Bài giảng Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân trong sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều được HOC247 biên tập và tổng hợp giới thiệu đến các em với phần kiến thức cần nhớ về khái niệm, phân loại và đặc điểm các loại kế hoạch tài chính cá nhân. Đồng thời, bài tập minh họa sẽ củng cố và kiểm tra mức độ hiểu bài của các em. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!
Tóm tắt lý thuyết
Tài chính là một trong những vấn đề mọi người đều quan tâm. Để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, mỗi người cần lập kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lí trên cơ sở khả năng tài chính của bản thân. |
---|
Câu hỏi: Em hãy phỏng vấn các bạn trong lớp về những mục tiêu tài chính cá nhân mà các em đã thực hiện được và chia sẻ sự cần thiết của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân đối với mỗi người.
Trả lời:
- Mình đã từng thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân để mua một chiếc xe máy điện.
- Mục tiêu tài chính cá nhân gần nhất mà mình đạt được là thu nhập 6 triệu/ năm.
- Cách mình đạt được mục tiêu đó là:
+ Lên kế hoạch chi tiêu cho hàng tuần, hàng tháng.
+ Làm thêm để kiếm thu nhập.
- Cảm xúc của mình sau khi chơi trò chơi là: rất hứng thú và vui.
1.1. Khái niệm kế hoạch tài chính cá nhân
Câu hỏi: Em hãy quan sát sơ đồ, đọc trường hợp trang 60 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi
a) Em hãy mô tả nội dung của hình ảnh trên và giải thích các yếu tố cơ bản của tài chính cá nhân. Theo em, tài chính cá nhân là gì?
b) Em hãy mô tả kế hoạch tài chính cá nhân của bạn Mạnh. Theo em, kế hoạch tài chính cá nhân là gì?
Trả lời:
a)
* Các yếu tố cơ bản của tài chính cá nhân gồm:
- Thu nhập: từ lương, thưởng, các hoạt động kinh doanh,…
- Tiêu dùng: chi phí sinh hoạt, chi phí học hành, chi phí mua sắm, giải trí,…
- Tiết kiệm: làm sổ tiết kiệm, mua vàng tích trữ,…
- Đầu tư: các hoạt động sản xuất kinh doanh, mua vàng, ngoại tệ, chứng khoán,…
- Bảo vệ: tham gia bảo hiệm, chi phí dự phòng,…
* Tài chính cá nhân là: việc quản lí dòng tiền của mỗi người bao gồm nhiều yếu tố liên quan như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và bảo vệ,...
b) Mô tả kế hoạch tài chính cá nhân của bạn Mạnh:
- Tính toán hiện có từ người thân cho, tiền mừng tuổi. => Phân chia thành các khoản chi tiêu cần thiết và tiết kiệm.
- Sử dụng các biện pháp như giữ gìn cẩn thận đồ dùng học tập để có thể dùng lâu dài.
- Ghi chép lại nhật kí chi tiêu hằng tháng để xem mình có hoàn thành mục tiêu đề ra hay không.
* Kế hoạch tài chính cá nhân là: bản kế hoạch về thu chi tài chính cá nhân, tiết kiệm, bảo vệ, đầu tư và phát triển tài chính cá nhân.
- Tài chính cá nhân là việc quản lí dòng tiền của mỗi người, bao gồm nhiều yếu tố liên quan như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và bảo vệ,... - Kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch về thu chi tài chính cá nhân, tiết kiệm, bảo vệ, đầu tư và phát triển tài chính cá nhân. |
---|
1.2. Các loại kế hoạch tài chính cá nhân
Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp trang 60 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và cùng bạn thảo luận
a) Em hãy mô tả kế hoạch tài chính cá nhân (thời gian, mục tiêu, cách thức thực hiện) của các bạn trong mỗi trường hợp trên.
b) Theo em, căn cứ vào thời gian để thực hiện thì sẽ có những loại kế hoạch tài chính cá nhân nào? Đối với em, kế hoạch tài chính cá nhân nào dễ thực hiện nhất?
Trả lời:
a) Mô tả kế hoạch tài chính cá nhân:
Trường hợp 1:
- Thời gian: 3 tháng
- Mục tiêu: cần thêm 300 000 đồng để đủ tiền cho chuyến đi cắm trại.
- Cách thực hiện: tiết kiệm mỗi tháng 100 000 đồng.
Trường hợp 2:
- Thời gian: 6 tháng.
- Mục tiêu: đủ tiền mua 1 chiếc xe đạp giá 1,2 triệu đồng.
- Cách thực hiện: tiết kiệm mỗi tháng 200 000 đồng (tức mỗi tuần 50 000 đồng).
Trường hợp 3:
- Thời gian: 2 năm.
- Mục tiêu: đủ tiền mua 1 chiếc máy tính xách tay.
