YOMEDIA
NONE

GDKT & PL 10 Kết Nối Tri Thức Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế


Trong một nền kinh tế luôn luôn có các chủ thể. Mỗi chủ thể mang vai trò và lợi ích khác nhau. Đó có thể là vai trò định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển hoặc ổn định, phát triển bền vững kinh tế – xã hội của đất nước. Để có thêm nhiều kiến thức về vấn đề này, mời các em lớp 10 cùng tham khảo bài học Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây với phần lý thuyết tóm tắt cùng bài tập minh họa sẽ giúp các em nắm bài tốt hơn. Chúc các em có một tiết học thật bổ ích và hấp dẫn.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

Câu hỏi: Nội dung bài hát “Bài ca xây dựng" (sáng tác: Hoàng Vân) ca ngợi những người lao động đang tham gia hoạt động kinh tế nào? Nêu đóng góp trong nền kinh tế của họ.

Trả lời:

Nội dung bài hát “Bài ca xây dựng" (sáng tác: Hoàng Vân) ca ngợi những người lao động đang tham gia hoạt động kinh tế xây dựng, họ đã góp phần tham gia các hoạt động xây dựng nhà ở các công trình kiến trúc độc đáo,… góp phần phát triển du lịch và dịch vụ cho đất nước.

Chủ thể của nền kinh tế là những người tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế, bao gồm: chủ thể sản xuất, chủ thể tiêu dùng, chủ thể trung gian và Nhà nước. Họ không chỉ thực hiện tốt vai trò trong lĩnh vực kinh tế mà còn đóng góp cho sự ổn định, phát triển bền vững kinh tế – xã hội của đất nước.

1.1. Chủ thể sản xuất

Câu hỏi: Em hãy quan sát tranh, đọc trường hợp trang 8, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức và trả lời các câu hỏi:

Các nhân vật trong các bức tranh và anh Q tham gia vào nên kinh tế với vai trò là chủ thể gì? Họ đã đóng góp gì cho đời sống xã hội?

Trả lời:

- Bức tranh thứ 1: Anh Q là chủ thể sản xuất của doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ nội thất và là cổ đông của công ty may mặt ABC.

=> Góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho nhiều lao động ở địa phương, đóng thuế cho ngân sách nhà nước và tham gia các hoạt động từ thiện.

- Bức tranh thứ 2: là công nhân may của công ty ABC.

=> Góp phần phát triển tạo ra các sản phẩm may mặc cho công ty, giúp cho người tiêu dùng có thể tiếp cận đến các sản phẩm của công ty sản xuất.

- Chủ thể sản xuất là những người sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ và thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

- Gồm các nhà đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

- Có vai trò, sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận và phải có trách nhiệm cung cấp những hàng hoá, dịch vụ không làm tổn hại tới sức khoẻ và lợi ích của con người trong xã hội.

1.2. Chủ thể tiêu dùng

Câu 1: Các nhân vật trong các bức tranh tham gia nền kinh tế với vai trò là chủ thể gì?

Câu 2: Chủ thể tiêu dùng có vai trò gì đối với sự phát triển của xã hội? Tại sao người tiêu dùng phải có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội?

Trả lời: 

Câu 1. Các nhân vật trong các bức tranh tham gia nền kinh tế với vai trò là chủ thể tiêu dùng.

Câu 2. Chủ thể tiêu dùng có vai trò định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển. Trách nhiệm: lựa chọn tiêu dùng những hàng hóa thân thiện với môi trường, không sử dụng những sản phẩm chế biến từ động vật hoang dã, sản phẩm của những doanh nghiệp gây ô nhiễm, tàn phá môi trường, gây độc hại đến sức khỏe con người.

- Chủ thể tiêu dùng là người mua hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cho sinh hoạt, sản xuất.

- Có vai trò định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển, có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.

1.3. Chủ thể trung gian

Câu hỏi: Em hãy quan sát tranh, đọc trường hợp 1, 2 trang 13, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức và trả lời các câu hỏi:

Chủ thể tham gia hoạt động kinh tế trong bức tranh trên là ai? Hoạt động của họ đóng góp gì cho đời sống xã hội?

Trả lời: Chủ thể tham gia hoạt động kinh tế trong bức tranh trên là: Nhà phân phối hàng hóa - Môi giới việc làm

=> Giúp việc lưu thông hàng hoá tập trung về đầu mối và phân phối đi các nơi nhanh gọn, hiệu quả, giúp cho việc tìm kiếm việc làm và người lao động thuận lợi, nhanh chóng hơn.

- Chủ thể trung gian là các cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.

- Có vai trò ngày càng quan trọng, là cầu nối, cung cấp thông tin trong các quan hệ mua - bản, sản xuất - tiêu dùng... giúp nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả hơn.

1.4. Chủ thể nhà nước

Em hãy quan sát tranh, đọc trường hợp trang 14, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức và trả lời các câu hỏi:

Câu 1. Nội dung các bức tranh trên thể hiện Nhà nước đã làm gì để tạo điêu kiện cho các chủ thể kinh tế được tự chủ, tổ chức các hoạt động kinh tế thuận lợi?

Câu 2. Thông tin 1 cho thấy Nhà nước đã làm gì trước những khó khăn của nền kinh tế do tác động của đại dịch COVID - 19?

Câu 3. Thông tin 2 cho biết Nhà nước đã làm gì để giải quyết vấn đề đói nghèo trong xã hội, thực hiện tăng trưởng kinh tê gắn liền với tiến bộ xã hội, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa?

Trả lời: 

Câu 1. Nhà nước tạo môi trường pháp lí thuận lợi và đảm bảo ổn định chính trị xã hội cho sự phát triển kinh tế. Nhà nước tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế như xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, ban hành các chính sách, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt nền kinh tế phát triển theo mục tiêu; xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất, kết cấu hạ tầng xã hội, phát triển và kinh doanh những dịch vụ công cộng như bảo đảm an ninh, quốc phòng, tài chính, tín dụng, năng lượng, giao thông, viễn thông,...: khắc phục những bất ổn trong nền kinh tế như khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát....

Câu 2. Chính phủ đã nhanh chóng ban hành những cơ chế, chính sách như giãn nợ, miễn giảm thuế.... nhằm tháo gỡ kịp thời các khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh: giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch bệnh.

Câu 3. Đảng và Nhà nước luôn đặt vấn để giải quyết đói nghèo trong chiến lược phát triển kinh tế  xã hội bền vững của cả nước và từng địa phương. Nhà nước đã triển khai các chương trình xoá đói giảm nghèo đến các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Điều đó đã tạo chuyển biến tích cực về sản xuất, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và các vùng miền trong nước.

Là chủ thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước có vai trò quản nền kinh tế thông qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế:

- Tạo môi trường pháp lý thuận lợi và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội cho sự phát triển kinh tế.

- Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế như xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, ban hành các chính sách, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực.

- Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bài tập minh họa

Bài tập: Anh A là người dân tộc thiểu số, hằng ngày phải lên rẫy làm việc nhưng rất thích học hỏi tìm tòi những phương pháp khoa học nhằm đổi mới cho bà con. Nhờ sự kiên trì và thử chế tạo nhiều lần, anh A đã thành công với phát minh tách hạt ngô tự động. Nhờ vào sự giúp đỡ của Cán bộ, anh sản xuất các máy tách ngô từ thô sơ đến hiện đại. Từ đó anh trở thành nơi cung hạt ngô cho các trang trại chăn nuôi trong vùng. Khi quy mô kinh doanh mở rộng, anh tạo điều kiện cho các thanh niên khác có công việc. Đồng thời, tích cực tham gia các hoạt động cứu trợ, giúp trẻ em trong vùng có điều kiện đến trường.

a. Em hãy nêu những đóng góp của anh A đối với đời sống và xã hội.

b. Em có suy nghĩ gì từ câu chuyện lập nghiệp của anh A?

Hướng dẫn giải:

Dựa vào nội dung bài học vận dụng giải bài tập.

Lời giải chi tiết:

a. Anh A giúp bản thân và gia đình có thu nhập ổn định, tạo việc làm cho người khác và tích cực tham gia các việc làm có ích cho xã hội.

b. Anh là một người có chí hướng và biết phấn đấu vì sự nghiệp, không ngại khó gian nan, vất vả và đã xây dựng sự nghiệp thành công từ những gì anh đã nổ lực.

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Các chủ thể của nền kinh tế các em cần:

- Nhận biết được chủ thể tham gia trong nền kinh tế, vai trò của các chủ thể khi tham gia nền kinh tế.

- Xác định được vai trò của bản thân và gia đình với tư cách là chủ thể tham gia trong nền kinh tế.

- Nhận biết được trách nhiệm công dân trong việc tham gia các hoạt động kinh tế.

3.1. Trắc nghiệm Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế - Giáo dục KT và PL

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật Bài 2 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 15 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 2 trang 15 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 3 trang 16 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng 1 trang 16 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng 2 trang 16 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Giải bài tập 1 trang 9 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải bài tập 2 trang 10 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải bài tập 3 trang 10 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải bài tập 4 trang 11 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải bài tập 5 trang 11 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

4. Hỏi đáp Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế - Giáo dục KT và PL

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON