YOMEDIA
NONE

GDKT & PL 10 Cánh Diều Bài 16: Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân


Bài giảng Bài 16: Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân SGK Cánh Diều được HOC247 biên tập để giới thiệu đến các em học sinh lớp 10 với các hoạt động học tập giúp các em dễ dàng nắm nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Từ đó biết phê phán hành vi vi phạm Hiến pháp. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

   Quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân là một trong những nội dung quan trọng được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Đây là cơ sở pháp lí để công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong xã hội.

Câu hỏi: Em hãy liệt kê các quyền, nghĩa vụ cơ bản của bản thân và xác định đâu là quyền con người, đâu là quyền và nghĩa vụ của công dân?

Trả lời:

Các quyền, nghĩa vụ cơ bản của bản thân:

* Quyền con người:

  - Quyền được sống.

  - Quyền tự do ngôn luận.

  - Quyền bất khả xâm phạm.

  - Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

* Quyền công dân:

  - Quyền tự do đi lại, cư trú.

  - Quyền và nghĩa vụ học tập.

1.1. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về chính trị

Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp trang 98 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Em hãy cho biết, các chủ thể trong mỗi trường hợp trên đã thực hiện những quyền và nghĩa vụ nào của mình?

b) Theo em, các quyền và nghĩa vụ đó thuộc lĩnh vực nào và được quy định trong Hiến pháp hay trong luật?

Trả lời:

a) Các chủ thể trong mỗi trường hợp trên đã thực hiện những quyền và nghĩa vụ:

 - Trường hợp 1: Quyền bình đẳng trước pháp luật; không bị phân biệt, đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.

 - Trường hợp 2: Quyền khiếu nại, tố cáo với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

 - Trường hợp 3: Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đông nhân dân.

b) Các quyền và nghĩa vụ đó thuộc lĩnh vực chính trị. Được quy định trong Hiến pháp năm 2013.

   Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013, bao gồm:

   - Quyền bình đẳng trước pháp luật; không bị phân biệt, đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.

   - Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

   - Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở, địa phương và cả nước.

   - Quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân.

   - Quyền khiếu nại, tố cáo với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

   - Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.

   - Quyền bình đẳng nam nữ.

   - Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc; thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

   - Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt cộng đồng.

1.2. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về dân sự

Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp, tình huống trang 99 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Ở trường hợp bên, anh T đã thực hiện quyền nào của mình?

b) Ở tình huống 1 và 2, K và Q đã xâm phạm đến quyền nào của của M và N?

c) Theo em, quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân trong các tình huống trên được quy định ở đâu?

Trả lời:

a) Ở trường hợp bên, anh T đã thực hiện quyền: tự do đi lại và cư trú.

b) Ở tình huống 1 và 2:

- K đã xâm phạm đến “Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình” của của M.

- Q đã xâm phạm đến “Quyền bí mật thư tín, điện thọai, điện tín” của của N.

c) Theo em, quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân trong các tình huống trên được quy định ở Hiến pháp 2013.

   Hiến pháp năm 2013 quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về dân sự bao gồm:

   - Quyền sống.

   - Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

   - Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

   - Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

   - Quyền có nơi ở hợp pháp; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

   - Quyền tự do đi lại và cư trú.

   - Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. 

   - Quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp.

   - Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.

   - Quyền kết hôn và li hôn.

 

1.3. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân về kinh tế, văn hóa, xã hội

Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp, tình huống trang 100 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Em hãy cùng các bạn thảo luận và giải quyết thắc mắc của H.

b) Theo em, trong các trường hợp trên, bạn B đã được hưởng quyền gì và chị D đã thực hiện quyền nào của mình?

c) Các quyền của H, bạn B và chị D được quy định ở đâu và thuộc lĩnh vực nào trong đời sống?

Trả lời:

a) Việc kinh doanh của H sẽ không bị cấm và thu nhập của H từ việc bán bánh ngọt cũng sẽ được pháp luật bảo vệ.

Giải thích: Mỗi người đều có Quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

b) Trong các trường hợp trên:

- Bạn B đã được hưởng Quyền bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.

- Chị D đã thực hiện Quyền kết hôn và li hôn.

c) Các quyền của H, bạn B và chị D được quy định ở Hiến pháp 2013 và thuộc lĩnh vực dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội trong đời sống.

   Hiến pháp năm 2013 quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về kinh tế, văn hoá và xã hội bao gồm: 

   - Quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. 

   - Nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.

   - Quyền và nghĩa vụ học tập.

   - Quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật.

  - Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ

   - Quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.

   - Quyền được bảo đảm an sinh xã hội.

   - Quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

1.4. Thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân

Câu hỏi: Em hãy đọc câu chuyện trang 101 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Em hãy nhận xét suy nghĩ và hành động của T.

b) Theo em, mỗi người cần phải làm gì để thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?

Trả lời:

a) Nhận xét suy nghĩ và hành động của T: 

- T đã thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định, hoàn thành tốt nghĩa vụ của một công dân.

- Bên cạnh đó, T còn tự nguyện thực hiện, cho thấy T là người rất tốt trọng và tự hào về đất nước.

b) Để thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, mỗi người cần:

Tích cực tìm hiểu Hiến pháp đề có hiểu biết đầy đủ về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. 

- Thực hiện tốt các quyền và nghĩa cụ cơ bản của công dân.

- Cùng với việc tôn trọng quyên của mình, công dân cân tôn trọng các quyền đó của người khác, tuyên truyền, đấu tranh với những hành vi vi phạm Hiền pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.

   Để quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đi vào đời sống, mỗi người cần tích cực tìm hiểu Hiến pháp để có hiểu biết đầy đủ về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Cùng với việc tôn trọng quyền của mình, công dân cần tôn trọng các quyền đó của người khác; tuyên truyền, đấu tranh với các hành vi vi phạm Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.

Bài tập minh họa

Bài tập: Em có ý kiến gì về hành vi của các nhân vật dưới đây?

a. Anh A lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự.

b. Chị B tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

c. Anh C và chị D mở cửa hàng kinh doanh dụng cụ học tập.

d. Anh D lén đọc nhật kí của em gái.

đ. M chủ động tham gia phong trào giữ gìn vệ sinh đường phố.

e. K chủ động đề nghị gia đình cho mình chọn ngành học khi đăng kí xét tuyển đại học.

Hướng dẫn giải:

- Đưa ra ý kiến của bản thân về hành vi của từng nhân vật xem đã thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình hay chưa.

Lời giải chi tiết:

a – Anh A đã thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mình khi đã lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự.

b – Chị B đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ bầu cử của mình khi đã tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

c – Anh C và chị D đã sử dụng quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm để mở cửa hàng kinh doanh dụng cụ học tập.

d – Anh D đã vi phạm quyền bảo mật quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín vì Hiến pháp đã quy định mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

đ – Hành động của M đã thể hiện nghĩa vụ của mình trong việc giữ gìn vệ sinh đường phố.

e – Hành động của K thể hiện quyền học tập của mình trong việc lựa chọn học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình.

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 16: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, các em cần:

- Nêu được nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

- Thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân bằng những hành vi cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.

- Phê phán hành vi vi phạm Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

3.1. Trắc nghiệm Bài 16: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân - Giáo dục KT và PL

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 16 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 16 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 102 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 2 trang 102 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 3 trang 102 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 4 trang 103 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 5 trang 103 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 6 trang 103 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 7 trang 103 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Vận dụng 1 trang 103 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Vận dụng 2 trang 103 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

4. Hỏi đáp Bài 16: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân - Giáo dục KT và PL

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF