YOMEDIA
NONE

GDCD 7 Kết Nối Tri Thức Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa


Thực hiện quy định của pháp luật về việc bảo vệ di sản văn hóa là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người. Việc này sẽ góp phần vào việc phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và mang hình ảnh của Việt Nam tới bạn bè thế giới. Bài giảng Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa trong bộ sách Kết Nối Tri Thức dưới đây sẽ giúp các em có thêm nhiều hiểu biết về vấn đề này, đồng thời có những hành động phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

  Việt Nam có một kho tàng di sản văn hoá vô cùng phong phú, góp phần quan trọng vào việc giáo dục lịch sử, vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phát triển kinh tế, xây dựng và quảng bá hình ảnh của Việt Nam với thế giới.

Câu hỏi: Em hãy tìm và hát những làn điệu mang đậm bản sắc văn hóa quê hương, dân tộc: quan họ, chèo, hát ru,...Theo em, những làn điệu trên có có phải là di sản văn hóa của Việt Nam không? Vì sao?

Trả lời:

“Trúc xinh trúc mọc đầu đình

Em xinh em đứng một mình cũng xinh”

- Theo em, những làn điệu dân ca mang đậm bản sắc văn hóa quê hương, dân tộc chính là di sản văn hóa của Việt Nam.

- Bởi vì đây là những sản phẩm vật chất tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

1.1. Khái niệm di sản văn hoá và một số loại di sản văn hoá của Việt Nam

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin, quan sát các hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:

Trong tiến trình phát triển, nhân loại đã tạo ra nhiều sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lớn lao về mặt lịch sử, văn hoá, khoa học. Những sản phẩm đó được lưu truyền từ đời này qua đời khác, trở thành các di sản văn hoá đặc sắc của mỗi dân tộc trong vườn hoa đa sắc màu của văn hoá nhân loại.

Việt Nam là đất nước có kho tàng di sản văn hoá đa dạng. Có những di sản lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,...Có những di sản văn hoá phi vật thể thể hiện qua những sản phẩm tinh thần, không ngừng được tái tạo và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một số tín ngưỡng, loại hình nghệ thuật dân tộc,...

a) Trong những bức ảnh trên, đâu là di sản văn hóa? Đâu không phải là di sản văn hóa? Em hãy chỉ ra đâu là di sản văn hóa vật thể, đâu là di sản văn hóa phi vật thể?

b) Theo em di sản văn hóa là gì?

c) Kể thêm những di sản văn hóa khác ở Việt Nam mà em biết?

Trả lời: 

a)

Địa điểm

Di sản văn hóa

Không phải di sản văn hóa

Di sản văn hóa vật thể

Di sản văn hóa phi vật thể

Hồ Gươm, Hà Nội

X

 

X

 

Cầu Cần Thơ, thành phố Cần Thơ

 

X

   

Nhã nhạc cung đình Huế, Thừa Thiên Huế

     

X

Tháp Chăm, Ninh Thuận

   

X

 

Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh

   

X

 

Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

     

X

b) Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

c) Những di sản văn hóa khác ở Việt Nam mà em biết: Phố cổ Hội An, Quần thể danh thắng Tràng An, Hoàng thành Thăng Long, Khu di tích Mỹ Sơn,...

1.2. Ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

(1) Phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) là nơi lưu giữ những di sản văn hoá độc đáo. Nơi đây được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc đô thị với những ngôi nhà cổ và những công trình tôn giáo, tín ngưỡng đặc sắc. Hội An còn là nơi lưu giữ một nền văn hoá phi vật thể đa dạng, phong phú với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá,...Do vậy, phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới (năm 1999). Việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phố cổ Hội An vừa mang lại thu nhập cho ngành Du lịch vừa phát huy niềm tự hào về truyền thông lịch sử, văn hoá của dân tộc.

(Theo Nguyễn Quang Ngọc, Đô thị cổ Hội An: Quá trình lịch sử và hiện trạng di tích, Nông thôn và đô thị Việt Nam (Lịch sử, thực trạng và khuynh hướng biến đổi), NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

(2) Hằng năm, từ mùng 5 đến mùng 1 Tết, ở thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam thường diễn ra lễ Tịch điền. Vua Lê Đại Hành là vị hoàng đế đầu tiên mở đầu cho một lễ nghi "Tịch điền” mà các vương triều sau tiếp tục noi theo để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp. Lễ Tịch điền không chỉ thể hiện sự quan tâm của các vị vua đối với người nông dân mà còn góp phần tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ lòng biết ơn tiền nhân, tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp.

(Theo Trần Thị Vinh (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam- tập 2- từ thế kỷ X đến thế kỉ XIV, NXB Khoa học xã hội, 2013)

a) Di sản văn hóa phố cổ Hội An có ý nghĩa như thế nào với người dân Quảng Nam và cả nước?

b) Lễ Tịch điền có ý nghĩa như thế nào đối với người dân Hà Nam và cả nước?

c) Từ việc tìm hiểu ý nghĩa của các di sản văn hóa trên và những hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội.

Trả lời: 

a) Di sản văn hóa phố cổ Hội An có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với người dân Quảng Nam và cả nước vì:

- Lưu giữ những di sản văn hóa độc đáo

- Được xem như bảo bảo tàng sống về kiến trúc đô thị

- Lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng

b) Lễ Tịch điền có ý nghĩa quan trọng đối với người dân Hà Nam và cả nước vì không chỉ thể hiện sự quan tâm của các vị vua đối với người nông dân mà còn tuyên truyền , giáo dục các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ lòng biết ơn tiền thân, tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp.

c) Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội:

Trong nước:

- Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.

- Những di sản đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.

Thế giới:

- Tô đậm bản sắc riêng của dân tộc VN.

- Làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa thế giới.

1.3. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hoá

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Điều 14 Luật Di sản văn hoá năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định: tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá;

2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá;

3. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

4. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất.

5. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thầm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.

Xã V Có một ngôi chùa cổ được xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia. Chính quyền địa phương nơi đây luôn chăm lo việc bảo tồn, ngăn chặn và xử lí nghiêm những hành vi phá hoại, ảnh hưởng đến di tích. Bà con trong xã cũng thường nhắc nhau giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo để ngôi chùa luôn khang trang, sạch đẹp.

a) Chính quyền và nhân dân xã V đã thực hlện các quy định của pháp luật trong việc bảo vệ di sản văn hoá như thế nào?

b) Hãy nêu thêm các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hoá mà em biết.

Trả lời:

a) Chính quyền và nhân dân xã V đã thực hiện những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa:

+ Chăm lo bảo tồn ngăn chặn và xử lí nghiêm những hành vi phá hoại, ảnh hưởng đến di tích

+ Nhắc nhau giữ gìn, bảo vệ ,tôn tạo chùa luôn khang trang, sạch đẹp.

b) Điều 14 Luật Di sản văn hoá năm 2001 quy định: tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá;

2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá;

3. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

4. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;

5. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.

1.4. Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hoá

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp, quan sát các tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:

Thấy Hồng hay chọn điệu dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh để biễu diễn ở các ngày lễ của trường, một số bạn trong lớp không thích và muốn Hồng chọn những bài hát hiện đại, sôi động. Hồng từ chối và giải thích: “Dân ca Ví, Giặm là sản phẩm đại diện, tiêu biểu cho gia tài văn hoá của vùng đất xứ Nghệ. Mình muốn giới thiệu loại hình dân ca độc đáo này với mọi người”.

a) Em hãy nêu những việc làm góp phần bảo tồn di sản văn hóa trong trường hợp và các bức tranh trên

b) Theo em, học sinh cần làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ và phát triển di sản văn hóa ở Việt Nam?

Trả lời:

a) Trường hợp: Hồng đã biểu diễn điệu dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trong các ngày lễ của trường và từ chối lời đề nghị biểu diễn các bài hát hiện đại của bạn cùng lớp.

Bức tranh 1: Bạn nhỏ đã giới thiệu di sản văn hóa của địa phương mình cho những người đến tham quan.

Bức tranh 2: Các bạn nhỏ đã thông báo cho chú công an về hành vi vẽ bậy lên bức tường ở đình làng của một số thanh niên để chú công an kịp thời xử lí được những hành vi phá hoại di sản văn hóa.

Bức tranh 3: Bạn nhỏ đã vẽ những bức tranh về hồ Gươm và giới thiệu với những vị du khách nước ngoài về di sản văn hóa của đất nước mình.

Bức tranh 4: Mọi người thường xuyên quét dọn, vệ sinh khu di tích để giữ khu di tích luôn luôn sạch sẽ.

b) Theo em, học sinh cần:

+ Tham gia các lễ hội truyền thống

+ Không vứt rác bừa bãi

+ Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, giữ gìn sạch đẹp các di sản văn hóa ở địa phương

+ Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa

+ Tôn trọng, học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới để làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của dân tộc mình

+ Lên án các hành vi cố ý phá hoại, làm ảnh hưởng đến di sản văn hóa.

  1. Di sản văn hoá là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Di sản văn hoá gồm di sản văn hoá vật thể (Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn,...) và di sản văn hoá phi vật thể (Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Mộc bản Triều Nguyễn, Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ,...).

  2. Bảo tồn di sản văn hoá góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và làm phong phú kho tàng di sản văn hoá thế giới.

  3. Pháp luật nước ta có những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá, thể hiện ở Luật Di sản văn hoá năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

  4. Học sinh có trách nhiệm: tìm hiểu, giới thiệu về các di sản văn hoá; giữ gìn các di sản văn hoá; đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá.

Bài tập minh họa

Bài tập: Khi đào mống xây dựng nhà ở, ông A đã phát hiện 1 chiếc bình cổ thời Lý, ông vội vàng đem cất chiếc bình đó đi.

a. Theo em, việc làm của ông A là đúng hay sai ? Vì sao?

b. Nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ làm gì?

Hướng dẫn giải:

Dựa vào nội dung bài học và hiểu biết cá nhân để phân tích tình huống:

a. Ông A làm như vậy là sai:

+ Chiếc bình không thuộc sở hữu của ông A

+ Cần phải giao chiếc bình cho cơ quan chức năng

b. Nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ:

+ Vận động ông A đem nộp chiếc bình cho chính quyền

+ Giải thích cho ông A hiểu cần bảo tồn di sản văn hóa 

Lời giải chi tiết:

a. Ông A làm như vậy là sai. Vì chiếc bình không thuộc sở hữu của ông A, nên ông A không có quyền giữ chiếc bình đó cho mình. Theo quy định của pháp luật thì mọi di sản trong lòng đất đều thuộc sở hữu của toàn dân. Vì vậy khi phát hiện ra chiếc bình, ông A phải giao nộp cổ vật do mình tìm được cho cơ quan Nhà nước để bảo tồn di sản văn hóa.

b. Nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ: vận động ông A đem nộp chiếc bình cho chính quyền hoặc cơ sở văn hoá ở địa phương; giải thích cho ông A hiểu:

- Nghĩa vụ của công dân là giao nộp cổ vật do mình tìm được cho cơ quan Nhà nước.

- Ích lợi của việc làm đó là để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ, giữ gìn và có kế hoạch nghiên cứu, giới thiệu nhằm phát huy giá trị của nó.

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa, các em cần:

- Nêu được khái niệm di sản văn hoá và một số loại di sản văn hoá của Việt Nam

- Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội

- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá

- Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hoá

- Nêu được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó

- Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá

3.1. Trắc nghiệm Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa - Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 5 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 29 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 2 trang 30 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 3 trang 30 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 4 trang 30 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng 1 trang 30 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng 2 trang 30 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Giải Bài tập 1 trang 16 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 2 trang 16 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 3 trang 16 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 4 trang 17 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 5 trang 17 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 6 trang 19 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 7 trang 19 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

4. Hỏi đáp Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa - Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF