YOMEDIA
NONE

Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống


Ngày nay hệ thống định vị toàn cầu GPS mang đến những lợi ích cho con người về việc xác định vị trí của người, vật hay một địa điểm nào đó. Vậy, cấu tạo của hệ thống GPS như thế nào? GPS là gì? Thế nào là bản đồ số? Cùng HOC247 trả lời các câu hỏi này thông qua nội dung Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hệ thống định vị toàn cầu (GPS)

1.1.1. Khái niệm

- GPS (Global Positioning System) là hệ thống định vị toàn cầu, xác định vị trí của vật thể dựa vào hệ thống vệ tinh nhân tạo.

- Cấu tạo của hệ thống định vị toàn cầu GPS bao gồm ba bộ phận chính: bộ phận không gian, bộ phận điều khiển mặt đất và bộ phận sử dụng.

Hình 3.1. Cấu tạo của hệ thống GPS

Trong đó: 

- Bộ phận không gian gồm nhiều vệ tinh hợp lại, truyền tín hiệu và thông tin đến người sử dụng. 

- Bộ phận điều khiển gồm các trạm theo dõi, giám sát hoạt động của GPS. 

- Bộ phận sử dụng gồm các máy thu tín hiệu GPS, phần mềm xử lý số liệu và những thiết bị sử dụng tương ứng, làm nhiệm vụ tiếp nhận, theo dõi và đo đạc những tín hiệu do GPS phát ra, nhằm mục đích định vị và dẫn đường.

1.1.2. Một số ứng dụng của GPS

- Ngày nay, hệ thống định vị toàn cầu đã được đưa vào sử dụng rộng rãi, phục vụ cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động thường ngày của con người trên toàn thế giới.

- Trong đời sống hằng ngày, GPS đã trở thành một công cụ định vị và dẫn đường cho độ chính xác tương đối cao với hầu hết các ngành giao thông vận tải (như ngành vận tải hàng không trong hình 3.2), giúp cho việc di chuyển thuận lợi, nhanh chóng, công tác tìm kiếm và cứu hộ cũng sẽ có hiệu quả hơn.

Hình 3.2. Ứng dụng của GPS trong giao thông hàng không

- Hiện nay, việc ứng dụng GPS vào các hoạt động giải trí ngày càng phổ biến. Các thiết bị máy thu GPS được cải tiến, tích hợp trên các thiết bị cầm tay như điện thoại di động như hình 3.3, máy GPS cầm tay,... cho phép định vị các điểm du lịch, các khu vui chơi, giải trí, trụ ATM, nhà hàng, khách sạn,...

Hình 3.3. Ứng dụng của GPS trong việc xác định vị trí bằng điện thoại thông minh

- Ngoài ra, GPS còn được ứng dụng để cảnh báo trước các địa điểm có thể xảy ra thiên tai như động đất, sóng thần,... từ đó giúp con người phòng chống và giảm nhẹ những hậu quả của thiên tai, ….

1.2. Bản đồ số

1.2.1. Khái niệm

- Bản đồ số là loại bản đồ được thành lập dưới dạng dữ liệu máy tính trên cơ sở xử lí số liệu nhận được từ các thiết bị quét chuyên dụng, ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, viễn thám hoặc số hoá các bản đồ truyền thống. Toàn bộ thông tin về các đối tượng địa lí trong bản đồ số được mã hoá thành dữ liệu số và lưu trữ.

So sánh bản đồ số với bản đồ truyền thống:

- Bản đồ số được tổ chức và lưu trữ gọn nhẹ, khác với bản đồ truyền thống ở chỗ: Bản đồ số chỉ là các file dữ liệu ghi trong bộ nhớ máy tính và có thể thể hiện ở dạng hình ảnh giống như bản đồ truyền thống trên màn hình máy tính.

- Nhờ các máy tính có khả năng lưu trữ khối lượng thông tin lớn, khả năng tổng hợp, cập nhật, phân tích thông tin và xử lý dữ liệu bản đồ phong phú nên bản đồ số được ứng dụng rộng rãi và đa dạng hơn rất nhiều so với bản đồ giấy.

- Tính ưu việt của bản đồ số so với bản đồ giây 

+ Cho phép đo tính khoảng cách, diện tích, chu vi 

+ Xây dựng các bản đồ theo yêu cầu người sử dụng 

+ Cập nhật và hiện chỉnh thông tin. 

+ Chồng xếp hoặc tách lớp thông tin theo ý muốn. 

+ Dễ dàng biên tập tạo ra bản đồ số khác và in ra bản đồ mới. 

+ Có khả năng liên kết sử dụng trong mạng máy tính. 

+ Dễ dàng in ra với số lượng và tỉ lệ tùy thích

+ Ứng dụng công nghệ đa phương diện liên kết dữ liệu thông qua mạng cục bộ, diện rộng, toàn cầu.

1.2.2. Ứng dụng của bản đồ số trong đời sống

- Bản đồ số có rất nhiều ứng dụng khác nhau trong đời sống. Chỉ với các thiết bị hiển thị có hỗ trợ hệ thống định vị toàn cầu, kết hợp với các bản đồ số trong thiết bị đó, chúng ta có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

- Trong đó, tìm đường đi là một nhu cầu phổ biến trong đời sống và là nhu cầu mà bản đồ số có thể hỗ trợ tốt nhất cho người dùng. Bằng các thiết bị điện tử thông minh, chúng ta có thể tự lựa chọn những địa điểm mà mình muốn đến.

Hình 3.4. Sử dụng bản đồ để tìm đường đi

- Ngoài ra, còn nhiều ứng dụng của bản đồ số như: lưu địa chỉ nhà và trường học hay nơi làm việc, chia sẻ vị trí, thu phóng bản đồ, xem bản đồ ngoại tuyến, sử dụng giọng nói để điều hướng,...

Bài tập minh họa

Bài tập 1: GPS và bản đồ số là gì? Chúng đem lại những tiện ích nào cho con người? Việc sử dụng chúng ra sao?

Hướng dẫn giải:

- GPS (Global Positioning System) là hệ thống định vị toàn cầu, xác định vị trí của vật thể dựa vào hệ thống vệ tinh nhân tạo.

- Bản đồ số là loại bản đồ được thành lập dưới dạng dữ liệu máy tính trên cơ sở xử lí số liệu nhận được từ các thiết bị quét chuyên dụng, ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, viễn thám hoặc số hoá các bản đồ truyền thống. Toàn bộ thông tin về các đối tượng địa lí trong bản đồ số được mã hoá thành dữ liệu số và lưu trữ.

- Trong đời sống hằng ngày, GPS đã trở thành một công cụ định vị và dẫn đường cho độ chính xác tương đối cao với hầu hết các ngành giao thông vận tải, giúp cho việc di chuyển thuận lợi, nhanh chóng, công tác tìm kiếm và cứu hộ cũng sẽ có hiệu quả hơn.

- Hiện nay, việc ứng dụng GPS vào các hoạt động giải trí ngày càng phổ biến. Các thiết bị máy thu GPS được cải tiến, tích hợp trên các thiết bị cầm tay như điện thoại di động, máy GPS cầm tay,... cho phép định vị các điểm du lịch, các khu vui chơi, giải trí, trụ ATM, nhà hàng, khách sạn,...

- Bản đồ số có rất nhiều ứng dụng khác nhau trong đời sống. Chỉ với các thiết bị hiển thị có hỗ trợ hệ thống định vị toàn cầu, kết hợp với các bản đồ số trong thiết bị đó, chúng ta có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

Bài tập 2: Nêu cấu tạo của GPS?

Hướng dẫn giải:

- Cấu tạo của hệ thống định vị toàn cầu GPS bao gồm ba bộ phận chính: bộ phận không gian, bộ phận điều khiển mặt đất và bộ phận sử dụng.

- Trong đó: 

+ Bộ phận không gian gồm nhiều vệ tinh hợp lại, truyền tín hiệu và thông tin đến người sử dụng. 

+ Bộ phận điều khiển gồm các trạm theo dõi, giám sát hoạt động của GPS. 

+ Bộ phận sử dụng gồm các máy thu tín hiệu GPS, phần mềm xử lý số liệu và những thiết bị sử dụng tương ứng, làm nhiệm vụ tiếp nhận, theo dõi và đo đạc những tín hiệu do GPS phát ra, nhằm mục đích định vị và dẫn đường.

Luyện tập

Học xong bài này các em cần:

- Nêu được vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống

- Nêu cách sủ dụng bản đồ trong học tập địa lí

- Trình bày được các mục đích sử dụng trong đời sống

3.1. Trắc nghiệm Bài 3 Địa lí 10 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 3 Địa lí 10 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 17 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục 2 trang 18 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục 2 trang 19 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 20 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 20 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 1 trang 12 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 2 trang 12 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 3 trang 13 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 4 trang 13 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 3 Địa lí 10 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF