YOMEDIA
NONE

Luyện tập trang 23 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 23 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức

Dựa vào thông tin trong mục 2 và các hình 6.3, 6.4, hãy mô tả kết quả khi các mảng kiến tạo xô vào nhau hoặc tách xa nhau.

Hình 6.3. Hai mảng kiến tạo xô vào nhau Hình 6.4. Hai mảng kiến tạo tách xa nhau

 

 

 

 

 

ATNETWORK

Hướng dẫn giải chi tiết Luyện tập trang 23

Hướng dẫn giải:

Đọc thông tin trong mục 2 (thuyết kiến tạo mảng) và quan sát các hình 6.3, 6.4.

- Khi 2 mảng kiến tạo xô vào nhau: hình thành các dãy núi lục địa cao, đồ sộ hoặc tạo thành các vực biển sâu và dãy núi cao.

- Khi 2 mảng kiến tạo tách xa nhau: tạo ra vết nứt lớn, macma trào lên tạo thành các dãy núi nằm dọc vết nứt

Lời giải chi tiết:

Kết quả:

- Khi 2 mảng kiến tạo xô vào nhau:

+ Khi 2 mảng lục địa xô vào nhau: hình thành các dãy núi lục địa cao, đồ sộ.

Ví dụ: Dãy Hi-ma-lay-a hình thành do 2 mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-lia và Âu - Á xô vào nhau.

+ Khi 1 mảng đại dương xô húc 1 mảng lục địa: tạo thành các vực biển sâu và dãy núi cao.

Ví dụ: Mảng Na-xca xô húc với mảng Nam Mỹ tạo thành vực biển Pê-ru - Chi-lê và dãy An-đét.

- Khi 2 mảng kiến tạo tách xa nhau: tạo ra vết nứt lớn, macma trào lên tạo thành các dãy núi nằm dọc vết nứt, kèm theo động đất hoặc núi lửa.

Ví dụ: Sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương.

⇒ Nhìn chung, vùng tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là những nơi không ổn định, thường có hoạt động kiến tạo xảy ra, kèm theo động đất và núi lửa.

-- Mod Địa Lý 10 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Luyện tập trang 23 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON