YOMEDIA
NONE

GDKT & PL 10 Chân Trời Sáng Tạo Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế


Ngành kinh tế nước ta đa dạng ngành nghề được tổ chức theo một chỉnh thể nhất định. Giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. HOC247 mời các em cùng tham khảo bài học Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế thuộc bộ sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây để nắm được vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội. Từ đó có trách nhiệm trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

  Nền kinh tế là một chỉnh thể bao gồm các hoạt động kinh tế cơ bản như sản xuất, phân phối - trao đổi, tiêu dùng. Mỗi hoạt động kinh tế đều có vai trò riêng nhưng giữa chủng có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Các hoạt động kinh tế tạo ra các ngành, nghề khác nhau cho xã hội, góp phân tạo ra việc làm và nhu cầu sử dụng lao động cho con người.

Câu hỏi: Em hãy quan sát các tranh dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Nêu các hoạt động kinh tế được mô tả trong tranh và chia sẻ hiểu biết của em về các hoạt đng kinh tế đó.

Trả lời:

- Tranh 1: Nuôi trồng thủy hải sản. Đây là hoạt đng nuôi trồng các loại động thực vật thủy sinh ở các môi trường nước ngọt, nước mặn với mục đích bán lại cho các cửa hàng, nhà hàng hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

- Tranh 2: Gian hàng thủy sản. Đây là hoạt đng buôn bán các loại hàng thủy sản (tôm, cua, cá, …) cho người tiêu dùng

- Tranh 3: Chế biến hải sản. Đây là hoạt đng tiêu dùng sản phẩm thủy sản để phục vụ nhu cầu của người dùng.

- Tranh 4: May quần áo. Đây là hoạt đng sản xuất các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu may mặc, thời trang của con người.

- Tranh 5. Cửa hàng quần áo. Đây là hoạt động phân phối sản phẩm quần áo tới tay người tiêu dùng.

1.1. Hoạt động sản xuất

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Anh D quyết định chuyển toàn b diện tích đất trồng lúa của gia đình sang trồng bưởi da xanh. Anh D còn tận dụng đất dưới tán cây để trồng cây họ đậu, vừa tạo cho khu vườn không gian hai tầng đẹp mắt, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mỗi năm, gia đình anh cung cấp ra thị trường nhiều nông sản sạch, có giá trị cao.

Hoạt động sản xuất trên đã mang lại hiệu quả như thế nào cho gia đình anh D và xã hội?

Trả lời: 

- Hiệu quả cho gia đình anh D: đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra thu nhập lớn, từ đó giúp cho đời sống gia đình được nâng cao.

- Hiệu quả cho xã hội: cung cấp cho thị trường nhiều nông sản sạch, có giá trị cao.

1.2. Hoạt động phân phối - trao đổi

Câu 1: Doanh nghiệp dệt may T trúng thầu sản xuất áo bảo hộ lao động, cung cấp cho các đối tác ở châu Âu nhờ nhanh nhạy nắm bắt kịp xu hướng, các đơn hàng gia tăng đáng kể, doanh thu và lợi nhuận tăng, giảm bớt thiệt hại do việc tạm dừng các đơn hàng may mặc.

- Nhận xét về quyết định phân bố nguồn lực sản xuất và phân chia kết quả sản xuất của các doanh nghiệp dệt may trong trường hợp trên.

- Nêu vai trò của hoạt động phân phối đối với người sản xuất và người tiêu dùng.

Trả lời: 

- Doanh nghiệp dệt may trong trường hợp trên đã có quyết định đúng đắn về việc phân bố nguồn lực và phân chia kết quả sản xuất. Nhờ việc nhanh nhạy nắm bắt kịp xu hướng, cắt giảm lĩnh vực không mang lại hiệu quả cao để đầu tư vào một lĩnh vực có triển vọng hơn. Nhờ đó, các đơn hàng liên tục gia tăng, thu nhập của công nhân được cải thiện.

 - Hoạt động phân phối có vai trò trung gian, giúp kết nối nhà sản xuất với người tiêu dùng. Cả khâu sản xuất và tiêu dùng đều phụ thuộc vào hoạt động phân phối. Ngược lại, hoạt động phân phối cũng bị chi phối bới hoạt động sản xuất và tiêu dùng.

Câu 2: Nhiều siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi trong cả nước đã linh động triển khai các dịch vụ đặt hàng trực tuyến khi nhận thấy nhu cầu mua sắm trực tuyến của khách hàng đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh, triển khai nhóm nhân viên “đi chợ hộ”, giao hàng trực tiếp hoặc khách hàng đến lấy theo khung giờ phù hợp.

- Nêu vai trò của hoạt động trao đổi với người sản xuất và người tiêu dùng.

- Hãy kể tên các hình thức trao đổi, mua bán trực tuyến khác mà em biết.

Trả lời: 

 - Trao đổi sản phẩm là một khâu trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Sự trao đổi này là sự kế tiếp của phân phối, đem lại cho người tiêu dùng những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

 - Một số hình thức trao đổi, mua bán trực tuyến khác: bán hàng online bằng hình thức livestream, bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như shopee, Lazada, Sendo,...

1.3. Hoạt động tiêu dùng

Câu hỏi: Chỉ còn vài ngày nữa, năm học mới sẽ chính thức bắt đầu nên lượng khách hàng đến nhà sách, siêu thị. So với các năm trước, người tiêu dùng Việt Nam hiện nay không chỉ quan tâm đến mục đích sử dụng mà còn chú ý đến nguồn gốc, nguyên liệu sản xuất nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe.

- Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi như thế nào so với các năm trước.

- Hoạt động tiêu dùng có vai trò như thế nào đối với sản xuất, phân phối - trao đổi?

Trả lời: 

- Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi:

  So với các năm trước, người tiêu dùng hiện nay không chỉ quan tâm đến mục đích sử dụng mà còn chú ý đến nguồn gốc, nguyên liệu sản xuất nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe.

- Vai trò:

+ Hoạt động tiêu dùng là động lực của sản xuất, phân phối-trao đổi hàng hóa.

+ Cầu tăng thì cung tăng.

+ Các nhà sản xuất, phân phối dựa và xu hướng tiêu dùng của thị trường để tạo ra các sản phẩm và phân phối chúng.

1.4. Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế

Câu 1: Anh K dự định mở cửa hàng bán trà sữa ngay trước cổng trường học. Anh sẽ tìm mua nguyên liệu rẻ, bột trà chế biến từ bột màu, đường hóa học, hương vị chế tạo từ chất tổng hợp, … Anh cho rằng điều này không những tạo sự hấp dẫn của sản phẩm mà giá bán sẽ rẻ.

- Em có nhận xét gì về dự định hoạt động kinh doanh của anh K?

- Nếu là anh K, em sẽ thực hiện kinh doanh như thế nào?

Trả lời: 

- Dự định kinh doanh của anh K là không tốt và sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Có thể những tính toán của anh sẽ mang lại cho anh nhiều lợi nhuận, tuy nhiên, nó lại làm hại đến người tiêu dùng, cụ thể ở đây là những người uống trà sữa ở quán của anh. 

- Nếu là anh K, em sẽ lựa chọn những nguyên vật liệu chất lượng để làm trà sữa, nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Mặc dù giá thành của chúng có thể sẽ cao hơn một chút, nhưng theo xu hướng hiện nay, người tiêu dùng rất quan tâm đến sức khỏe và họ sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để có một cốc trà sữa chất lượng.

Câu 2: Với phương châm “Sức khoẻ người tiêu dùng là tiêu chí hàng đầu", doanh nghiệp Q luôn sản xuất các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, bao bì đóng gói thân thiện với môi trường.

- Em có nhận xét gì về hoạt động của Doanh nghiệp Q?

- Hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với kinh tế-xã hội?

Trả lời: 

- Hoạt động của doanh nghiệp Q rất chuyên nghiệp và cần được nhân rộng. 

- Việc doanh nghiệp đặt sức khỏe của người tiêu dùng làm tiêu chí hàng đầu, sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường sẽ mang đến cho thị trường những sản phẩm an toàn, giá trị dinh dưỡng cao. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất. Đây là một điều rất cần thiết và phải được phổ cập rộng rãi đối với các doanh nghiệp sản xuất hiện nay.

  - Vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội:

  + Hoạt động sản xuất là hoạt động con người tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Hoạt động sản xuất là hoạt động cơ bản nhất của con người, quyết định đến các hoạt động phân phối – trao đổi, tiêu dùng.

  + Phân phối là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất và phân chia sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Trao đổi là hoạt động nhà sản xuất đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Hoạt động phân phối – trao đổi thực hiện vai trò trung gian, kết nối sản xuất với tiêu dùng. Hoạt động phân phối đóng vai trò phân chia các yếu tố của quá trình sản xuất. Phân phối phù hợp sẽ góp phần vào sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng. Hoạt động trao đổi đóng vai trò kết nối sản xuất với tiêu dùng, giúp người sản xuất bán được sản phẩm, duy trì, phát triển hoạt động sản xuất và đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.

  + Hoạt động tiêu dùng là hoạt động con người sử dụng các sản phẩm được sản xuất để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mình. Tiêu dùng là mục đích của sản xuất.

 

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy đưa ra lời khuyên cho các nhân vật trong những tình huống sau:

a. Chị H có ý định sẽ mở một xưởng sản xuất quần áo thời trang, gắn nhãn mác một số thương hiệu nổi tiếng đang được người tiêu dùng ưa chuộng lên sản phẩm của mình.

Theo em, chị H có nên thực hiện dự định này không? Vì sao?

b. Bố mẹ N có ý định mở một quán trò chơi điện tử trực tuyến ngay gần cổng một trường trung học phổ thông với mong muốn sẽ thu hút được đối tượng khách hàng là các bạn học sinh.

Nếu là N, em sẽ nói gì với bố mẹ về ý định này?

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ các tình huống và tự liên hệ bản thân để nói lên suy nghĩ của mình:

a. Theo em, chị H không nên thực hiện dự định này. Vì như vậy sẽ làm mất uy tín, ảnh hưởng đến thương hiệu

b.  Nếu là N, em sẽ nói với bố mẹ không nên kinh doanh với hình thức này. Vì ảnh hưởng đến tương lai các bạn học sinh

Lời giải chi tiết:

a. Theo em, chị H không nên thực hiện dự định này. Vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến giá trị của sản phẩm hàng thật, làm mất uy tín, ảnh hưởng đến thương hiệu, người dân sẽ không tin dùng sản phẩm của cửa hàng nữa. Hơn nữa, việc làm hàng giả, hàng nhái còn là hành vi trái với pháp luật.

b.  Nếu là N, em sẽ nói với bố mẹ không nên kinh doanh với hình thức này. Vì gần trường đối tượng chủ yếu là học sinh, làm cho các bạn học sinh ham chơi, bỏ bê chuyện học, ảnh hưởng đến tương lai, ảnh hưởng cả quá trình giảng dạy của trường lớp cũng như gia đình.

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế, các em cần:

- Nêu được vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội

- Nhận biết được trách nhiệm công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế

- Tìm tòi, học hỏi và tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi

3.1. Trắc nghiệm Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế - Giáo dục KT và PL

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 1 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 10 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo

Luyện tập 2 trang 10 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo

Luyện tập 3 trang 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo

Luyện tập 4 trang 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo

Vận dụng 1 trang 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo

Vận dụng 2 trang 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo

Giải bài tập Củng cố 1 trang 6 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Củng cố 2 trang 6 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Củng cố 3 trang 6 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Củng cố 4 trang 7 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Củng cố 5 trang 7 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Củng cố 6 trang 7 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Củng cố 7 trang 8 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Luyện tập 1 trang 8 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Luyện tập 2 trang 9 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Luyện tập 3 trang 9 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Vận dụng trang 10 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

4. Hỏi đáp Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế - Giáo dục KT và PL

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF