Câu hỏi (12 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 139029
Điều kiện của biểu thức \(\sqrt{\frac{1}{-2x+5}}\) có nghĩa là:
- A. \(x<\frac{5}{2}\)
- B. \(x>\frac{5}{2}\)
- C. \(x\ge \frac{5}{2}\)
- D. \(x\le \frac{5}{2}\)
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 139030
Giá trị biểu thức \(\sqrt{4-2\sqrt{3}}\) là:
- A. \(1-\sqrt{3}\)
- B. \(\sqrt{3}-1\)
- C. \(\sqrt{3}+1\)
- D. Đáp án khác
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 139031
Hàm số y = ( - 3 – 2m )x – 5 luôn nghịch biến khi:
- A. \(m<-\frac{3}{2}\)
- B. \(m\le -\frac{3}{2}\)
- C. \(m>-\frac{3}{2}\)
- D. Với mọi giá trị của m
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 139032
Đồ thị hàm số y = ( 2m – 1) x + 3 và y = - 3x + n là hai đường thẳng song song khi:
- A. m = -2
- B. m = -1
- C. m=-1 và \(n\ne 3\)
- D. \(m=\frac{1}{2}\) và \(n\ne 3\)
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 139033
Cho hình vẽ, \(\sin \alpha \) là:
- A. \(\sin \alpha = \frac{{AD}}{{AC}}{\rm{ }}\)
- B. \(\sin \alpha = \frac{{BD}}{{AD}}\)
- C. \(\sin \alpha = \frac{{BA}}{{AC}}\)
- D. \(\sin \alpha = \frac{{AD}}{{BC}}\)
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 139034
Cho tam giác ABC, góc A = 900, có cạnh AB = 6, \(tgB=\frac{4}{3}\) thì cạnh BC là:
- A. 8
- B. 4,5
- C. 10
- D. 7,5
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 139035
Cho (O; 12 cm) , một dây cung của đường tròn tâm O có độ dài bằng bán kính . Khoảng cách từ tâm đến dây cung là
- A. 6
- B. \(6\sqrt{3}\)
- C. \(6\sqrt{5}\)
- D. 18
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 139036
Hai đường tròn ( O; R) và ( O’ ; R’) có OO’ = d. Biết R = 12 cm, R’ = 7 cm, d = 4 cm thì vị trí tương đối của hai đường tròn đó là:
- A. Hai đường tròn tiếp xúc nhau.
- B. Hai đường tròn ngoài nhau.
- C. Hai đường tròn cắt nhau
- D. Hai đường tròn đựng nhau
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 139037
Cho biểu thức:
\(A=\left( \frac{x+\sqrt{x}}{x\sqrt{x}+x+\sqrt{x}+1}+\frac{1}{x+1} \right):\frac{\sqrt{x}-1}{x+1}\) ( với \(x\ge 0;x\ne 1\))
a) Rút gọn biểu thức A.
b) Tính giá trị biểu thức A với \(x=4+2\sqrt{3}\)
c) Tìm x nguyên để biểu thức A nhận giá trị nguyên.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 139038
Cho hàm số y = ( 2m – 1 ) x + 3
a) Tìm m để đồ thị hàm số đi qua điểm A( 2 ; 5 )
b) Vẽ đồ thị hàm số với m tìm được ở câu a.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 139039
Cho (O; R) , một đường thẳng d cắt đường tròn (O) tại C và D, lấy điểm M trên đường thẳng d sao cho D nằm giữa C và M, Qua M vẽ tiếp tuyến MA, MB với đường tròn . Gọi H là trung điểm của CD, OM cắt AB tại E. Chứng minh rằng:
a) AB vuông góc với OM.
b) Tích OE . OM không đổi.
c) Khi M di chuyển trên đường thẳng d thì đường thẳng AB đi qua một điểm cố định.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 139040
Cho a và b là hai số dương có tổng bằng 1. Tìm GTNN của biểu thức:
\(S=\frac{1}{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}}+\frac{3}{4ab}\)