Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 217923
Thiết lập chế độ độc tài phát xít là cách giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 của những quốc gia nào?
- A. Đức, Áo- Hung
- B. Đức, Italia, Nhật Bản
- C. Đức, Italia, Áo- Hung
- D. Đức, Nhật Bản
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 217926
Biện pháp thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933 của các nước tư bản Đức, Italia, Nhật là gì?
- A. Thiết lập chế độ độc tài phát xít và phát động chiến tranh chia lại thế giới.
- B. Giảm giá sản phẩm để kích thích tiêu dùng.
- C. Đóng cửa các nhà máy, xí nghiệp trong 1 thời gian ngắn.
- D. Tiến hành cải cách kinh tế -xã hội.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 217930
Sự ra đời của hai khối đế quốc đối lập nhau từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX đã báo hiệu nguy cơ gì?
- A. Phong trào đấu tranh của nhân dân bị đàn áp
- B. Các quyền tự do, dân chủ của nhân dân bị thủ tiêu
- C. Đảng Cộng sản ở nhiều nước phải ngừng hoạt động
- D. Một cuộc chiến tranh thế giới mới
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 217935
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) đã hình thành hai khối đế quốc đối lập đó là
- A. Mĩ, Anh, Pháp >< Đức, Ia-ta-li-a, Nhật Bản.
- B. Mĩ, I-ta-li-a, Nhật >< Anh, Pháp, Đức.
- C. Mĩ, Đức, Anh >< I-ta-li-a, Nhật, Pháp.
- D. Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a >< Anh, Pháp, Mĩ.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 217939
Các nước đế quốc tham dự hội nghị Véc- xai (1919-1920) với mục đích chính là
- A. Phân chia thành quả chiến tranh
- B. Tập hợp lực lượng để tiêu diệt nước Nga Xô viết
- C. Thiết lập một nền hòa bình bền vững
- D. Làm suy yếu nước Đức
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 217942
Ai là người lãnh đạo phong trào Cần Vương chống Pháp trong giai đoạn từ năm 1885 đến tháng 11-1888?
- A. Tôn Thất Thuyết.
- B. Phan Đình Phùng.
- C. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
- D. Tôn Thất Thuyết và Phan Đình Phùng.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 217947
Sau khi cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã có hành động gì?
- A. Đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở để tiếp tục đấu tranh
- B. Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng
- C. Bổ sung lực lượng quân sự
- D. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh)
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 217964
Phong trào Cần Vương bùng nổ xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?
- A. Cuộc phản công ở kinh thành Huế
- B. Mâu thuẫn giữa phái chủ chiến với thực dân Pháp
- C. Sự ra đời của chiếu Cần Vương
- D. Mâu thuẫn dân tộc diễn ra gay gắt
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 217969
Sự thất bại của phong trào Cần Vương (1885-1896) đã minh chứng cho điều gì?
- A. văn thân, sĩ phu xác dịnh không đúng đối tượng đấu tranh.
- B. độc lập dân lộc không gắn liền với chế độ phong kiến.
- C. thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược.
- D. văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ dấu tranh.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 217972
Mục đích chủ yếu của các hội nghị hòa bình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
- A. Kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước tư bản.
- B. Kí hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi cho các nước thắng trận.
- C. Kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước chịu ảnh hưởng của chiến tranh.
- D. Kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 217976
Vì sao trong những năm 1919-1920, mặc dù đã có một hội nghị hòa bình để giải quyết vấn đề chiến tranh ở Vécxai nhưng năm 1921, Mĩ lại triệu tập một hội nghị hòa bình mới ở Oasinhtơn?
- A. Mâu thuẫn giữa các nước thắng - bại chưa được giải quyết triệt để
- B. Mĩ không đạt được quyền lợi như mong muốn ở hội nghị Véc- xai
- C. Vấn đề nước Đức chưa được giải quyết
- D. Quyền lợi của các nước thắng trận chưa được phân chia công bằng
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 217979
Những nước nào ở Đông Nam Á bị thực dân Pháp xâm lược?
- A. Việt Nam, Lào ,Cam-pu-chia.
- B. Việt Nam, Lào, Miến Điện.
- C. Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan.
- D. Việt Nam, Phi-lip-pin, Lào.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 217983
Quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đã bị sáp nhập vào lãnh thổ Ấn Độ thuộc Anh?
- A. Ma-lai-xi-a
- B. Xin-ga-po
- C. Miến Điện
- D. Campuchia
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 217985
Thách thức lớn nhất đặt ra cho các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỉ XIX là
- A. Đứng trước nguy cơ bị các nước phương Tây xâm lược
- B. Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu
- C. Mâu thuẫn trong nước gay gắt làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống triều đình phong kiến
- D. Tiềm lực quân sự, quốc phòng yếu kém đòi hỏi nguồn vốn lớn để hiện đại hóa
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 217989
Nhiệm vụ lịch sử gì đặt ra đối với các dân tộc Đông Nam Á trước cuộc xâm lược của thực dân phương Tây?
- A. Chính sách ngoại giao khôn khéo, mở rộng quan hệ thương mại với các nước.
- B. Dựa trên cơ sở nhà nước phong kiến, tổ chức nhân dân kháng chiến chống xâm lược.
- C. Tiếp tục duy trì chế độ chính trị cũ, hợp tác với các nước thực dân.
- D. Cải cách kinh tế, chính trị - xã hội. Đoàn kết dân tộc, đứng lên đấu tranh bảo vệ độc lập.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 217993
Mục tiêu thành lập của tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên là
- A. Duy trì trật tự thế giới mới
- B. Tăng cường an ninh giữa các nước
- C. Đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế
- D. Thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, khoa học giữa các nước
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 217996
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929-1933 là
- A. Giá cả đắ đỏ, người dân không mua được hàng hóa
- B. Hậu quả của cao trào cách mạng thế giới 1918 – 1923
- C. Sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá “cầu” thời kì 1924 – 1929
- D. Việc quản lí, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 217999
Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933?
- A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản
- B. Đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản
- C. Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, đời sống khó khăn
- D. Gây hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội, đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 218002
Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là
- A. Khủng hoảng thừa, khủng hoảng trầm trọng và kéo dài nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa.
- B. Khủng hoảng thiếu, diễn ra lâu nhất trong lịch sử các tư bản chủ nghĩa.
- C. Khủng hoảng diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa.
- D. Khủng hoảng thừa diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 218005
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 không mang đặc điểm nào dưới đây?
- A. Diễn ra tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu.
- B. Cuộc khủng hoảng bùng nổ ở Mĩ sau đó lan ra các nước tư bản chủ nghĩa.
- C. Cuộc khủng hoảng kéo dài 4 năm và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
- D. Cuộc khủng hoảng chỉ ảnh hưởng đến các nước tư bản chủ nghĩa.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 218009
Tháng 11 - 1917 có sự kiện gì xảy ra ở Nga?
- A. Cách mạng dân chủ tư sản thành công ở Nga.
- B. Chính phủ tư sản tuyên bố rút khỏi cuộc CTTG I.
- C. Cách mạng tháng 10 thành công ở Nga.
- D. Nga kí hòa ước Brét - Li-tốp với Đức.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 218012
Sự kiện nào đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử nước Nga đầu năm 1918?
- A. Quân khởi nghĩa chiếm Mátxcơva.
- B. Lênin từ Phần Lan trở về nước.
- C. Thủ tướng Kêrenxki (của Chính phủ lâm thời tư sản) bị bắt.
- D. Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi hoàn toàn.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 218017
Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo giai cấp vô sản Nga trong hai cuộc cách mạng tháng Hai và tháng Mười ở Nga năm 1917?
- A. Đảng Bôn-sê-vích
- B. Đảng Men-sê-vích
- C. Đảng cộng sản Nga
- D. Đảng công nhân xã hội Nga
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 218020
Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX chủ yếu vì
- A. Vấn đề sở hữu vũ khí và phương tiện chiến tranh mới
- B. Vấn đề thuộc địa
- C. Chiến lược phát triển kinh tế
- D. Mâu thuẫn trong chính sách đối ngoại
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 218023
Nước nào được mệnh danh là “con hổ đói đến bàn tiệc muộn” trong cuộc giành giật thuộc địa cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX?
- A. Nhật.
- B. Anh.
- C. Đức.
- D. Áo – Hung
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 218025
Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1916), Đức đã sử dụng chiến lược nào?
- A. Đánh nhanh thắng nhanh/ đánh chớp nhoáng
- B. Đánh cầm cự, vừa đánh vừa đàm phán
- C. Tiến công thẳng vào các đối thủ thuộc phe Hiệp ước
- D. Đánh lâu dài để gìn giữ lực lượng
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 218028
Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu với sự kiện nào?
- A. Ngày 1-8-1914, Đức tuyên chiến với Nga.
- B. Ngày 28-7-1914, Áo - Hung tấn công Xéc-bi.
- C. Ngày 4-8 -1914, Anh tuyên chiến với Đức.
- D. Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị ám sát.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 218030
Trật tự Véc-xai – Oa-sinh-tơn được thiết lập phản ánh điều gì trong quan hệ quốc tế?
- A. Sự phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận
- B. Tương quan lực lượng mới giữa các nước tư bản.
- C. Sự bất đồng, mâu thuẫn về quyền lợi.
- D. Sự xác lập ách thống trị và nô dịch đối với các nước bại trận.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 218033
Trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã
- A. Xác lập được mối quan hệ hòa bình, ổn định trên thế giới.
- B. Giải quyết được những vấn đề cơ bản về dân tộc và thuộc địa.
- C. Giải quyết được những mâu thuẫn giữa các nước tư bản.
- D. Làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về vấn đề quyền lợi.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 218035
Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là gì?
- A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp
- B. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ
- C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất
- D. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 218037
Đâu là điều kiện khách quan thuận lợi để các nước thực dân có thể nhanh chóng hoàn thành quá trình xâm lược Đông Nam Á?
- A. Ưu thế về vũ khí hiện đại
- B. Sự khủng hoảng trầm trọng ở các nước Đông Nam Á
- C. Sự giàu có về các nguồn tài nguyên
- D. Sự non yếu của các phong trào đấu tranh ở Đông Nam Á
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 218039
Đâu là yếu tố khiến tình trạng khủng hoảng ở Nga đầu thế kỉ XX càng thêm trầm trọng?
- A. Chính sách thống trị của Nga hoàng
- B. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân dâng cao
- C. Nước Nga tham gia cuộc chiến tranh đế quốc và liên tiếp thất bại
- D. Nạn đói liên tiếp xảy ra ở Nga
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 218043
Thái độ của Nga hoàng đối với cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918 như thế nào?
- A. Đứng ngoài cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất
- B. Đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc
- C. Tham chiến có điều kiện
- D. Tham gia cuộc chiến tranh khi xuất hiện điều kiện thuận lợi.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 218044
Vì sao đến năm 1917, Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền chủ nghĩa đế quốc mà cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể chọc thủng?
- A. Nước Nga liên tiếp thất bại trên chiến trường
- B. Mâu thuẫn giữa nhân dân Nga với chế độ Nga hoàng phát triển gay gắt
- C. Phong trào công nhân Nga phát triển mạnh
- D. Chế độ Nga hoàng khủng hoảng trầm trọng
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 218047
Đầu thế kỉ XX, nước Nga đứng trước tình thế gì?
- A. Chính phủ tư sản sắp bị sụp đổ.
- B. Các nước đế quốc lần lượt thôn tính Nga.
- C. Bùng nổ cuộc cách mạng để xóa bỏ chế độ Nga hoàng.
- D. Kinh tế bị khủng hoảng trầm trọng.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 218050
Cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 ở Nga phát triển từ thấp đến cao thông qua những hình thức nào?
- A. Bãi công - tổng bãi công chính trị - khởi nghĩa vũ trang
- B. Mít tinh, biểu tình - bãi công - tổng bãi công - khởi nghĩa vũ trang
- C. Biểu tình - tổng bãi công chính trị - khởi nghĩa vũ trang
- D. Bãi công chính trị - khởi nghĩa từng phần - tổng khởi nghĩa
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 218053
Đặc điểm cơ bản trong quan hệ giữa các nước tư bản từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất để trước chiến tranh thế giới thứ hai là
- A. Tạm thời và mong manh.
- B. Lâu dài và bền vững.
- C. Lâu dài.
- D. Mong manh.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 218056
“Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ là tạm thời và mỏng manh” vì
- A. Hệ thống thuộc địa của các nước nhiều, ít khác nhau
- B. Có sự phát triển không đồng đều về kinh tế
- C. Các nước đều cho rằng mình có sức mạnh cạnh tranh riêng
- D. Làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về việc phân chia quyền lợi
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 218060
Trong giai đoạn thứ hai của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1917 - 1918), ưu thế trên chiến trường thuộc về phe nào?
- A. Liên minh
- B. Hiệp ước
- C. Đồng minh
- D. Phe Trục
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 218063
Ở mặt trận phía Đông vào năm 1915, quân Đức cùng quân Áo - Hung và quân Nga đang ở trong thế
- A. Đức loại bỏ được Nga ra khỏi chiến tranh.
- B. Nga loại bỏ quân Áo - Hung ra khỏi chiến tranh.
- C. Cầm cự trong một mặt trận dài 1200 km.
- D. Nga hoàng khủng hoảng nghiêm trọng.