YOMEDIA
NONE

Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ


Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ trái đất lên mặt phẳng, trên cơ sở toán học nhằm thể hiện các hiện tượng địa lí từ mặt đất lên mặt phẳng thông qua hệ thống các kí hiệu riêng có chọn lọc. Cùng HOC247 tham khảo nội dung bài học Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ để có thể biết được các đối tượng địa lí có thể thể hiện trên bản đồ bằng những phương pháp nào?

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

- Có các phương pháp chính biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

+ Phương pháp kí hiệu

+ Phương pháp đường chuyển động

+ Phương pháp chấm điểm

+ Phương pháp khoanh vùng

+ Phương pháp bản đồ - biểu đồ

Ngoài ra còn có các phương pháp: kí hiệu theo đường, phương pháp nền chất lượng

1.1. Phương pháp kí hiệu

- Đối tượng biểu hiện:

+ Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể

+ Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ

- Các dạng kí hiệu:

- Khả năng biểu hiện:

+ Vị trí phân bố của đối tượng. 

+ Số lượng của đối tượng.

+ Chất lượng của đối tượng. 

- Yêu cầu:

+ Kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí của đối tượng trên bản đồ. Có chú thích rõ ràng

+ Kí hiệu có dạng hình học/ chữ/ tượng hình

- Ví dụ:

+ Để thể hiện các sân bay ở Việt Nam vào năm 2020 người ta dùng hình vẽ máy bay để biểu hiện như bản đồ ở Hình 1.2. Các sân bay Việt Nam, năm 2020

+ Để thể hiện các nhà máy điện có công suất khác nhau, người ta dùng ngôi sao có kích thước khác nhau

+ Để thể hiện nhà máy điện là thủy điện hay nhiệt điện, dùng màu sắc xanh hoặc đỏ cho ngôi sao

1.2. Phương pháp đường chuyển động

- Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên và kinh tế xã hội. 

- Khả năng biểu hiện: Các đặc tính của chuyển động như:

Hướng di chuyển của đối tượng.

Số lượng, tốc độ của đối tượng di chuyển. 

- Yêu cầu: Thể hiện bằng các mũi tên có hướng chuyển động

- Ví dụ:

Trên bản đồ tự nhiên: các mũi tên chỉ hướng gió như bản đồ ở Hình 1.3. Gió và bão ở Việt Nam, hướng dòng biển

Trên bản đồ kinh tế - xã hội: các mũi tên chỉ luồng di dân, hướng vận chuyển hàng hóa, đường hành quân...

1.3. Phương pháp chấm điểm 

- Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm. 

- Khả năng biểu hiện:

+ Sự phân bố của đối tượng.

+ Số lượng của đối tượng. 

- Yêu cầu: Mỗi điểm chấm thể hiện trên bản đồ phải tương ứng với mỗi giá trị nhất định

- Ví dụ: Trên bản đồ dân cư Hình 1.4. Phân bố dân cư Châu Á, một chẩm có thể tương ứng 5000 người

Hình 1.4. Phân bố dân cư châu Á

1.4. Phương pháp khoanh vùng

- Đối tượng thể hiện: Thể hiện không gian của các đối tượng địa lí

- Cách thể hiện: Có nhiều cách khác nhau như: giới hạn vùng phân bố bằng các đường viền, tô màu, chải nét, ....

- Ví dụ: Hình 1.5. Phân bố các dân tộc Việt Nam năm 2020

Hình 1.5. Phân bố các dân tộc Việt Nam năm 2020

1.5. Phương pháp bản đồ - biểu đồ

- Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó. 

- Khả năng biểu hiện:

+ Số lượng của đối tượng. 

+ Chất lượng của đối tượng.

+ Cơ cấu của đối tượng

- Yêu cầu: Biểu đồ đặt vào phạm vi của 1 đơn vị lãnh thổ. (Cần phân biệt với phương pháp kí hiệu)

- Ví dụ:

+ Trên biểu đồ cây công nghiệp có thể có các biểu đồ cột ghép thể hiện diện tích trồng cây công nghiệp của từng tỉnh.

+ Thể hiện sản lượng thủy sản của một đơn vị lãnh thổ trên nước ta như Hình 1.6. Sản lượng thủy sản ở Việt Nam, năm 2020

Hình 1.6. Sản lượng thủy sản ở Việt Nam, năm 2020

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Các đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ bằng những phương pháp nào?

Hướng dẫn giải

- Có các phương pháp chính biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

+ Phương pháp kí hiệu

+ Phương pháp đường chuyển động

+ Phương pháp chấm điểm

+ Phương pháp khoanh vùng

+ Phương pháp bản đồ - biểu đồ

Ngoài ra còn có các phương pháp: kí hiệu theo đường, phương pháp nền chất lượng

Bài tập 2: Các dạng kí hiệu thường được sử dụng trong phương pháp kí hiệu là gì?

Hướng dẫn giải

Các dạng kí hiệu thường có 3 dạng chính: Tượng hình, hình học, chữ

Bài tập 3: Muốn thể hiện tổng diện tích và tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng của một đơn vị hành chính trên bản đồ, ta nên sử dụng phương pháp nào?

Hướng dẫn giải

Để thể hiện tổng diện tích và tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng của một đơn vị hành chính trên bản đồ, ta nên sử dụng phương pháp bản đồ - biểu đồ. Vì phương pháp bản đồ - biểu đồ vừa thể hiện được giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ (tổng diện tích và tổng sản lượng lúa) vừa thể hiện sự phân bố của các đối tượng đó trong không gian (theo đơn vị hành chính).

Luyện tập

Học xong bài này các em cần:

- Phân biệt các dạng biểu hiện đối tượng địa lí trên bản đồ: phương pháp kí hiệu, chuyển động, chấm điểm, khoanh vùng, bản đồ - biểu đồ

- Vận dụng để thể hiện các đối tượng trên bản đồ

3.1. Trắc nghiệm Bài 1 Địa lí 10 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 1 Địa lí 10 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 9 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục I trang 9 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục II trang 10 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục III trang 11 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục IV trang 12 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục V trang 13 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 13 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 13 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 1 trang 6 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 2 trang 7 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 3 trang 7 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 4 trang 8 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 1 Địa lí 10 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON