay không.
Em hãy sưu tầm một số quy tắc chi tiêu và chia sẻ cho H để giúp bạn có thể hoàn thành kế hoạch tài chính cá nhân trên.
-
Luyện tập 5 trang 64 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Em hãy cho biết việc làm nào dưới đây thể hiện cách lập kế hoạch tài chính cá nhân hợp lý? Vì sao?
A. Để thực hiện mục tiêu tài chính cá nhân đã lập, cần thắt chặt chi tiêu và tiêu dùng hạ tiện.
B. Thường xuyên cập nhật kế hoạch tài chính cá nhân.
C. Đánh giá tình hình tài chính hiện tại trước khi lập kế hoạch tài chính cá nhân
D. Kiểm soát chi tiêu thường xuyên khi thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.
-
Luyện tập 6 trang 64 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Em hãy liệt kê các hành động cần làm để cắt giảm thói quen chi tiêu không kiểm soát của bản thân.
-
Vận dụng 1 trang 64 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Thiết kế một cuốn sổ tay ghi chép chi tiêu mà em thấy phù hợp với bản thân. Chia sẻ với các bạn trong lớp về ý tưởng và cách sử dụng cuốn số tay đó.
-
Vận dụng 2 trang 64 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Em hãy lập kế hoạch chi tiêu cho sinh hoạt và học tập theo các bước cụ thể và thực hiện kế hoạch đã lập.
-
Vận dụng 3 trang 64 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Em hãy trao đổi với bố mẹ để tìm hiểu tình hình tài chính trong gia đình và dựa vào đó để đưa ra bản dự kiến kế hoạch chi tiêu hằng tháng cho gia đình mình.