Hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Chương 7 Bài 17 Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí giúp các em có thể hiểu bài nhanh hơn và phương pháp học tốt hơn.
-
Câu hỏi trang 69 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Dựa vào hình 17 và thông tin trong bài, em hãy:
- Xác định giới hạn của vỏ địa lí ở lục địa và đại dương.
- So sánh sự khác nhau về giới hạn, chiều dày và thành phần cấu tạo giữa vỏ địa lí và vỏ Trái Đất.
-
Câu hỏi mục II.1 trang 70 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày khái niệm quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí.
-
Câu hỏi mục II.2 trang 70 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy cho ví dụ về mối quan hệ qua lại, phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành phần tự nhiên trong vỏ địa lí.
-
Câu hỏi mục II.3 trang 70 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết, con người cần khai thác và sử dụng tự nhiên như thế nào để đảm bảo yêu cầu của sự phát triển bền vững.
-
Luyện tập 1 trang 70 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Cho ví dụ về sự thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến chế độ nước của sông ngòi miền nhiệt đới.
-
Luyện tập 2 trang 70 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Việc nghiên cứu toàn diện điều kiện địa lí trước khi khai thác lãnh thổ có ý nghĩa như thế nào trong sử dụng và bảo vệ tự nhiên?
-
Vận dụng trang 70 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Em hãy sưu tầm tư liệu để viết một báo cáo ngắn về hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn đối với môi trường tự nhiên và đời sống của người dân.
-
Giải Câu hỏi 1 trang 59 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.
1.1. Thành phần cấu tạo nên vỏ địa lí không bao gồm
A. khí quyển
B. sinh quyển
C. thủy quyển
D. tầng badan
1.2. Chiều dày của vỏ địa lí khoảng
A. 30 – 35 km.
B. 5 – 70 km.
C. 15 – 2900 km.
D. 2900 – 6370 km.
1.3. Nguyên nhân sinh ra quy luật thống nhất và hoàn chỉnh là do các thành phần của vỏ địa lí
A. có sự tồn tại độc lập và riêng lẻ.
B. xâm nhập và trao đổi với nhau
C. không gắn bó mật thiết với nhau
D. chỉ chịu ảnh hưởng của nội lực
1.4. Trong tự nhiên, nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ đó là
A. khái niệm về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí.
B. nguyên nhân sinh ra quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí.
C. biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí.
D. ý nghĩa của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí.
1.5. Ý nghĩa quan trọng của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh trong vỏ địa lí là giúp con người ở mọi nơi trên Trái Đất
A. gia tăng sản xuất và phát triển kinh tế
B. đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên
C. không tác động vào các yếu tố tự nhiên
D. khai thác và sử dụng tự nhiên hợp lí
1.6. Mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên trong vỏ địa lí bị can thiệp chủ yếu bởi
A. sự biến đổi của khí hậu toàn cầu
B. mực nước biển ngày càng dâng cao
C. các hoạt động du lịch của con người
D. sản xuất và sinh hoạt của con người
-
Giải Câu hỏi 2 trang 60 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Em hãy sắp xếp các hình ảnh sau thành một sơ đồ thể hiện chuỗi phản ứng dây chuyển trong môi trường.
-
Giải Câu hỏi 3 trang 61 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Dựa vào hình 17 trong SGK, em hãy so sánh sự khác nhau giữa vỏ địa lí với vỏ Trái Đất.
Vỏ địa lí
Vỏ Trái Đất
Giới hạn
Chiều dày
Thành phần cấu tạo
-
Giải Câu hỏi 4 trang 61 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Vì sao trước khi khai thác bất kì lãnh thổ nào cũng nên nghiên cứu toàn diện điều kiện tự nhiên của lãnh thổ đó?