Nguồn lực phát triển kinh tế là gì? Có những nguồn lực phát triển kinh tế nao? Những nguồn lực này được phân loại ra sao? Nguồn lực nào đóng vai trò là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất? Nguồn lực phát triển nào quyết định sự phát triển của nền kinh tế? Cùng HỌC247 giải đáp các thắc mắc này qua nội dung bài giảng của Bài 23: Nguồn lực phát triển kinh tế trong chương trình Địa lí 10 Chân trời sáng tạo dưới đây.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khái niệm nguồn nhân lực phát triển kinh tế
- Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối, chính sách, vốn, thị trường,... ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một quốc gia (hoặc lãnh thổ) nhất định.
- Nguồn lực luôn thay đổi theo không gian và thời gian. Vì thế, các quốc gia (hoặc lãnh thổ) có thể làm thay đổi các nguồn lực theo hướng có lợi cho phát triển kinh tế.
1.2. Phân loại và vai trò của nguồn lực phát triển kinh tế
- Các nguồn lực phát triển kinh tế rất đa dạng, mỗi loại nguồn lực đóng vai trò nhất định đối với sự phát triển kinh tế.
- Có nhiều cách phân loại nguồn lực, trong đó phân loại nguồn lực phát triển kinh tế dựa vào nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ là hai cách phân loại phổ biến nhất.
a. Dựa vào nguồn gốc
* Phân loại
Hình 23.1. Sơ đồ phân loại các nguồn lực dựa vào nguồn gốc
* Vai trò
- Vị trí địa lí được xem là nguồn lực có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế. Nguồn lực này tạo thuận lợi hay khó khăn trong việc giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia (hoặc lãnh thổ).
- Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển kinh tế.
- Nguồn lực kinh tế - xã hội, nhất là dân cư và nguồn lao động, nguồn vốn, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, chính sách và xu thế phát triển, ... có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế; là cơ sở để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.
b. Dựa vào phạm vi lãnh thổ
* Phân loại
Hình 23.2. Sơ đồ phân loại các nguồn lực dựa vào phạm vi lãnh thổ
* Vai trò:
- Nguồn lực trong nước đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
- Nguồn lực ngoài nước đóng vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Các nguồn lực phát triển kinh tế bao gồm những gì? Mỗi loại nguồn lực sẽ đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển kinh tế?
Hướng dẫn giải:
- Các nguồn lực phát triển kinh tế bao gồm có nội lực và ngoại lực.
- Mỗi loại nguồn lực sẽ đóng vai trò khác nhau đối với sự phát triển kinh tế, xã hội.
Bài tập 2: Nguồn lực nào đóng vai trò là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất?
Hướng dẫn giải:
- Nguồn lực tự nhiên (khí hậu, nước, sinh vật, đất, địa hình, biển và khoáng sản) là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất.
- Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế.
- Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển kinh tế.
Bài tập 3: Nguồn lực nào có vai trò quyết định trong sự phát triển của nền kinh tế?
Hướng dẫn giải:
- Nguồn lao động là nguồn lực có vai trò quyết định trong sự phát triển của nền kinh tế.
- Nguồn lao động đông đảo, có chất lượng cao là nền tảng vững chắc để chuyển dịch nền kinh tế sang kinh tế tri thức, định hướng phát triển bền vững.
Luyện tập
Học xong bài này các em cần:
- Trình bày được khái niệm và phân loại các nguồn lực, phân tích được vai trò của mỗi loại nguồn lực đối với phát triển kinh tế.
- Phân tích được sơ đồ nguồn lực phát triển kinh tế.
3.1. Trắc nghiệm Bài 23 Địa lí 10 CTST
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Chương 9 Bài 23 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Quan hệ phụ thuộc
- B. Quan hệ hợp tác, hỗ trợ
- C. Quan hệ cạnh tranh
- D. Quan hệ độc lập
-
- A. Lịch sử phát triển lãnh thổ tự nhiên
- B. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- C. Toàn bộ hệ thống tài sản quốc gia
- D. Nguồn nhân lực chất lượng cao
-
- A. Lao động, dân cư, công nghệ, đất đai
- B. Lao động, vốn, công nghệ, chính sách
- C. Chính sách, khoa học, đất, vị trí địa lí
- D. Chính sách, khoa học, biển, vị trí địa lí
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 23 Địa lí 10 CTST
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Chương 9 Bài 23 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 89 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi trang 89 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi trang 90 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập trang 91 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng trang 91 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 1 trang 80 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 2 trang 81 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 3 trang 81 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 4 trang 82 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 5 trang 82 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 6 trang 82 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Bài 23 Địa lí 10 CTST
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Địa Lý 10 HỌC247