YOMEDIA
NONE

GDKT & PL 10 Chân Trời Sáng Tạo Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế


Chủ thể của nền kinh tế là những người tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế góp phần làm ổn định và phát triển đất nước. HOC247 mời các em cùng tham khảo bài học Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế thuộc bộ sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây để nắm được vai trò của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế. Từ đó có trách nhiệm trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

  Nền kinh tế bao gồm nhiều chủ thể khác nhau: người sản xuất, người tiêu dùng, các chủ thể trung gian và Nhà nước.

Câu hỏi: Hãy xác định các chủ thể kinh tế được mô tả trong tranh và chia sẻ hiểu biết của em về các chủ thể kinh tế đó.

Trả lời:

- Tranh 1: Người sản xuất: là các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp…sử dụng các yếu tố đầu vào như nguồn vốn, sức lao động, tài nguyên để tạo ra hàng hóa cho xã hội.

- Tranh 2: Nhà nước: có vai trò điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, tác động để điều chỉnh và khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

- Tranh 3,4: Các chủ thể trung gian gồm những tổ chức, cá nhân giữ vai trò kết nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng.

1.1. Vai trò của các chủ thể khi tham gia trong nền kinh tế

a. Chủ thể sản xuất

Câu hỏi: Đọc trường hợp trang 13, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời các câu sau:

Em hãy xác định những việc làm của anh H thể hiện trách nhiệm với tư cách là chủ thể sản xuất tham gia vào nền kinh tế. Theo em, những việc làm của anh H đã đóng góp gì cho nền kinh tế và cho đời sống xã hội?

Trả lời: 

- Những việc làm của anh H thể hiện trách nhiệm với tư cách là chủ thế sản xuất tham gia vào nền kinh tế là: tạo việc làm cho nhiều lao động, đóng thuế, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. 

- Theo em, những việc làm của anh H giúp ổn định cuộc sống cho người dân trong vùng, nâng cao đời sống người dân và góp phần làm giàu đẹp cho quê hương.

b. Chủ thể tiêu dùng

Câu hỏi: Đọc trường hợp trang 13, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời các câu sau:

- Chị V đã thể hiện vai trò chủ thể tiêu dùng của mình như thế nào trong trường hợp trên?

- Việc làm của chị V có ý nghĩa như thế nào đối với các hoạt động kinh tế?

Trả lời: 

- Với vai trò là chủ thể tiêu dùng, chị V là một người biết chọn lọc, có ý thức sử dụng các vật dụng thân thiện với môi trường.

- Việc làm của chị V đã đóng góp một phần vào việc phát triển xu hướng "tiêu dùng xanh". 

=> Những người tiêu dùng như chị V sẽ là động lực để các nhà sản xuất chế tạo ra những dòng sản phẩm thân thiện với môi trường.

c. Chủ thể trung gian

Câu hỏi: Đọc trường hợp trang 14, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời các câu sau:

Chủ thể kinh tế nào được đề cập trong trường hợp trên? Hoạt động của hệ thống siêu thị A đã giúp ích gì cho người sản xuất và người tiêu dùng?

Trả lời: 

- Chủ thể kinh tế được đề cập trong trường hợp trên là hệ thống siêu thị A. 

- Lợi ích: 

+ Hệ thống siêu thị A đã trở thành cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng.

+ Mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, giới thiệu các sản phẩm mới.

+ Có những chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo.

d. Chủ thể Nhà nước

Câu hỏi: Đọc thông tin trang 14, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi sau:

- Nhà nước đã làm gì trước khó khăn của doanh nghiệp do tác động của dịch bệnh Covid - 19? - Theo em, Nhà nước có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế?

Trả lời: 

- Nhà nước đã cắt giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

- Nhà nước có vai trò điều tiết nền kinh tế, hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tư nhân có thể phát huy hết hiệu quả hoạt động. Đồng thời, Nhà nước cũng tác động để điều chỉnh và khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

1.2. Trách nhiệm của công dân với tư cách là một chủ thể kinh tế

Câu 1: Đọc trường hợp 1 trang 14, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi sau:

Em hãy nhận xét về việc làm của anh H và gia đình.

Trả lời: 

- Việc làm của anh H và gia đình đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương, cung cấp các sản phẩm rau sạch, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Câu 2: Đọc trường hợp 2 trang 15, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi sau:

- Em hãy nhận xét về việc làm của chị B.

- Trình bày vai trò của bản thân với tư cách là một chủ thể tham gia trong nền kinh tế.

Trả lời: 

- Nhận xét việc làm của chị B:

+ Giúp cho người mua yên tâm về chất lượng hàng hóa mà chị bán. 

+ Việc chị chủ động tìm hiểu nguồn gốc sản phẩm trước khi nhập vào thể hiện trách nhiệm của một người phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. 

+ Giá cả và hạn sử dụng được niêm yết công khai, rõ ràng giúp người sử dụng dễ dàng theo dõi và lựa chọn sản phẩm phù hợp.

- Vai trò của bản thân với tư cách là một chủ thể tham gia trong nền kinh tế: Đảm bảo chất lượng sản phẩm mình phân phối, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng,không tự ý nâng giá sản phẩm, không đầu cơ, tích trữ, gây bất ổn cho nền kinh tế chung của đất nước.

Câu 3: Đọc trường hợp 3 trang 14, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi sau:

- Em hãy nhận xét về việc làm của chị N và cách ứng xử của người quản lí trung tâm thương mại trong trường hợp trên.

- Với tư cách là người tiêu dùng, hãy liệt kê những tiêu chí của bản thân khi mua sắm.

Trả lời: 

- Nhận xét về việc làm của chị N và cách ứng xử của người quản lí trung tâm thương mại:

+ Việc làm của chị N là cần thiết. 

+ Người quản lí trung tâm thương mại đã có cách ứng xử khéo léo để khách hàng tin tưởng và yên tâm, tiếp tục mua hàng tại trung tâm thương mại này.

- Theo em, những tiêu chí người tiêu dùng luôn đặt lên hàng đầu khi mua sắm là: 

+ Chất lượng sản phẩm (vệ sinh an toàn thực phẩm thành phần dinh dưỡng, hạn sử dụng)

+ Giá thành

+ Nguồn gốc xuất xứ

+ Sản phẩm có thân thiện với môi trường hay không

  - Vai trò của các chủ thể trong nền kinh tế:

  + Chủ thể sản xuất: là những cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp,... sử dụng các yếu tố đầu vào như nguồn vốn, sức lao động, tài nguyên,... tạo ra hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

  Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, chủ thể sản xuất cần phải tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm cung cấp những hàng hoá, không làm tổn hại đối với con người, môi trường và xã hội.

  + Chủ thể tiêu dùng: là người tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của mình, chủ thể tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển, có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững.

  Chủ thể tiêu dùng cần phải có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội; lựa chọn, tiêu dùng hàng hoá có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phê phán hành vi trái pháp luật trong hoạt động kinh tế.

  + Chủ thể trung gian, gồm những tổ chức, cá nhân giữ vai trò kết nối giữa người tiêu dùng và người sản xuất trong nền kinh tế. Dưới tác động của phân công lao động xã hội, những chủ thể trung gian xuất hiện trên thị trường thực hiện kết nối các quan hệ mua và bán, sản xuất và tiêu dùng,... giúp nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả.

  + Chủ thể Nhà nước: Có vai trò điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Đồng thời, Nhà nước cũng tác động để điều chỉnh và khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy viết bài chia sẻ việc bản thân hoặc gia đình em đã tham gia nền kinh tế với tư cách một chủ thể kinh tế và đã thể hiện vai trò của chủ thể đó như thế nào. 

Hướng dẫn giải:

Em có thể dựa vào các gợi ý sau để hoàn thành bài viết:

- Bản thân em và gia đình đóng vai trò là chủ thể gì đối với nền kinh tế? (Chủ thể sản xuất, chủ thể tiêu dùng?,...)

- Em và gia đình đã thực hiện vai trò chủ thể đó như thế nào?

- Nêu lên những hành động cụ thể mà em và gia đình đã thực hiện.

- Nêu cảm nghĩ của em khi thực hiện những điều đó.

Lời giải chi tiết:

- Em tham gia vào nên kinh tế với tư cách là chủ thể tiêu dùng cũng như là chủ thể sản xuất.

+ Em là chủ thể tiêu dùng khi thực hiện việc mua, tiêu thụ, sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn các nhu cầu của bản thân.

+ Đồng thời, em cũng là chủ thể sản xuất khi tạo ra những mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cụ thể là em làm và bán những món đồ handmade trên các phương tiện truyền thông như Facebook, Tiktok,….

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế, các em cần:

- Nhận biết được vai trò của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế.

- Nhận diện được vai trò của bản thân, gia đình với tư cách là một chủ thể tham gia trong nền kinh tế.

- Nhận biết được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế.

3.1. Trắc nghiệm Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế - Giáo dục KT và PL

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 2 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 16 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo

Luyện tập 2 trang 16 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo

Luyện tập 3 trang 17 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo

Vận dụng 1 trang 17 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo

Vận dụng 2 trang 17 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo

Giải bài tập Củng cố 1 trang 11 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Củng cố 2 trang 11 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Củng cố 3 trang 11 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Củng cố 4 trang 11 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Củng cố 5 trang 12 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Củng cố 6 trang 12 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Củng cố 7 trang 12 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Củng cố 8 trang 13 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Củng cố 9 trang 13 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Củng cố 10 trang 13 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Luyện tập 1 trang 14 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Luyện tập 2 trang 15 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Luyện tập 3 trang 15 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Luyện tập 4 trang 16 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Vận dụng trang 17 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

4. Hỏi đáp Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế - Giáo dục KT và PL

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF