YOMEDIA
NONE

GDCD 6 Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Kết nối tri thức


Tài liệu GDCD 6 Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam SGK Kết nối tri thức được HOC247 biên tập và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh lớp 6 với phần tóm tắt lí thuyết và bài tập minh họa, giúp các em học sinh tìm hiểu kiến thức. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm công dân

- Công dân là người dân của một nước, có quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định

- Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó.

1.2. Căn cứ xác định công dân nước CHXHCN VN

- Công dân nước CHXHCNVN là người có quốc tịch VN

- Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam

- Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra đều có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch.

- Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra đều có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai.

- Trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con.

- Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.

- Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra cha mẹ đều là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam

- Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại Việt Nam

- Trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam.

Bài tập minh họa

2.1. Khởi động

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid – 19 (năm 2020, 2021), Chính phủ Việt Nam đã tổ chức nhiều chuyến bay đón công dân Việt Nam từ những vùng dịch nguy hiểm trên thế giới về nước an toàn.

Theo em, vì sao Chính phủ Việt Nam quan tâm đến việc công dân Việt Nam về nước? Hãy chia sẻ cảm xúc của em khi được là công dân Việt Nam.

Hướng dẫn giải:

Để trả lời câu hỏi này các em cần đọc và phân tích nội dung tình huống, kết hợp liên hệ thực tế và kiến thức bản thân rút ra câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Theo em, Chính phủ Việt Nam quan tâm đến việc đưa công dân Việt Nam về nước vì chính phủ quan tâm đến sức khỏe, tính mạng của đồng bào, của công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài, muốn bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam một cách tốt nhất.

- Cảm xúc của em khi được là công dân Việt Nam: Em rất tự hào khi được sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, hiện nay Việt Nam vẫn còn là một nước đang phát triển có nền kinh tế không quá cao nhưng chính phủ Việt Nam đã dốc hết sức để đón được các công dân đang làm việc tại nước ngoài về nước. Đó là hành động vô cùng nhân đạo và nhân văn trong đại dịch Covid 19 này.

2.2. Khám phá

2.2.1. Khái niệm công dân 

Câu 1

Em hãy quan sát các cuốn hộ chiếu dưới đây và cho biết đó là hộ chiếu của quốc gia nào. Ý nghĩa của những cuốn hộ chiếu đó?

Hướng dẫn giải:

Để trả lời câu hỏi này các em tiến hành quan sát hình ảnh kết hợp kiến thức thực tế bản thân trình bày câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Hộ chiếu quốc gia lần lượt là: Việt Nam, Nga, Nhật Bản. 

- Ý nghĩa của cuốn hộ chiếu đó để nhận diện quốc tịch của một ai đó, nhìn vào hộ chiếu chúng ta biết được họ đến từ đâu.

Câu 2

Đề bài: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Nhóm của Toàn đang thảo luận về khái niệm công dân, một số ý kiến được nêu ra:

- Minh: Công dân là những người dân sống trong cùng một nước.

- Thắng: Công dân là những người dân sống trong một nước, có cùng màu da, cùng tiếng nói.

- Toàn: Công dân là người mang quốc tịch của quốc gia, có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quốc gia đó quy định.

Theo em, ý kiến của bạn nào thể hiện đầy đủ khái niệm công dân? Giải thích vì sao?

Hướng dẫn giải:

- Để trả lời câu hỏi này các em cần đọc kĩ nội dung tình huống, phân tích tình huống giải quyết vấn đề.

Lời giải chi tiết:

- Theo em, ý kiến của bạn Toàn thể hiện đầy đủ khái niệm công dân nhất.

- Giải thích: Vì theo quy định của Hiến pháp nước Việt Nam thì công dân là người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định.

2.2.2. Căn cứ xác định công dân nước CHXHCN VN

Thông tin

Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 (trích)

Điều 5. Quan hệ giữa Nhà nước và công dân (trích)

1. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam

Điều 15: Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam

Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.

Điều 16. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam

1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không có quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.

Điều 17. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha là người không có quốc tịch

1. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không có quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam. 

2. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai có quốc tịch Việt Nam.

Điều 18. Quốc tịch của trẻ em sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam (trích)

1. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

a. Căn cứ nào để xác định một người là công dân Việt Nam?

b. Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào trẻ em là công dân Việt Nam?

- Trẻ em khi sinh ra có cả cha và mẹ là công dân Việt Nam.

- Trẻ em khi sinh ra có cha là công dân Việt Nam, mẹ là công dân nước ngoài.

- Trẻ em khi sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam, cha là người không quốc tịch.

- Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có cha mẹ mẹ là người không có quốc tịch những có nơi thường trú tại Việt Nam.

- Trẻ em bị bỏ rơi ở Việt Nam, không rõ cha, mẹ là ai.

Hướng dẫn giải:

- Đọc nội dung thông tin và giải quyết vấn đề.

Lời giải chi tiết

a. Căn cứ để xác định một người là công dân nước Việt Nam là: 

- Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam

- Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam

- Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không có quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

- Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.

- Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không có quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam. 

- Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai có quốc tịch Việt Nam.

- Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

b. Trong các trường hợp trên, trường hợp trẻ em là công dân Việt Nam là:

- Trẻ em sinh ra có cha và mẹ là công dân Việt Nam.

- Trẻ em sinh ra có cha là công dân Việt Nam, Mẹ là công dân nước ngoài.

- Trẻ em sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam, cha là người không quốc tịch.

- Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.

- Trẻ em bị bỏ rơi, không rõ cha mẹ là ai.

 Luyện tập

Sau bài học này, em có thể nắm được các nội dung sau:

+ Nêu được khái niệm công dân.

+ Nêu được căn cứ xác định công dân nước Cộng hòa xã hộ chủ nghĩa Việt Nam.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 9 Kết nối tri thức cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 6 Bài 9 Kết nối tri thức để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 43 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức

Luyện tập 2 trang 44 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức

Vận dụng 1 trang 44 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức

Vận dụng 2 trang 44 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức

Giải bài 1 trang 33 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức

Giải bài 2 trang 33 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức

Giải bài 3 trang 34 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức

Giải bài 4 trang 34 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức

Giải bài 5 trang 34 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức

Hỏi đáp Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON