YOMEDIA
NONE

GDKT & PL 10 Cánh Diều Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam


Nội dung Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị dưới đây được HỌC247 biên soạn ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu về cấu trúc, đặc điểm và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,...giúp các em dễ dàng nắm được nội dung chính của bài. Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

  Mỗi quốc gia đều có một hệ thống chính trị gồm nhiều thành tố dược liên kết với nhau thông qua các cơ chế vận hành nhằm thực thi quyền lực chính trị. Ở Việt Nam, hệ thống chính trị, ngoài những đặc điểm cấu trúc chung, cũng có những đặc trưng thể hiện bản sắc chính trị riêng.

Câu hỏi: Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây để xác định tên của các cơ quan, tổ chức và chia sẻ hiểu biết của em về các cơ quan, tổ chức đó.

Trả lời:

Tên của các cơ quan, tổ chức:

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Thành lập ngày 3 tháng 2 năm 1930.

Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền và là chính đảng duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam theo Hiến pháp. Theo Cương lĩnh và Điều lệ chính thức hiện nay, Đảng là đại diện của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động

2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

  Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một cơ quan thực hiện quyền lập pháp quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan này có ba chức năng chính là:

- Lập hiến, lập pháp

- Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước

- Giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước.

3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Thành lập ngày 10 tháng 9, 1955.

  Là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. 

4. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Thành lập ngày 26 tháng 3, 1931.

  Là một tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam. Tổ chức này do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.[1] Tổ chức này được coi là vườn ươm đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý tương lai cho Đảng Cộng sản Việt Nam, là "cánh tay nối dài" của nhà nước.[2] Đoàn Thanh niên được tổ chức và vận hành theo mô hình hành chính từ trung ương xuống đến các cấp xã, phường với đầy đủ chức danh thuộc biên chế ăn lương nhà nước.

1.1. Cấu trúc của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a) Các thành tố của hệ thống chính trị ở Việt Nam

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 67 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

Dựa vào thông tin trên:

a) Em hãy lựa chọn các cơ quan, tổ chức trong bảng trên để vẽ sơ đồ hệ thống chính trị Việt Nam.

b) Em hãy trình bày những hiểu biết của em về các tổ chức trong sơ đồ hệ thống chính trị ở Việt Nam.

Trả lời:

Yêu cầu a) Sơ đồ hệ thống chính trị Việt Nam:

Yêu cầu b)

- Đảng Cộng sản Việt Nam: ra đời ngày 3-2-1930, là Đảng cầm quyền và là chính đảng duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam theo Hiến pháp.

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: do Đảng lãnh đạo, là Nhà nước “của dân, do dân và vì dân”.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước CHXHCN Việt Nam.

- Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp: là tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập và có hội viên là cá nhân, tổ chức tự nguyện đóng góp tài sản hoặc đóng hội phí nhằm phục vụ mục đích của hội và nhu cầu chung của hội viên là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự.

- Các tổ chức phi chính phủ: là các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận độc lập với chính phủ, hệ thống kết nối của các tổ chức này thường mang tính chất xuyên quốc gia, hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng liên quan đến văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường,…

- Các tổ chức tôn giáo: như Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Công giáo Việt Nam, Hội thánh Tin lành Việt Nam,…

   Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là một chỉnh thể thống nhất, gắn bó hữu cơ, bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân và xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

b) Đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 67, 68 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Từ các thông tin trên, em rút ra đặc điểm gì của hệ thống chính trị ở Việt Nam?

b) Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?

Trả lời:

Yêu cầu a) Đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam:

- Do một Đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Được xây dựng trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Bảo đảm thống nhất giữa bản chất của giai cấp công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi.

Yêu cầu b) Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ thống chính trị:

- Là hạt nhân của hệ thống chính trị, vừa là người lãnh đạo vừa là thành viên trong hệ thống chính trị của Việt Nam.

- Là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

   Hệ thống chính trị Việt Nam có các đặc điểm: Do duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; được xây dựng trên nền tảng lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất của giai cấp công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi.

1.2. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 69 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Ở Việt Nam, quyền lực nhà nước thuộc về ai?

b) Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nào?

Trả lời:

Yêu cầu a) Ở Việt Nam, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân.

Yêu cầu b) Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.

   Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoạt động dựa trên các nguyên tắc: đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; đảm bảo tính pháp quyền; đảm bảo tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách; đảm bảo quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, không phân chia, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

1.3. Thực hiện nghĩa vụ công dân trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam

Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp 1, 2 trang 69, 70 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Em hãy nhận xét về suy nghĩ và hành vi của bạn S. Em sẽ góp ý với bạn S như thế nào để bạn S thấy được trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng và phát triển tổ chức Đoàn trong trường học?

b) Em học được điều gì từ những hành động của bạn A?

Trả lời: 

a) Nhận xét về suy nghĩ và hành vi của bạn S: hành vi của S là chưa làm trọng trách nhiệm của mình trong Chi đoàn lớp, lơ là, không tập trung trong buổi sinh hoạt. 

* Em sẽ góp ý với S: Cho dù chúng ta là thành viên hay Ban chấp hành Chi đoàn thì cũng phải có những ý kiến góp ý để tổ chức ngày càng phát triển lớn mạnh, vì vậy ở những buổi sinh hoạt sau bạn nên tập trung hơn và tích cực đóng góp.

b) Em học được từ những hành động của bạn A là: tinh thần, trách nhiệm, tích cực trong công tác Đoàn, luôn luôn hổ trợ, tham gia vào các hoạt động của Đoàn thanh niên.

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy viết một bài luận về vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đối với việc xây dựng và phát triển hệ thống chính trị nước ta hiện nay. 

Hướng dẫn giải:

- Tìm hiểu về vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đối với việc xây dựng và phát triển hệ thống chính trị nước ta hiện nay

- Có thể tham khảo những nội dung chính sau:

Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam

Đoàn bao gồm những thanh niên tiến tiến, phấn đấu vì mục đích, lý tưởng của Đảng

Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh định hướng về chính trị, tư tưởng cho hoạt động của Hội

Lời giải chi tiết:

Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiến tiến, phấn đấu vì mục đích, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh định hướng về chính trị, tư tưởng cho hoạt động của Hội. Thường xuyên thông báo cho Hội những chủ trương công tác và chương trình hoạt động của Đoàn, tham gia ý kiến với Hội để Hội xây dựng chương trình phối hợp nhằm triển khai sâu rộng yêu cầu hoạt động của Đoàn trong hội viên, thanh niên. Đoàn còn phát huy vai trò xung kích cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các em cần:

- Nêu được cấu trúc, đặc điểm và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi chống phá hệ thống chính trị ở nước ta.

- Thực hiện được nghĩa vụ Công dân trong bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam bằng những hành vi cụ thể phù hợp quy định của pháp luật.

3.1. Trắc nghiệm Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Giáo dục KT và PL

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 11 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 70 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 2 trang 70 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Vận dụng 1 trang 70 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Vận dụng 2 trang 70 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Vận dụng 3 trang 70 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

4. Hỏi đáp Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Giáo dục KT và PL

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON