HỌC247 xin giới thiệu đến các em nội dung bài giảng của Bài 14: Đất trong chương trình Địa lí 10 Chân trời sáng tạo nhằm giúp các em tìm hiểu về cấu tạo của đất, các nhân tố hình thành đất để từ đó, có những biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên đất. Nội dung chi tiết các em tham khảo tại đây!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đất và lớp vỏ phong hóa
- Đất là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
- Độ phì của đất là khả năng cung cấp nước; nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
- Vỏ phong hoá là lớp sản phẩm vụn thô ở phẩn trên cùng của vỏTrái Đất, kết quả của các quá trình phong hoá làm đá và khoáng vật bị biến đổi.
Hình 14.1. Đất và lớp vỏ phong hóa
1.2. Các nhân tố hình thành đất
Đất được hình thành do sự biến đổi sâu sắc và liên tục tầng mặt của đá mẹ dưới tác dụng chủ yếu của sinh vật và nhiều yếu tồ tự nhiên khác.
a. Đá mẹ
- Tất cả các loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phong hoá của đá gốc.
- Những sản phẩm phong hoá đó được gọi là đá mẹ.
- Đất hình thành trên những loại đá mẹ khác nhau sẽ không giống nhau về thành phần khoáng vật, cấu trúc, tính chất lí hoá và cả màu sắc.
Hình 14.2. Đất trên những loại đá mẹ khác nhau
b. Địa hình
- Địa hình tác động đến sự hình thành đất thông qua yếu tố độ cao, độ dốc và hướng địa hình.
- Càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm, quá trình phong hoá đá diễn ra chậm, dẫn đến quá trình hình thành đất yếu.
- Độ dốc địa hình ảnh hưởng đến tốc độ xói mòn đất, nên những nơi bằng phẳng thường có tầng đất dày hơn nơi địa hình dốc
- Hướng sườn núi khác nhau nhận được lượng nhiệt ẩm không giống nhau, làm cho đất ở các sườn núi cũng có nhiều khác biệt.
c. Khí hậu
- Nhân tố khí hậu giữ vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất.
- Chính nhiệt độ, mưa và các chất khí đã phá huỷ đá gốc thành các sản phẩm phong hoá - vật liệu cơ bản thành tạo đất.
- Các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, ... còn ảnh hưởng tới quá trình hình thành đất.
+ Nơi có nhiệt ẩm cao, quá trình hình thành đất diễn ra mạnh mẽ tạo nên lớp vỏ phong hoá và lớp đất dày.
+ Nơi có điểu kiện nhiệt ẩm không thuận lợi thì lớp đất thô và mỏng.
- Khí hậu còn ảnh hưởng tới đất thông qua sinh vật. Trong các đới khí hậu khác nhau, sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật không đồng đều, dẫn đến thành phần hữu cơ của đất cũng không giống nhau.
d. Sinh vật
- Sinh vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và bảo vệ đất.
- Thực vật cung cấp vật chất hữu cơ; vi sinh vật phân giải xác hữu cơ và tổng hợp mùn; động vật (giun, loài gặm nhấm, ...) giúp đất tơi xốp, góp phần tạo cấu trúc đất.
- Ngoài ra, sinh vật còn chống xói mòn và giữ ẩm cho đất.
e. Thời gian
- Toàn bộ các quá trình và hiện tượng xảy ra trong đất đều cần đến thời gian.
- Thời gian hình thành đất còn được gọi là tuổi đất.
- Thời gian dài hay ngắn ảnh hưởng rất lớn đến mức độ biến đổi lí học, hoá học và sinh học trong đất.
f. Con người
- Con người có thể làm tăng độ phì của đất thông qua các hoạt động sản xuất kinh tế và sinh hoạt phù hợp như: làm thuỷ lợi, làm ruộng bậc thang, ...
- Tuy nhiên, nếu sử dụng đất không hợp lí, con người cũng là nhân tố làm đất bị thoái hoá, bạc màu.
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Đất là gì và đất được hình thành từ những nhân tố nào?
Hướng dẫn giải:
- Đất là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
- Đất được hình thành từ những nhân tố: đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật, con người và thời gian.
Bài tập 2: Nhân tố nào có tác động đến việc tạo nên thành phần vô cơ cho đất?
Hướng dẫn giải:
- Đá mẹ là nhân tố khởi đầu của quá trình hình thành đất, các đặc tính của đá mẹ như màu sắc, cấu tạo, thành phần khoáng sẽ tác động đến tính chất lí, hoá của đất.
- Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định đến thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất.
Bài tập 3: Các nhân tố nào có tác động quan trọng nhất đến việc hình thành nên độ phì của đất?
Hướng dẫn giải:
Các nhân tố có tác động quan trọng nhất đến việc hình thành nên độ phì của đất là khí hậu và sinh vật.
- Khí hậu: Nhiệt và ẩm làm phá huỷ đá gốc tạo ra các sản phẩm phong hoá và tiếp tục phong hoá thành đất; ảnh hưởng đến chế độ nhiệt ẩm của đất, sự hoà tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất.
- Sinh vật: Cung cấp chất dinh dưỡng cho đất; thực vật cung cấp chất hữu cơ, vi sinh vật phân giải xác thực vật và động vật tổng hợp thành mùn.
Luyện tập
Học xong bài này các em cần:
- Trình bày được khái niệm về đất; phân biệt được lớp vỏ phong hoá và đất.
- Trình bày được các nhân tố hình thành đất; liên hệ được thực tế địa phương.
- Phân tích hình ảnh, sơ đồ về các nhóm đất.
3.1. Trắc nghiệm Bài 14 Địa lí 10 CTST
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Chương 6 Bài 14 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Khí hậu
- B. Địa hình
- C. Đá mẹ
- D. Sinh vật
-
- A. Cung cấp vật chất hữu cơ và khí cho đất
- B. Làm cho đá gốc bị phân huỷ về mặt vật lí
- C. Tạo môi trường cho hoạt động vi sinh vật
- D. Ảnh hưởng đến hoà tan, rửa trôi vật chất
-
- A. Cung cấp vật chất hữu cơ
- B. Góp phần làm phá huỷ đá
- C. Phân giải, tổng hợp chất mùn
- D. Hạn chế sự xói mòn, rửa trôi
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 14 Địa lí 10 CTST
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Chương 6 Bài 14 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 61 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi trang 61 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi trang 62 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập 1 trang 63 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập 2 trang 63 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng trang 63 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 1 trang 51 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 2 trang 52 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 3 trang 52 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 4 trang 52 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 5 trang 53 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Bài 14 Địa lí 10 CTST
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Địa Lý 10 HỌC247