YOMEDIA
NONE

GDKT & PL 10 Cánh Diều Bài 9: Dịch vụ tín dụng


Nhằm hỗ trợ các em soạn bài, học tập hiệu quả môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều, đội ngũ HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung Bài 9: Dịch vụ tín dụng với phần kiến thức cần nhớ về một số dịch vụ tín dụng và mô tả đặc điểm của chúng. Đồng thời, các em sẽ biết cách sử dụng một số dịch vụ tín dụng một cách có trách nhiệm. Chúc các em có những bài học bổ ích!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

  Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tín dụng cũng phát triển ngày càng đa dạng hơn. Mỗi loại hình dịch vụ tín dụng có biểu hiện khác nhau, nhưng về bản chất đều phản ánh mối quan hệ giữa một bên là người cho vay và một bên là người vay.

Câu hỏi: Em hãy liệt kê một số dịch vụ tín dụng mà em biết và chia sẻ hiểu biết của em về các dịch vụ đó.

Trả lời:

- Vay thế chấp: là hình thức vay tiền có tài sản thế chấp để đảm bảo cho khoản vay của bạn. Tài sản mang đi thế chấp phải đảm bảo vẫn còn quyền lợi đối với người đi vay. Ở đây là quyền lợi sở hữu.

- Vay tín chấp: là hình thức cho vay vốn không cần tài sản đảm bảo. Các tổ chức tín dụng xét duyệt khoản vay dựa vào uy tín và mức thu nhập của người vay.

1.1. Tín dụng ngân hàng

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trong các trường hợp trang 54, 55 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Em hãy so sánh các hình thức dịch vụ tín dụng ngân hàng trên.

b) Em hãy tìm hiểu cách sử dụng có trách nhiệm các hình thức dịch vụ tín dụng ngân hàng đó.

Trả lời:

a) So sánh các hình thức dịch vụ tín dụng ngân hàng:

 

Vay tín chấp

Vay thế chấp

Tài sản

Không cần tài sản thế chấp

Cần tài sản thế chấp

Thời gian

Thời gian vay từ 12 tháng đến 60 tháng, thời gian xét duyệt và thủ tục vay đơn giản.

Thời gian vay từ linh hoạt theo nhu cầu của người vay, thời gian xét duyệt lâu

Hạn mức vay

Thấp

Cao

Thủ tục

Đơn giản

Phức tạp

b) Cách sử dụng có trách nhiệm các hình thức dịch vụ tín dụng ngân hàng:

- Chủ thể thực hiện giao dịch chi tiêu qua thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thoả thuận với ngân hàng phát hành thẻ 

- Phải thanh toán lại cho ngân hàng sau một khoảng thời gian nhất định. Sau thời gian đó, nêu không trả hết số tiền đã vay, khách hàng sẽ phải chịu lãi.

   Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng và một bên là các chủ thể kinh tế với nguyên tắc thoả thuận và có hoàn trả cả gốc và lãi.

    Một số hình thức dịch vụ tín dụng ngân hàng là:

   - Vay thế chấp là hình thức vay tín dụng cần có tài sản đảm bảo và tài sản đảm bảo phải thuộc quyền sở hữu của người vay, được thẩm định giá trị bởi ngân hàng.

   - Vay tín chấp là hình thức vay tín dụng không cần tài sản đảm bảo mà dựa trên sự uy tín và năng lực trả nợ của người vay.

   Hai hình thức vay thế chấp hoặc vay tín chấp có thể được tiến hành theo hình thức truyền thống hoặc theo hình thức trả góp (là hình thức vay tài chính mà số tiền gốc và lãi sẽ được chia thành các phần nhỏ và trả dần trong thời gian vay).

   – Thẻ tín dụng là thẻ do ngân hàng cấp cho người vay tín dụng (chủ thẻ), cho phép chủ thể thực hiện giao dịch chi tiêu qua thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thoả thuận với ngân hàng phát hành thẻ và phải thanh toán lại cho ngân hàng sau một khoảng thời gian nhất định. Sau thời gian đó, nếu không trả hết số tiền đã vay, khách hàng sẽ phải chịu lãi.

1.2. Tín dụng thương mại

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trong các trường hợp trang 55, 56 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Em hãy cho biết chủ thể của dịch vụ tín dụng thương mại là ai? Đối tượng giao dịch là gì?

b) Em hãy cho biết hình thức dịch vụ tín dụng được nhắc đến ở mỗi trường hợp trên.

c) Em hãy làm rõ đặc điểm của tín dụng thương mại và những lợi ích của dịch vụ tín dụng này.

Trả lời:

a) Chủ thể của dịch vụ tín dụng thương mại là:

+ Người bán: là người cho vay.

+ Người mua chịu: là người vạy.

- Đối tượng giao dịch là: hàng hóa.

b) Hình thức dịch vụ tín dụng được nhắc đến ở mỗi trường hợp trên: Tín dụng thương mại.

c) - Đặc điểm của tín dụng thương mại:

 + Đối tượng huy động, cho vay của tín dụng thương mại là hàng hoá.

 + Người bán chịu là người cho vay, còn người mua chịu là người vay. Công cụ của tín dụng thương mại là giấy chứng nhận mua bán chịu (thương phiếu).

+ Khối lượng áp dụng của tín dụng thương mại thường nhỏ.

 + Thời gian áp dụng của tín dụng thương mại ngắn.

 - Lợi ích của dịch vụ tín dụng thương mại: kích thích việc tiêu thụ sản phẩm.

   Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh thông qua các hình thức như mua bán chịu hàng hoá, trả góp hoặc trả chậm.

   Tín dụng thương mại có đặc điểm:

   + Đối tượng huy động, cho vay của tín dụng thương mại là hàng hoá.

   + Người bán chịu là người cho vay, còn người mua chịu là người vay. Công cụ của tín dụng thương mại là giấy chứng nhận mua bán chịu (thương phiếu).

   + Khối lượng áp dụng của tín dụng thương mại thường nhỏ.

   + Thời gian áp dụng của tín dụng thương mại ngắn.

   Hiện nay, tín dụng tiêu dùng xuất hiện bên cạnh tín dụng thương mại nhằm kích thích việc tiêu thụ sản phẩm. Loại tín dụng tiêu dùng phổ biến hiện nay là việc bán hàng trả góp của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng có thể đi vay các tổ chức trung gian tài chính (ngân hàng thương mại, công ty tài chính) để thanh toán tiền mua hàng tiêu dùng của các doanh nghiệp.

1.3. Tín dụng nhà nước

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 56, 57 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Tín dụng nhà nước phản ánh quan hệ giữa những chủ thể nào?

b) Các khoản vay của Nhà nước được ai đảm bảo khả năng thanh toán?

c) Đối tượng nào được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước?

Trả lời: 

a) Tín dụng nhà nước phản ánh quan hệ giữa những chủ thể là:

+ Nhà nước với các chủ thể kinh tế.

+ Nhà nước với các nhà nước khác và tổ chức nước ngoài.

b) Các khoản vay của Nhà nước được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán.

c) Đối tượng được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước: sẽ được Nhà nước quy định, chỉ định theo từng thời kì.

   Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế, giữa Nhà nước với các nhà nước khác và các tổ chức nước ngoài, thông qua việc phát hành công trái, trái phiếu.

   Tín dụng nhà nước có đặc điểm:

   + Được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán;

   + Hoạt động tín dụng nhà nước không vì mục tiêu lợi nhuận;

   + Đối tượng cho vay vốn của tín dụng nhà nước được quy định, chỉ định theo từng thời kì;

   + Lãi suất cho vay tín dụng nhà nước là ưu đãi do Nhà nước quy định.

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy tìm hiểu về cách sử dụng dịch vụ tín dụng của bạn bè, người thân. Sau đó, đánh giá xem họ đã sử dụng dịch vụ tín dụng có trách nhiệm chưa? Nếu chưa, hãy cho lời khuyên về cách sử dụng hợp lí, có trách nhiệm.

Hướng dẫn giải:

- Quan sát và tìm hiểu về cách sử dụng một số dịch vụ tín dụng của bạn bè, người thân.

- Đánh giá họ đã sử dụng trách nhiệm hay chưa trách nhiệm các dịch vụ tín dụng đó.

- Đưa ra lời khuyên của bản thân về cách sử dụng hợp lí, có trách nhiệm.

Lời giải chi tiết:

- Một số dịch vụ của người thân em đã sử dụng:

+ Vay tiền để làm nhà, kinh doanh.

+ Trả góp tiền để mua máy tính, laptop.

+ Làm thẻ tín dụng.

- Đánh giá: Đã sử dụng có trách nhiệm, hợp lí và hiệu quả.

- Lời khuyên:

+ Thực hiện đúng cam kết về khoản vay, thời hạn thanh toán và lãi suất với bên cho vay tín dụng.

+ Cân nhắc nhu cầu sử dụng tiền vay tín dụng phù hợp với năng lực tài chính cá nhân.

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 9: Dịch vụ tín dụng, các em cần:

- Kể tên được một số dịch vụ tín dụng và mô tả đặc điểm của chúng.

- Biết cách sử dụng một số dịch vụ tín dụng một cách có trách nhiệm.

3.1. Trắc nghiệm Bài 9: Dịch vụ tín dụng - Giáo dục KT và PL

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 9 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 57 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 2 trang 57 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 3 trang 58 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 4 trang 58 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Vận dụng 1 trang 58 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Vận dụng 2 trang 58 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

4. Hỏi đáp Bài 9: Dịch vụ tín dụng - Giáo dục KT và PL

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON