YOMEDIA
NONE

GDCD 7 Kết Nối Tri Thức Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường


Bạo lực học đường là một trong những vấn nạn xấu đã và đang diễn ra tại các trường học. Hiện tượng này làm suy đồi nhân cách con người và ảnh hưởng xấu đến bộ mặt nền giáo dục. Bài giảng Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường trong bộ sách Kết Nối Tri Thức dưới đây sẽ giúp các em có thêm nhiều hiểu biết về vấn đề trên, đồng thời biết cách ngăn chặn và lên án những hành vi bạo lực học đường. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

  Bạo lực học đường là một vấn đề nan giải gây nên những tác hại nghiêm trọng về nhiều mặt. Việc phòng, chống bạo lực học đường cần có sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, trong đó, học sinh giữ vai trò chủ yếu.

Câu hỏi: Em kể lại một hành vi bạo lực học đường mà em đã gặp phải hoặc chứng kiến. Em có suy nghĩ và cảm nhận gì về hành vi đó?

Trả lời:

- Một hành vi bạo lực học đường mà em đã gặp phải hoặc chứng kiến: T là bạn thân của em hồi lớp 6. Một lần trong giờ kiểm tra toán cuối kì, vì T không cho các bạn ngồi gần chép bài nên khi T đạt điểm cao, một số bạn đã chặn đường T và đánh bạn khiến T bị thương.

- Đây là hành vi xấu, gây tổn thương cho người khác cả về tinh thần và thể chất. Hành vi này phải được ngăn chặn và có biện pháp phòng trừ.

1.1. Biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thế, sức khoẻ; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Cô lập, xua đuổi và các hành vi CỔ ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cƠ SỞ giáo dục hoặc lớp độc lập (khoản 5, Điều 2 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP).

(1) Bố mẹ C thường xuyên vắng nhà vì công việc bận rộn. Do thiếu sự quan tâm, dạy dỗ của gia đình nên C kết bạn với các đối tượng xấu và nhiều lần tụ tập gây gổ đánh nhau. Một lần, C cho rằng bạn học cùng lớp nối xấu minh nên đã dẫn người chặn đường đánh khiến bạn đó bị thương. Sau đó, C đã bị nhà trường kỉ luật.

(2) Do xảy ra mâu thuẫn trên mạng xã hội nên H bị một số bạn cùng lớp cô lập, nói xấu, ghép ảnh chế giễu. Sự việc kéo dài khiến H cảm thấy rất tự ti và ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh. Thấy con gái có những dấu hiệu bất thường về tâm lí, bố mẹ đã đưa H tới gặp bác sĩ tâm lí để được hỗ trợ. Qua tìm hiểu và đánh giá, bác sĩ phát hiện H có dấu hiệu bị trầm cảm, khủng hoảng tâm lí, nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

(3) Q và bạn nữ đáng nói chuyện thì N trông thấy và buông lời trêu chọc. Nghĩ N cố tình làm mình xấu mặt, Q đã đánh N để lấy lại thể diện. Sau đó, Q và N phải chịu kỉ luật của nhà trường.

a) Bạo lực học đường là gì? Hãy nêu các biểu hiện của bạo lực học đường trong các trường hợp trên. Theo em, còn có những biểu hiện nào khác của bạo lực học đường?

b) Hãy nêu những nguyên nhân của bạo lực học đường trong các trường hợp trên. Theo em, bạo lực học đường còn do những nguyên nhân nào khác?

c) Trong các trường hợp trên, các bạn C, H, Q, N đã phải chịu những hậu quả gì? Em hãy liệt kê những tác hại của bạo lực học đường theo gợi ý dưới đây:

Trả lời: 

Yêu cầu a)

- Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.

- Các biểu hiện của bạo lực học đường trong các trường hợp trên:

+ Trường hợp 1: C đã đánh đập khiến bạn bị thương.

+ Trường hợp 2: H bị các bạn cùng lớp cô lập, nói xấu, ghép ảnh chế giễu.

+ Trường hợp 3: N đã trêu chọc bạn, Q đã đánh đập N.

- Theo em, còn có những biểu hiện khác của bạo lực học đường: lan truyền thông tin sai về bạn bè, chê bai, ngược đãi, lăng mạ, chửi bới, đe dọa, khủng bố, chiếm đoạt tài sản, giấy tờ của bạn, ép buộc bạn làm theo ý mình, lập nhóm tẩy chay bạn…

Yêu cầu b)

- Những nguyên nhân của bạo lực học đường trong các trường hợp trên:

+ Trường hợp 1: Bố mẹ C thường xuyên vắng nhà, không quan tâm, dạy dỗ C, C kết bạn với đối tượng xấu.

+ Trường hợp 2: Do thiếu kiến thức, kĩ năng sống, đặc điểm tâm sinh lí và do ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội.

+ Trường hợp 3: Do thiếu kĩ năng sống, đặc điểm tâm sinh lí, thích thể hiện bản thân, tính cách nông nổi, bồng bột.

- Theo em, bạo lực học đường còn do những nguyên nhân khác như: Gia đình không hòa thuận, hàng xóm đánh nhau, học sinh tiếp xúc với văn hóa phẩm bạo lực như phim ẩu đả giữa các băng nhóm, bạo lực từ games…

Yêu cầu c)

- Trong các trường hợp trên, các bạn C, H, Q, N đã phải chịu hậu quả.

+ Trường hợp 1: C bị nhà trường kỉ luật.

+ Trường hợp 2: H có dấu hiệu trầm cảm, khủng hoảng tâm lí, nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

+ Trường hợp 3: Q và N phải chịu kỉ luật của nhà trường.

- Liệt kê những tác hại của bạo lực học đường theo gợi ý:

Tác hại của bạo lực học đường

Đối với

học sinh

- Người gây ra bạo lực học đường: bị tổn thương về thể chất, tinh thần; bị lệch lạc nhân cách; phải chịu các hình thức kỉ luật, chậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng.

- Người bị bạo lực học đường: bị tổn thương thể chất, tinh thần, giảm sút kết quả học tập và rèn luyện.

Đối với

gia đình

Không khí và cuộc sống gia đình bị xáo trộn, căng thẳng, lo lắng.

Đối với

nhà trường

và xã hội

- Không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm.

- Ảnh hưởng đến những nét văn hóa truyền thống, những chuẩn mực đạo đức quý giá của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi; làm mất trật tự xã hội.

1.2. Cách ứng phó với bạo lực học đường

Trước khi xảy ra bạo lực học đường

Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: Trước khi xảy ra bạo lực học đường

(1) Gần đây, thấy mấy chị học khoa trên thường qua nhìn ngó, thì thầm to nhỏ, lườm nguýt và tỏ thái độ khó chịu với mình, V cảm thảy rất lo lắng và không dám đi đầu một mình. V đã chia sẻ lại sự việc với mẹ và được mẹ đưa đến gặp cô giáo chủ nhiệm để nhờ cô giúp đỡ.

(2) Giờ ra chơi, Th và các bạn ra sân trường đá cầu. Khi giơ chân đón cầu, Th Vô tình đã trúng người một bạn cùng trường đang đi ngang qua và bị bạn này mắng, doạ đánh. Thấy bạn tỏ thái độ hung hăng, gay gắt, Th liền nhẹ nhàng nhận sai và xin lỗi bạn. Bạn đó thấy vậy liền bỏ đi.

a) Trong những trường hợp trên, các bạn đã làm gì để phòng tránh bạo lực học đường?

b) Theo em, học sinh cần làm gì để phòng tránh bạo lực học đường?

Trả lời: 

Yêu cầu a)

- Trường hợp 1: V đã chia sẻ sự việc với mẹ và được mẹ đưa đến gặp cô giáo chủ nhiệm để nhờ cô giúp đỡ.

- Trường hợp 2: Th nhẹ nhàng nhận sai và xin lỗi bạn.

Yêu cầu b) Theo em, để phòng tránh bạo lực học đường học sinh cần:

+ Kết bạn với những bạn tốt;

+ Trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường;

+ Thông báo cho giáo viên hoặc những người lớn đáng tin cậy khi phát hiện nguy cơ bạo lực học đường;

+ Rời khỏi những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường…

Khi xảy ra bạo lực học đường

Câu hỏi: 

(1) Tan học, T bị một nhóm học sinh cùng trường chặn đánh và yêu cầu giao nộp điện thoại. Thấy nhóm học sinh đó quả hung hăng, T tỏ thái độ nghe lời và lấy điện thoại của mình đưa cho chúng. Sau đó, lợi dụng lúc sơ hở, T đã bỏ chạy về phía một người đi đường và kêu cứu để nhờ giúp đỡ.

(2) Giờ ra chơi, B phát hiện một số bạn trong lớp đang chuyền tay nhau anh ghép của mình và thì thầm to nhỏ chế bai, chế giễu. Nhìn thấy nội dung thô tục của những tấm ảnh, B rất sốc. Ngay lập tức, B đi tìm cô giáo chủ nhiệm để nhờ cô giúp đỡ.

a) Em hãy nhận xét cách ứng phó của T và B trong các trường hợp trên.

b) Theo em, học sinh nên làm gì và không nên làm gì khi xảy ra bạo lực học đường? Liệt kê theo gợi ý dưới đây:

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Cách ứng phó của T: T tỏ thái độ nghe lời và lấy điện thoại của mình đưa cho chúng, sau đó lợi dụng sơ hở, T đã bỏ chạy về phía một người đi đường và kêu cứu để nhờ giúp đỡ. Đây là cách ứng phó phù hợp và khéo léo. T đã bình tĩnh quan sát xung quanh để tìm đường thoát và biết chủ động nhờ người khác giúp đỡ.

- Cách ứng phó của B: B đi tìm cô giáo chủ nhiệm để nhờ cô giúp đỡ. Đây là cách ứng phó hợp lí. B đã biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực; chủ động nhờ người khác giúp đỡ.

Yêu cầu b) Theo em, những việc học sinh nên làm và không nên làm khi xảy ra bạo lực học đường:

Khi xảy ra bạo lực học đường

Nên làm

Không nên làm

 - Bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc tiêu cực;

 - Chủ động nhờ người khác giúp đỡ;

 - Quan sát xung quanh để tìm đường thoát…

 - Tỏ thái độ khiêu khích, thách thức;

 - Sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả;

 - Kêu gọi bạn bè cùng tham gia bạo lực…

Sau khi xảy ra bạo lực học đường

Câu hỏi:

(1) Khi tham gia hoạt động ngoại khoá, A bị một nhóm bạn nam trong lớp trêu ghẹo và cố những hành vi đụng chạm vào cơ thể. Sự việc đó khiến A vô cùng xấu hổ, sợ hãi. Sau khi suy nghĩ, A quyết định báo cáo sự việc với cô giáo chủ nhiệm để tố cáo hành vi của nhóm bạn.

(2) Do Có mâu thuẫn trong lúc đá bóng nên M bị một nhóm học sinh nam cùng trường chặn đường và đánh đập. Lo Sợ bị các đối tượng này trả thù nên M không dám kể lại sự việc với bố mẹ và thầy cô. M tự mua thuốc rồi đến nhà K để nhờ xử lí vết thương. Thấy cơ thể M có nhiều thương tích, K vô cùng lo lắng nên đã thuyết phục bạn nói với bố mẹ đưa tới bệnh viện chữa trị và khuyên M trình báo sự việc với cơ quan công an đề được can thiệp giải quyết.

a) Em hãy nhận xét cách ứng phó của các bạn trong những trường hợp trên.

b) Theo em, sau khi xảy ra bạo lực học đường, học sinh nên làm gì và không nên làm gì? Vì sao?

Trả lời: 

Yêu cầu a)

- Trường hợp 1: A quyết định báo cáo sự việc với cô giáo chủ nhiệm để tố cáo hành vi của nhóm bạn. Đây là cách ứng phó phù hợp và có thể giải quyết được vấn đề.

- Trường hợp 2: M làm như vậy là chưa đúng. M đã giấu giếm, tự giải quyết vấn đề mà không báo cho bố mẹ biết. M làm như vậy không những gây tổn thương cho bản thân mà không trừng trị thích đáng những học sinh có hành động xấu kia. M nên hành động theo lời khuyên của K.

Yêu cầu b)

- Sau khi xảy ra bạo lực học đường, học sinh nên thông báo sự việc với bố mẹ, người thân, thầy cô, công an và nhờ họ hỗ trợ đảm bảo an toàn; nhờ sự trợ giúp từ các cơ sở chuyên môn như bệnh viện, phòng tư vấn tâm lí học đường…

Học sinh không nên giấu giếm, bao che, tự giải quyết bằng biện pháp tiêu cực…

- Nếu sau khi xảy ra bạo lực, vấn đề bạo lực học đường không được giải quyết và xử lí sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng với chính người bị bạo lực, người gây ra bạo lực và với nhà trường, gia đình, xã hội.

1.3. Một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường

Câu hỏi: 

Nghị định số 80/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường (trích) Điều 6. Phòng, chống bạo lực học đường

1. Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường: [...]

b) Giáo dục, trang bị kiến thức, kĩ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường, bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản II, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kĩ năng tự bảo vệ cho người học;

2. Biện pháp hỗ trợ người học Cá nguy cơ bị bạo lực học đường:

a) Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học

đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường.

c) Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.

Bộ luật Dân sự năm 2015 (Trích)

Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

[...] 2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hal; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà còn chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu [...]

a) Ở trường hợp 2 trong nội dung cách ứng phó sau khi xảy ra bạo lực học đường (mục 2), các học sinh nam đánh bạn M như vậy có vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường không? Vì sao?

b) Em hãy nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường.

Trả lời:

- Yêu cầu a) Ở trường hợp 2 trong nội dung cách ứng phó sau khi xảy ra bạo lực học đường (mục 2), các học sinh nam đánh bạn M như vậy có vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường. Vì các học sinh nam đã đánh bạn M khiến bạn bị thương.

- Yêu cầu b) Việc phòng, chống bạo lực học đường được quy định trong một số văn bản pháp luật như: Nghị định số 80/2017/NĐ-CP của Chính phủ; Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Bộ luật Dân sự năm 2015…

  1. Bạo lực học đường có nhiều biểu hiện như: đánh đập, ngược đãi, chê bai, lăng mạ, chửi bới, đe doạ, khủng bố, cô lập, lan truyền những thông tin sai sự thật về người học, xảy ra trong cơ sở giáo dục. Nguyên nhân của bạo lực học đường: do đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi học sinh; do thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống; do ảnh hưởng từ môi trường gia đình, môi trường xã hội không lành mạnh; do sự thiếu quan tâm từ Cơ Sở giáo dục;... Bạo lực học đường gây ra nhiều tác hại đối với học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội.

  2. Cách ứng phó với bạo lực học đường:

  - Để phòng tránh bạo lực học đường, em cần kết bạn với những bạn tốt; trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường, thông báo cho giáo viên hoặc những người lớn đáng tin cậy khi phát hiện nguy cơ bạo lực học đường, rời khỏi những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường,...Em cần tránh: kết bạn với những bạn xấu; tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè tụ tập Ở những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường

  - Khi gặp bạo lực học đường, em cần phải bình tĩnh, kiềm chế các cảm xúc tiêu cực, chủ động nhờ người khác giúp đỡ, quan sát xung quanh để tìm đường thoát;... Em cần tránh: tỏ thái độ khiêu khích, thách thức; sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả; kêu gọi bạn bè cùng tham gia bạo lực,...

  - Để xử lí hậu quả của bạo lực học đường, em cần thông báo sự việc với bố mẹ, người thân, thầy Cô, Công an và nhờ họ hỗ trợ đảm bảo an toàn, nhờ sự trợ giúp từ các cơ sở chuyên môn như bệnh viện, phòng tư vấn tâm lí học đường,...Tranh giấu giếm, bao che, tự giải quyết bằng các biện pháp tiêu cực,...

  3. Việc phòng, chống bạo lực học đường được quy định trong một số văn bản pháp luật như: Nghị định số 80/2017/NĐ-CP của Chính phủ; Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đỗi, bổ sung năm 2017); Bộ luật Dân sự năm 2015;...

Bài tập minh họa

Bài tập: Những hành vi nào dưới đây là bạo lực học đường? Vì sao?

A. Chụp trộm hình ảnh của một bạn khác và gửi cho nhóm bạn để bàn tán, chế giễu.

B. Lấy đồ ăn sáng của bạn khác.

C. Bịt tai mỗi khi một bạn học sinh phát biểu hoặc nói chuyện.

D. Nhại giọng, bắt chước một cách thiếu tôn trọng.

E. Gửi những tin nhắn, hình ảnh, video, bài viết nhằm gây tổn thương, tra tấn bạn khác.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào nội dung bài học và hiểu biết cá nhân để xác định tình huống bạo lực học đường và giải thích.

Lời giải chi tiết:

Hành vi bạo lực học đường là những câu:

A. Bởi vì hành vi này là xúc phạm danh dự của bạn bị chụp trộm.

B. Bởi vì đây là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác.

D. Bởi vì đây là hành vi lăng mạ, xúc phạm danh dự của bạn.

E. Bởi vì đây là hành vi bạo lực trực tuyến, bôi nhọ danh dự của bạn.

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường, các em cần:

- Nêu được biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường

- Đưa ra được những cách ứng phó với bạo lực học đường

- Biết một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường

- Biết lên án và ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường

3.1. Trắc nghiệm Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường - Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 7 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 42 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 2 trang 43 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 3 trang 43 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 4 trang 43 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 5 trang 43 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng 1 trang 43 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng 2 trang 43 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Giải Bài tập 1 trang 23 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 2 trang 24 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 3 trang 24 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 4 trang 25 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 5 trang 26 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 6 trang 27 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 7 trang 27 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

4. Hỏi đáp Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường - Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON