YOMEDIA
NONE

Địa lí 8 Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)


Học 247 giới thiệu đến các em học sinh bài: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) giúp các em tìm hiểu quá trình thành lập và phát triển ASEAN. Hiệp hội đã tạo ra sự liên kết phát triển kinh tế xã hội giữa các nước thành viên như thế nào? 

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á

Lược đồ các nước thành viên ASEAN

(Lược đồ các nước thành viên ASEAN)

  • Bắt đầu thành lập kể từ năm 1967 với mục tiêu hợp tác về mặt quân sự, kể từ năm 1995 cho đến nay hiệp hội được mở rộng với mười nước thành viên và mục tiêu hoạt động họp tác nhau để cùng phát triển đồng đều, ổn định trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của nhau.

1.2. Hợp tác để phát triển kinh tế xã hội

  • Thuận lợi:
    • Vị trí gần gũi thuận lợi cho việc giao thông đi lại hợp tác với nhau.
    • Có những nét tương đồng trong sản xuất, sinh hoạt, trong lịch sử nên rất dễ dàng hòa hợp.
    • Có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, văn hoá, xã hội để hợp tác phát triển kinh tế.
  • Những biểu hiện của sự hợp tác:
    • Các nước cùng hợp tác phát triển kinh tế - xã hội.
    • Nước phát triển giúp đỡ nước còn kém phát triển hơn .
    • Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.
    • Xây dựng các hệ thống đường giao thông nối liền các nước trong khu vực.
    • Phối kết hợp cùng khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê-kông.
    • Đoàn kết , hợp tác cùng giải quyết những khó khăn trong quá trình phát triển.
  • Sự hợp tác đã đem lại nhiều kết quả trong kinh tế, văn hoá, xã hội mỗi nước.
  • Sự nỗ lực phát triển kinh tế của từng quốc gia và kết quả của sự hợp tác các nước trong khu vực đã tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế.

1.3. Việt Nam trong ASEAN

  • Tham gia vào ASEAN Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế xã hội.
  • Tuy nhiên hiện nay có những cản trở:
    • Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế xã hội, khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ là những thách thức đòi hỏi có giải pháp vượt qua, góp phần tăng cường hợp tác giữa các nước trong khu vực.

Bài tập minh họa

Câu 1: Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN.

  • Lợi thế: có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, cụ thể:
  • Về quan hệ mậu dịch:
    • Tốc độ tăng trưởng trong buôn bán với các nước ASEAN đạt khá cao: từ năm 1990 đến năm 2000 tăng trung bình 26,8%/năm.
    • Tỉ trọng giá trị hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam.
    • Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN là gạo, với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.
    • Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử.
    • Về hợp tác phát triển kinh tế: Dự án phát triển hành lang Đông Tây tại lưu vực sông Mê Công tạo điều kiện để khai thác tài nguyên và nhân công tại những vùng còn nhiều khó khăn của một số nước trong khu vực, giúp những vùng này phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo.
  • Khó khăn: sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế xã hội, sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ…

Câu 2: Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi qua thời gian như thế nào?

  • Trong 25 năm đầu, Hiệp hội được tổ chức như một khối hợp tác về quân sự.
  • Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu hướng chính.
  • Đến năm 1998 đặt ra mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều”.
  • Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.

Câu 3: Vẽ biểu đồ hình cột và nhận xét GDP/người của các nước ASEAN theo bảng số liệu dưới đây:

Bảng 17.1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của một số nước Đông Nam Á năm 2001 (Đơn vị: USD)

Nước

GDP/người

Nước

GDP/người

Nước

GDP/người

Bru-nây

12 300

Lào

317

Thái Lan

1 870

Cam-pu-chia

280

Ma-lai-xia

3 680

Việt Nam

415

In-đô-nê-xia

680

Phi-lip-pin

930

Xin-ga-po

20 740

  •  Vẽ biểu đồ

Biểu đồ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của một số nước Đông Nam Á năm 2001

(Biểu đồ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của một số nước Đông Nam Á năm 2001)

 

  • Nhận xét:
    • GDP/người giữa các nước ASEAN không đều.
    • Nước có GDP/người cao nhất là Xin-ga-po (20740 USD), tiếp theo là Bru- nây (12300 USD), Ma-lai-xi-a (3680 USD), Thái Lan (1870 USD).
    • Các nước có GDP/người thấp dưới 1000 USD là Phi-líp-pin (930 USD), In-đô- nê-xi-a (680 USD), Việt Nam (415 USD), Lào (317 USD), Cam-pu-chia (280 USD).
    • GDP/người của Xin-ga-po gấp 74 lần GDP/người của Cam-pu-chia, gấp 65,4 lần GDP/người của Lào, gấp gần 50 lần GDP/người của Việt Nam…

3. Luyện tập và củng cố

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 17 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 8 Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 61 SGK Địa lý 8

Bài tập 2 trang 61 SGK Địa lý 8

Bài tập 3 trang 61 SGK Địa lý 8

Bài tập 4 trang 61 SGK Địa lý 8

Bài tập 1 trang 48 SBT Địa lí 8

Bài tập 2 trang 49 SBT Địa lí 8

Bài tập 3 trang 50 SBT Địa lí 8

Bài tập 4 trang 50 SBT Địa lí 8

Bài tập 1 trang 20 Tập bản đồ Địa Lí 8

Bài tập 2 trang 20 Tập bản đồ Địa Lí 8

Bài tập 3 trang 20 Tập bản đồ Địa Lí 8

4. Hỏi đáp Bài 17 Địa lí 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON