HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh tài liệu GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm SGK Kết nối tri thức, được biên soạn và tổng hợp với phần lí thuyết và bài tập minh họa chi tiết, dễ hiểu giúp các em bám sát nội dung chương trình SGK. Hi vọng tài liệu giúp ích cho các em. chúc các em có kết quả học tập tốt.
Tóm tắt bài
1.1. Nhận biết các tình huống nguy hiểm và hậu quả của nó
Tình huống nguy hiểm là những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.
Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội.
Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây tổn thất cho con người và xã hội.
1.2. Cách ứng phó trước những tình huống nguy hiểm
Ứng phó khi bị bắt cóc
Ứng phó khi có hỏa hoạn
Ứng phó khi bị đuối nước
Ứng phó khi gặp mưa dông, lốc, sét.
Ứng phó khi gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất.
Để ứng phó với tình huống nguy hiểm, cần phải thật bình tĩnh, suy nghĩ thật kĩ, tìm kiếm sự hỗ trợ và các cách ứng phó phù hợp, an toàn. Khi gặp tình huống nguy hiểm khó có thể đối đầu, cần trốn chạy, kêu cứu. Sau đó, tìm cách để lại dấu vết, thông tin để báo cho người thân, công an và người xung quanh. Một số trường hợp cân nhắc đánh thật mạnh vào chỗ hiểm của kẻ xấu để có thể bảo vệ mình.
1.3. Ý nghĩa
Chủ động tìm hiểu, học tập các kỹ năng ứng phó trong mỗi tình huống nguy hiểm sẽ giúp chúng ta bình tĩnh, tự tin, thoát khỏi nguy hiểm trong cuộc sống.
Bài tập minh họa
2.1 Khởi động
Em hãy chia sẻ về một tình huống nguy hiểm mà em đã từng gặp hoặc chứng kiến theo gợi ý sau:
- Tình huống đó diễn ra khi nào?
- Em đã làm gì khi gặp tình huống đó?
Hướng dẫn giải:
- Liên hệ thực tế bản thân để xác định tình huống nguy hiểm bản thân đã từng gặp hoặc chứng kiến theo gợi ý sau:
- Tình huống đó diễn ra khi nào?
- Em đã làm gì khi gặp tình huống đó?
Lời giải chi tiết:
Một tình huống nguy hiểm mà em đã từng gặp: Trên đường đi học về, có một người lạ mặt đi xe máy tiến lại gần em tự xưng là bạn của bố em và có ý muốn rủ em lên xe chở về nhà em. Sau đó em nhớ ra những lời bố mẹ đã dặn, không lên xe của người lạ và em đã chạy thật nhanh đến khu đông người nhờ sự giúp đỡ.
- Tình huống diễn ra khi em đang trên đường đi học về
- Cách xử lý: em đã không lên xe của người lạ và chạy đến nơi đông người nhờ sự giúp đỡ.
2.2. Khám phá
2.2.1. Nhận biết các tình huống nguy hiểm và hậu quả của nó
Em hãy đọc các thông tin, tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
1. Khi đang chơi trước cửa nhà, Lan thấy một người phụ nữ lạ mặt giới thiệu là người quen, muốn gặp mẹ Lan để gửi đồ và trao đổi công việc. Lan mở cửa và lễ phép mời người phụ nữ lạ mặt vào nhà. Sau đó, Lan cảm thấy buồn ngủ và ngủ thiếp đi. Đến khi tỉnh dậy, Lan thấy mẹ mình ngồi bên cạnh, trong nhà có nhiều người, có cả công an. Lan lơ mơ hiểu ra là nhà mình vừa bị mất trộm.
2. Mưa dông, mưa đá, lốc xoáy, sét thường gây thiệt hại lớn về tài sản, hoa màu và con người. Nhiều ngôi nhà bị tốc mái, sập, hư hỏng nặng, khiến các gia đình rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”, cuộc sống bị đảo lộn. Nhiều người bị thương, thậm chí có người còn bị thiệt mạng do những hiện tượng thiên tai khốc liệt.
3. Đang ngồi học bài, Hải nghe tiếng còi xe cứu hỏa rú vang cả khu phố. Nhìn qua cửa sổ, thấy ngọn lửa bùng cháy dữ dội từ ngôi nhà bên cạnh, Hải cầm vội chiếc khăn ướt che mũi, men theo cầu thang chạy xuống tầng một để thoát ra ngoài.
4. Vào mùa mưa, ở một số tỉnh miền núi thường xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất. Đây là loại hình thiên tai gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
a. Các thông tin, tình huống trên đề cập đến những tình huống nguy hiểm nào? Những tình huống này có thể gây ra hậu quả gì?
b. Hãy kể thêm những tình huống nguy hiểm mà em biết hoặc đã trải qua trong cuộc sống hằng ngày.
Hướng dẫn giải:
- Để trả lời câu hỏi trên các em cần đọc kĩ nội dung từng tình huống, tiến hành phân tích nội dung và phân tích giải quyết vấn đề.
Lời giải chi tiết:
a) Các thông tin, tình huống trên đề cập đến những tình huống nguy hiểm; Những tình huống này có thể gây ra hậu quả:
1. Tình huống này Lan bị kẻ trộm lừa gạt, mạo danh bạn của mẹ để đột nhập nhà của Lan và trộm cắp tài sản. Tình huống này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như bắt cóc trẻ em, trộm cắp tài sản, giết người,…
2. Tình huống mưa dông, mưa đá, lốc xoáy, sấm, sét. Tình huống này gây thiệt hại lớn về tài sản, hoa màu và con người, nhiều ngôi nhà bị tốc mái, bị sập, hư hỏng nặng khiến các gia đình rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”, nhiều người bị thương thâm chí thiệt mạng.
3. Tình huống gặp cháy lớn, hỏa hoạn, cháy trong chung cư. Tình huống này rất nguy hiểm, dễ gây chết người, thiệt hại lớn về tài sản.
4. Tình huống lũ quét, lũ ống, sạt lở đất vào mùa mưa ở miền núi. Đây là loại hình thiên tai gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
b) Những tình huống nguy hiểm mà em biết hoặc đã trải qua trong cuộc sống hằng ngày: Té ngã trong sân trường; trẻ em rơi từ tầng cao của chung cư xuống đất; chơi thể thao bị chấn thương; mang vác đồ quá nặng; tư thế ngồi học sai; trẻ em bị hóc, nghẹn thức ăn; bị đuối nước,…
2.2.2. Cách ứng phó trước những tình huống nguy hiểm
Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Chiều nay, Hoa đi học về muộn hơn mọi ngày. Khi đi đến đoạn đường vắng, em bị một kẻ lạ mặt bất ngờ kéo tay lôi lên xe máy.
a. Nếu là Hoa, trong trường hợp trên, em sẽ lựa chọn cách nào dưới đây để thoát khỏi nguy hiểm? Vì sao?
- Gào khóc thật to để người khác nghe thấy.
- Nói thật to và rõ: “Dừng lại ngay” hoặc “Cứu tôi với” để người xung quanh phát hiện ra, tới cứu giúp.
- Bỏ chạy.
b. Em cần làm gì để tránh gặp phải tình huống trên?
Hướng dẫn giải:
- Để trả lời câu hỏi trên các em cần đọc kĩ nội dung từng tình huống, tiến hành phân tích nội dung và phân tích giải quyết vấn đề.
- Liên hệ thực tế
Lời giải chi tiết:
a) Nếu là hoa trong trường hợp trên, em sẽ lựa chọn cách để thoát khỏi nguy hiểm: Nói thật to và rõ: “Dừng lại ngay đi” hoặc “Cứu tôi với” để người xung quanh phát hiện ra tới giúp… Vì có như vậy thì mọi người xung quanh mới biết mình đang gặp nguy hiểm và đến giúp đỡ mình.
b) Để tránh gặp phải như tình huống trên em sẽ làm như sau: Em sẽ không đi 1 mình nơi vắng vẻ hoặc đi cùng người lớn, bạn bè của mình để tránh gặp phải tình huống trên.
2.2.3. Ý nghĩa
Em hãy quan sát các chỉ dẫn để phòng cháy, chữa cháy dưới đây để thảo luận cách ứng phó trong các trường hợp:
Hướng dẫn giải:
- Để trả lời câu hỏi trên các em cần đọc kĩ nội dung trong hình ảnh, tiến hành thảo luận cách xử lí
- Liên hệ thực tế
Lời giải chi tiết:
Thảo luận cách ứng phó khi gặp các trường hợp trên:
- Khi phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn sẽ thông báo cho mọi người xung quanh, nhanh chóng tìm cách bảo vệ cơ thể và chạy thoát khỏi đám cháy, sau đó gọi 114 (cứu hỏa) để lực lượng cứu hỏa đến giải cứu đám cháy nổ.
- Khi bị mắc kẹt trong đám cháy: thoát ngay theo đường hành lang, cầu thang bộ và ban công ở tầng thấp; nếu đám cháy lan tới nơi mình đứng cần dùng khăn thấm nước che mặt, che người; đi khom hoặc bò trên đường di chuyển để thoát khỏi đám cháy; đóng các cửa trên đường di chuyển để tránh lửa lan rộng ra ra.
- Khi bị lửa bén vào quần áo thì nhanh chóng nằm ngay xuống đất và lăn qua lăn lại dập tắt đám lửa bén và tìm cách thoát khỏi đám cháy.
Luyện tập
Sau bài học này, em có thể nắm được các nội dung sau:
+ Nhận biết được các tình huống nguy hiểm và hậu quả của những tình huống nguy hiểm đối với trẻ em.
+ Nêu được cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm.
+ Thực hành được cách ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 7 Kết nối tri thức cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
- A. Sóng thần
- B. Bão
- C. Mưa giông
- D. Cả 3 phương án trên
-
- A. Hỏa hoạn trong nhà
- B. Bão
- C. Đua xe trái phép
- D. Nô đùa chạy nhảy khi đi cầu thang
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 6 Bài 7 Kết nối tri thức để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Luyện tập 1 trang 34 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức
Luyện tập 2 trang 34 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức
Luyện tập 3 trang 34 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức
Vận dụng 1 trang 34 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức
Vận dụng 2 trang 34 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức
Giải bài 1 trang 25 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Giải bài 2 trang 26 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Giải bài 3 trang 26 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Giải bài 4 trang 26 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Giải bài 5 trang 27 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Giải bài 6 trang 27 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Giải bài 7 trang 28 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Giải bài 8 trang 28 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Giải bài 9 trang 28 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Giải bài 10 trang 29 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Hỏi đáp Bài 6: Tự nhận thức bản thân
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!