- Cách thực hiện:
+ Tiết kiệm chi tiêu.
+ Tiết kiệm các khoản tiền người thân cho.
+ Thiết kế đồ họa cho cửa hàng in ấn, quảng cáo.
b) Những loại kế hoạch tài chính cá nhân:
- Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn (dưới 3 tháng).
- Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn (từ 3 - 6 tháng).
- Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn (từ 6 tháng trở lên).
=> Kế hoạch tài chính cá nhân dễ thực hiện nhất là: Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn. Bởi vì: kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn là cơ sở để thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn và dài hạn, nếu không thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn thì bạn cũng sẽ không thể hoàn thành kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn và dài hạn.
- Các loại kế hoạch tài chính cá nhân bao gồm: + Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn (dưới 3 tháng). + Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn (từ 3 – 6 tháng). + Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn (từ 6 tháng trở lên). - Mỗi cá nhân có thể thực hiện đồng thời nhiều kế hoạch tài chính, trong đó kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn là cơ sở để thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn và dài hạn. |
---|
1.3. Tầm quan trọng của lập kế hoạch tài chính cá nhân
Câu hỏi: Em hãy quan sát tranh, đọc tình huống trang 61 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi
Tình huống 1. Lan lập kế hoạch thu chi của bản thân để cân đối chi tiêu hợp lí, rõ ràng như mua đồ dùng thiết yếu, đồ dùng học tập, giải trí và tiết kiệm. Mục tiêu gân nhất Lan đạt được là mua cuốn từ điển tiếng Anh để phục vụ việc học tập. Thấy Lan lúc nào cũng ghi chép chỉ tiêu, Hằng là bạn thân cho rằng việc làm này là không cần thiết.
Tình huống 2. Trên đường đi học về, Đức và Khánh nhìn thấy một cửa hàng giày đép mới trên phố. Trong cửa hàng có rất nhiều giày đẹp, Đức không mảy may suy nghĩ, lấy hết tiền mẹ cho mua đồ dùng học tập để mua một đôi giày thời trang. Thấy vậy, Khánh khuyên bạn không nên chi tiêu tuỳ hứng. Đức gạt đi và cho rằng không phải tính toán, cân nhắc chi tiêu, hết tiền thì lại xin thêm bố mẹ.
a) Em hãy cho biết việc chi tiêu có kế hoạch đã mang lại lợi ích gì cho Lan. Em đồng tình hay không đồng tình với suy nghĩ của Hằng? Vì sao?
b) Em hãy nhận xét thói quen chi tiêu của Đức. Nếu là Khánh, em sẽ khuyên Đức như thế nào?
Trả lời:
a)
* Việc chi tiêu có kế hoạch đã mang lại lợi ích cho Lan là: giúp Lan tiết kiệm tiền để mua được các đồ dùng học tập, đồ dùng thiết yếu, giải trí mình muốn.
* Em không đồng tình với suy nghĩ của Hằng.
=> Giải thích: nếu không có kế hoạch cá nhân mình sẽ chi tiêu hoang phí vào những thứ không cần thiết, mình không thể tự mua những thứ mình muốn.
b)
* Nhận xét thói quen chi tiêu của Đức: chi tiêu hoang phí, không có kế hoạch.
* Nếu là Khánh, em sẽ khuyên Đức: bạn không nên mua vì đây là số tiền mua đồ dùng học tập, nếu muốn mua bạn nên nên cân nhắc kĩ, xem giá cả và nhu cầu của bạn có cần thiết không rồi hỏi ý kiến và xin tiền mẹ.
Lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp mỗi người có thể cân đối các khoản chi cần thiết cho đời sống, học tập; hiểu rõ tình hình tài chính của bản thân để chủ động điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo chi tiêu đúng kế hoạch, không lãng phí, dự phòng cho các tình huống phát sinh và đạt được mục tiêu tài chính đã đặt ra. |
---|
1.4. Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân
Câu hỏi: Em hãy quan sát tranh và trả lời câu hỏi
a) Em hãy căn cứ vào nội dung được mô tả qua các hình ảnh để sắp xếp thứ tự các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân.
b) Em hãy cùng bạn làm rõ nội dung của từng bước lập kế hoạch tài chính cá nhân và sơ đồ hoá các bước đó.
Trả lời:
Yêu cầu a) Thứ tự các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân:
- Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn của kế hoạch tài chính cá nhân .
- Bước 2 Xác định tình hình tài chính hiện tại, thu và chi thường xuyên của cá nhân
- Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân.
- Bước 4: Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân.
