Câu hỏi trắc nghiệm (50 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 67102
Hoà tan hoàn toàn 3,84 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được 0,896 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Kim loại M và giá trị m là:
- A. Cu; 11,28
- B. Fe; 11,28
- C. Fe; 11,2
- D. Cu; 11,2
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 67103
Dãy chỉ gồm những chất điện li mạnh là:
- A. HCl, CuSO4, H2S, Ba(OH)2
- B. K2SO4, Ba(OH)2, HNO3, AgNO3
- C. NH4NO3, HNO2, NaOH, AgCl
- D. H2O, NaCl, H2SO4, Na3PO4
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 67105
Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat đều cho sản phẩm là kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi là:
- A. AgNO3, Pb(NO3)2
- B. AgNO3, Hg(NO3)2
- C. Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2
- D. Cu(NO3)2, KNO3, AgNO3
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 67107
Cho phương trình hóa học của phản ứng sau: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O. Hệ số cân bằng của H2O bằng
- A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 67109
Muối được sử dụng để làm xốp bánh là:
- A. KNO3
- B. Na2CO3
- C. NH4HCO3
- D. NH4Cl
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 67111
Cho từ từ 150ml dung dịch NaOH 2M vào một cốc đựng 100 ml dung dịch AlCl3 nồng độ x mol/l, sau khi phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 0,1 mol chất kết tủa. Thêm tiếp 100ml dung dịch NaOH 2M vào cốc, phản ứng kết thúc thu được 0,14 mol kết tủa. Giá trị của x là
- A. 1,0.
- B. 1,6.
- C. 0,8.
- D. 2,0.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 67113
Dung dịch HNO3 có pH = 3. Cần pha loãng dung dịch trên bao nhiêu lần để thu được dung dịch có pH = 4 ?
- A. 10 lần
- B. 1,5 lần
- C. 2 lần
- D. 5 lần
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 67115
Dung dịch HCl 0,001M thì:
- A. pH=11 và làm quì tím hoá đỏ.
- B. pH=3 và làm quì tím hoá xanh.
- C. pH=3 và làm quì tím hoá đỏ.
- D. pH=11 và làm quì tím hoá xanh.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 67116
Nung nóng 18,8 gam Cu(NO3)2 một thời gian thì thu được 13,4 gam chất rắn. Vậy hiệu suất của phản ứng phân hủy Cu(NO3)2 là
- A. 25%
- B. 20%
- C. 50%
- D. 75%
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 67118
Khi nhận xét về khí cacbon đioxit, điều khẳng định nào sau đây là sai?
- A. Chất khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính.
- B. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
- C. Chất khí dùng để dập tắt đám cháy magie.
- D. Chất khí không cháy và không duy trì sự cháy của nhiều chất.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 67120
Cho khí CO khử hoàn toàn hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít khí CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích khí CO (đktc) tham gia phản ứng là:
- A. 3,36 lít
- B. 4,48 lít
- C. 2,24 lít
- D. 1,12 lít
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 67123
Cho 12,3 gam hỗn hợp Al và Cu tác dụng vừa đủ với 1 lít dung dịch HNO3 loãng thì thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Nồng độ mol/lít của dung dịch HNO3 trên là:
- A. 0,8M
- B. 0,4M
- C. 0,6M
- D. 0,2M
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 67124
Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về sự điện li ?
- A. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước tạo ra dung dịch.
- B. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước.
- C. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.
- D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa khử.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 67126
Nhỏ từ từ đến hết 60 ml dung dịch H2SO4 0,5M vào 100ml dung dịch chứa Na2CO3 0,1M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là:
- A. 0,04
- B. 0,01
- C. 0,02
- D. 0,03
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 67127
Chỉ dùng một dung dịch thuốc thử nào dưới đây để phân biệt các dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn: NH4Cl, (NH4)2SO4, BaCl2, NaOH, Na2CO3
- A. NaOH
- B. Ba(OH)2
- C. NaCl
- D. AgNO3
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 67129
Phát biểu nào dưới đây đúng?
- A. Photpho đỏ dễ bốc cháy trong không khí ở điều kiện thường.
- B. Fe tác dụng với HNO3 đặc, nguội, dư tạo muối Fe(NO3)3.
- C. Nhiệt phân hoàn toàn AgNO3, thu được chất rắn Ag2O.
- D. Dung dịch hỗn hợp HCl và NaNO3 hòa tan được bột đồng.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 67130
Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
- A. 5
- B. 6
- C. 7
- D. 8
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 67132
Công thức hóa học của magie photphua là:
- A. Mg5P2
- B. Mg3(PO4)2
- C. MgHPO4
- D. Mg3P2
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 67133
Cho sơ đồ sau: X + Y → CaCO3 + BaCO3 + H2O. X, Y có thể là:
- A. Ba(AlO2)2 và Ca(OH)2
- B. Ba(OH)2 và CO2
- C. BaCl2 và Ca(HCO3)2
- D. Ba(OH)2 và Ca(HCO3)2
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 67135
Cho 8,4 gam Fe vào 1 lít dung dịch X chứa hai chất tan là HCl 1M và KNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là
- A. 3,36
- B. 4,48
- C. 1,12
- D. 2,24
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 67137
Chất nào sau đây không thể chứa trong bình thuỷ tinh ?
- A. H2SO4.
- B. HBr
- C. HNO3
- D. HF
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 67140
CaCO3 là thành phần hoá học chính của:
- A. đá mài.
- B. đá vôi.
- C. đá đỏ.
- D. đá tổ ong.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 67142
Cho 300 ml dung dịch KOH dư vào 100 ml dung dịch H2SO4 1M đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 23,0 gam chất rắn khan. Nồng độ mol/lít của dung dịch KOH bằng:
- A. 2,0M.
- B. 0,5M.
- C. 1,5M.
- D. 1,0M.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 67146
Những phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn trong dung dịch ?
(1) H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
(2) H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O
(3) HNO3 + KOH → KNO3 + H2O
(4) 3HCl + Fe(OH)3 → FeCl3 + 3H2O
(5) Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
(6) Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3 + 2H2O
- A. 2 và 4
- B. 5 và 6
- C. 2 và 3
- D. 1 và 3
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 67149
Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng hóa học nào dưới đây ?
- A. C + O2 → CO2
- B. C + H2O → CO + H2
- C. 3C + 4Al → Al4C3
- D. C + ZnO → Zn + CO
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 67150
Nồng độ ion K+ và SO42- có trong dung dịch K2SO4 0,05M lần lượt là:
- A. 0,05M; 0,1M
- B. 0,1 M; 0,05M
- C. 0,2M; 0,3M
- D. 0,05M; 0,05M
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 67151
Một nguyên tố R có hợp chất khí với hiđro là RH3, oxit cao nhất của R chứa 25,926 % khối lượng R. Nguyên tố R là
- A. nitơ.
- B. vanađi.
- C. lưu huỳnh.
- D. photpho.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 67153
Có hiện tượng gì xảy ra khi nhỏ từ từ tới dư dung dịch NaOH vào dung dịch Ba(HCO3)2 ?
- A. Không có hiện tượng gì.
- B. Có kết tủa trắng xuất hiện, kết tủa không tan trong dung dịch NaOH dư.
- C. Có kết tủa trắng xuất hiện, sau đó kết tủa tan ra trong dung dịch NaOH dư.
- D. Có bọt khí không màu thoát ra.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 67154
Quá trình nào sau đây được sử dụng để sản suất HNO3 trong công nghiệp ?
- A. KNO3 → HNO3.
- B. N2O5 → HNO3.
- C. N2 → NO → NO2 → HNO3.
- D. NH3 → NO → NO2 → HNO3.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 67156
Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,10 mol/l, dung dịch dẫn điện kém nhất là:
- A. HF
- B. HBr
- C. HI
- D. HCl
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 67158
Cho 115 gam hỗn hợp ACO3, B2CO3 và R2CO3 tác dụng hết với dung dịch HCl dư thì thu được 0,896 lít CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng là:
- A. 115,44 gam
- B. 120,00 gam
- C. 110,00 gam
- D. 116,22 gam
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 67160
Khí amoniac phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào dưới đây ? (Các điều kiện phản ứng coi như đã có đủ)
- A. Cl2, dung dịch HNO3, dung dịch KOH, O2.
- B. Cl2, CuO, dung dịch Ca(OH)2, dung dịch HNO3.
- C. dung dịch HNO3, CuO, O2, dung dịch FeCl3.
- D. CuO, Fe(OH)3, O2, Cl2.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 67162
Cho 15,4 gam hỗn hợp chất rắn gồm Si và Fe tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sau khi phản ứng kết thúc thu được 6,72 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp là:
- A. 27,27%
- B. 54,55%
- C. 45,45%
- D. 72,73%
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 67164
Cho dung dịch CH3COOH 0,1M có pH = 3, giá trị độ điện ly α của dung dịch CH3COOH khi đó bằng
- A. 3%.
- B. 1%.
- C. 0,01%.
- D. 10%.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 67166
Dãy gồm các ion có thể tồn tại trong cùng một dung dịch là:
- A. NH4+, Ba2+, NO3-, OH- .
- B. K+, OH-, Ba2+, HCO3-..
- C. SO42- , NH4+, Na+, NO3-.
- D. Na+, Cl-, S2-, Cu2+
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 67167
Cho dung dịch HCl tác dụng lần lượt với: NaOH, Fe, NaNO3, Zn(OH)2, SO2, Ca(HCO3)2, K2S. Số trường hợp xảy ra phản ứng hoá học là:
- A. 4
- B. 5
- C. 6
- D. 7
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 67169
Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là:
- A. 360 ml
- B. 240 ml
- C. 400 ml
- D. 120 ml
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 67170
Cộng hóa trị của nitơ trong HNO3 là
- A. +5
- B. 4
- C. +4
- D. 5
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 67173
Hòa tan m gam hỗn hợp muối vào nước được dung dịch A chứa các ion sau: K+, NH4+, CO32- và SO42-. Khi cho A tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 336 ml khí (đktc). Mặt khác, khi cho A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư và đun nóng thì thu được 448 ml khí (đktc) làm xanh quỳ tím ẩm và 5,285 gam kết tủa. Giả thiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
- A. 3,39 gam
- B. 2,38 gam
- C. 4,52 gam
- D. 3,45 gam
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 67174
Nhận xét nào sau đây không đúng cho phản ứng của khí CO với khí O2 ?
- A. Phản ứng không xảy ra ở điều kiện thường.
- B. Phản ứng kèm theo sự giảm thể tích khí.
- C. Phản ứng thu nhiệt.
- D. Phản ứng tỏa nhiệt.
-
Câu 41: Mã câu hỏi: 67176
Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KOH, Mg(NO3)2, dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2 là:
- A. HNO3, Ca(OH)2, KOH, Mg(NO3)2
- B. KOH, Mg(NO3)2, HNO3, Na2SO4
- C. HNO3, Ca(OH)2, KOH , Na2SO4
- D. HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2
-
Câu 42: Mã câu hỏi: 67177
Dung dịch A có chứa: Ba2+; Mg2+; 0,5 mol Cl- và 0,4 mol NO3-. Thêm từ từ dung dịch (NH4)2CO3 1M vào dung dịch A cho đến khi được lượng kết tủa lớn nhất thì ngừng lại. Thể tích dung dịch (NH4)2CO3 đã thêm vào là:
- A. 900 ml
- B. 450 ml
- C. 800 ml
- D. 400 ml
-
Câu 43: Mã câu hỏi: 67178
Silic phản ứng được với tất cả các chất nào sau:
- A. F2, Mg, dung dịch NaOH.
- B. dung dịch Na2SiO3, dung dịch Na3PO4, dung dịch NaCl.
- C. dung dịch HCl, dung dịch Fe(NO3)2, dung dịch CH3COOH.
- D. dung dịch CuSO4, SiO2, dung dịch H2SO4.
-
Câu 44: Mã câu hỏi: 67179
Hòa tan hoàn toàn 15,6 gam hỗn hợp gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3, Mg, MgO và CuO vào 200 gam dung dịch H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch X chỉ chứa muối sunfat trung hòa của kim loại, hỗn hợp khí Y gồm 0,01 mol N2O và 0,02 mol NO. Cho X phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 89,15 gam kết tủa. Lọc kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 84,386 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của FeSO4 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
- A. 1,86
- B. 1,45
- C. 0,85
- D. 1,06
-
Câu 45: Mã câu hỏi: 67180
Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH xM, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là:
- A. 1,0
- B. 1,6
- C. 1,2
- D. 1,4
-
Câu 46: Mã câu hỏi: 67181
Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là:
- A. 25%
- B. 36%
- C. 20%
- D. 40%
-
Câu 47: Mã câu hỏi: 67182
Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với H2 là 18. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
- A. 97,98.
- B. 34,08.
- C. 38,34.
- D. 106,38.
-
Câu 48: Mã câu hỏi: 67183
Trong công nghiệp, phân lân supephotphat kép được sản xuất theo sơ đồ sau: Ca3(PO4)2 → H3PO4 → Ca(H2PO4)2. Biết hiệu suất của cả quá trình là 70%. Khối lượng dung dịch H2SO4 70% đã dùng để điều chế được 351 kg Ca(H2PO4)2 theo sơ đồ chuyển hoá trên là:
- A. 392 kg.
- B. 700 kg.
- C. 600 kg.
- D. 520 kg.
-
Câu 49: Mã câu hỏi: 67184
Thể tích dung dịch HCl 1M cần cho vào 100 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M để được một dung dịch có pH = 7 là:
- A. 10 ml
- B. 20 ml
- C. 15 ml
- D. 30 ml
-
Câu 50: Mã câu hỏi: 67185
Có thể phân biệt khí CO2 và SO2 bằng:
- A. nước vôi trong.
- B. đá vôi.
- C. nước brom.
- D. dung dịch NaOH.