Yêu cầu b)
- Nội dung của từng bước lập kế hoạch tài chính cá nhân:
+ Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn của kế hoạch tài chính cá nhân: Mục tiêu của kế hoạch tài chính cá nhân đặt ra phải cụ thể, phù hợp với khả năng, có dự kiến thời gian để hoàn thành
+ Bước 2: Xác định tình hình tài chính hiện tại, thu và chi thường xuyên của cá nhân: Xác định tài chính hiện có của mình là bao nhiêu, xem xét mức thu gồm những nguồn thu nào, chi cho những cái gì.
+ Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân cụ thể, tránh chi tiêu không kế hoạch, cân nhắc sự cần thiết của hàng hoá trước khi mua, lựa chọn tiêu dùng thông minh...
+ Bước 4: Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân, quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Khi tình hình tài chính cá nhân thay đổi thì cần cập nhật thường xuyên, điều chỉnh để bản kế hoạch thực tế hơn.
- Sơ đồ hoá các bước đó:
Tuỳ vào từng loại kế hoạch tài chính cá nhân, một bản kế hoạch tài chính phù hợp sẽ có nhiều bước, nhưng về cơ bản bao gồm: • Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn của kế hoạch tài chính cá nhân. Mục tiêu của kế hoạch tài chính cá nhân đặt ra phải cụ thể, phù hợp với khả năng, có dự kiến thời gian để hoàn thành. • Bước 2: Xác định tình hình tài chính hiện tại, thu và chi thường xuyên của cá nhân. • Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân cụ thể, tránh chi tiêu không kế hoạch, cân nhắc sự cần thiết của hàng hoá trước khi mua, lựa chọn tiêu dùng thông minh,.. • Bước 4: Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân, quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Khi tình hình tài chính cá nhân thay đổi thì cần cập nhật thường xuyên, điều chỉnh để bản kế hoạch thực tế hơn. |
---|
Bài tập minh họa
Bài tập: Em hãy cho biết những ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?
a. Lập kế hoạch tài chính cá nhân chủ yếu để thực hiện mục tiêu tiết kiệm.
b. Tăng thu nhập là nội dung quan trọng trong kế hoạch tài chính cá nhân.
c. Lập kế hoạch tài chính cá nhân để có phương án dự phòng tốt cho tương lai.
d. Lập kế hoạch tài chính cá nhân để có biện pháp bảo vệ tài chính của cá nhân
Hướng dẫn giải:
Em đọc các ý kiến và dựa vào hiểu biết để nói lên suy nghĩ của mình.
Lời giải chi tiết:
a. Đúng. Vì lập kế hoạch tài chính cá nhân sẽ giúp chúng ta kiểm soát được thu chi, từ đó tiết kiệm được tiền để thực hiện những mục tiêu khác.
b. Sai. Vì nội dung quan trọng của kế hoạch tài chính cá nhân không chỉ nằm ở tăng thu nhập. Kế hoạch tài chính giúp chúng ta quản lý tốt tài chính của mình, từ đó thực hiện các mục tiêu mà mình mong muốn.
c. Đúng. Vì khi có kế hoạch tài chính, chúng ta sẽ có phương hướng và cách làm cụ thể, từ đó khi có những biến cố xảy ra trong tương lại đều có thể xử lý tốt.
d. Đúng. Lập kế hoạch tài chính giúp chúng ta có thể chi tiêu hợp lý, tránh tiêu sài hoang phí, vượt quá mức thu của bản thân dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
3. Luyện tập và củng cố
Qua bài học Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân, các em cần:
- Nêu được khái niệm kế hoạch tài chính cá nhân, các loại kế hoạch tài chính cá nhân và tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân.
- Nhận biết được các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân.
- Lập được kế hoạch tài chính của cá nhân.
- Kiểm soát được tài chính cá nhân.
3.1. Trắc nghiệm Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân - Giáo dục KT và PL
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 10 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Thu nhập.
- B. Tiêu dùng.
- C. Tiết kiệm.
- D. Cả A, B,C đều đúng.
-
- A. Lập kế hoạch tài chính cá nhân chủ yếu để thực hiện mục tiêu cân đối thu chi, trên cơ sở đó thực hiện được mục tiêu tiết kiệm.
- B. Tăng thu nhập là nội dung quan trọng trong kế hoạch tài chính cá nhân.
- C. Lập kế hoạch tài chính cá nhân để có phương án dự phòng tốt cho tương lai.
- D. Lập kế hoạch tài chính cá nhân để có biện pháp bảo vệ tài chính của cá nhân.
-
- A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Luyện tập 1 trang 63 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Luyện tập 2 trang 63 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Luyện tập 3 trang 64 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Luyện tập 4 trang 64 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Luyện tập 5 trang 64 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Luyện tập 6 trang 64 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Vận dụng 1 trang 64 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Vận dụng 2 trang 64 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Vận dụng 3 trang 64 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
4. Hỏi đáp Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân - Giáo dục KT và PL
Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.