Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 434090
Không giải hệ phương trình, dự đoán số nghiệm của hệ
\(\left\{ \begin{array}{l} - 2x + y = - 3\\ 3x - 2y = 7 \end{array} \right.\)
- A. Vô số nghiệm
- B. Vô nghiệm
- C. Có nghiệm duy nhất
- D. Có hai nghiệm phân biệt
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 434091
Tìm m để hệ phương trình
\(\left\{ \begin{array}{l} x + y = - 1\\ mx + y = 2m \end{array} \right.\)
vô nghiệm
- A. m = 1
- B. m = −1
- C. m = 0
- D. \(m = {1\over 2}\)
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 434092
Tìm m để hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l} (m + 2)x + y = 2m - 8\\ {m^2}x + 2y = - 3 \end{array} \right.\)
nhận cặp số (−1; 3) làm nghiệm.
- A. m = 0
- B. m = −2
- C. m = −3
- D. m = 3
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 434093
Chọn phát biểu sai:
- A. Nếu hệ phương trình (I) có vô số nghiệm, đồng thời hệ phương trình (II) cũng có vô số nghiệm thì hệ (I) và hệ (II) tương đương nhau.
- B. Từ một hệ hai phương trình đã cho ta có thể có được một hệ tương đương với nó nếu thực hiện: Thay một phương trình trong hệ bằng phương trình tương đương với nó
- C. Từ một hệ hai phương trình đã cho ta có thể có được một hệ tương đương với nó nếu thực hiện: Thay một phương trình trong hệ bởi phương trình có được bằng các cộng (hoặc trừ) vế theo vế hai phương trình đã cho
- D. Nếu hệ (I) tương đương với hệ (II) và hệ (II) tương đương với hệ (III) thì hệ (I) và hệ (III) tương đương nhau
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 434094
Hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {5x + y = 7}\\ { - x - 3y = 21} \end{array}} \right.\) nhận cặp số nào sau đây là nghiệm?
- A. (1; 2)
- B. (8; −3)
- C. (3; −8)
- D. (3; 8)
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 434095
Chọn khẳng định đúng. Góc ở tâm là góc
- A. Có đỉnh nằm trên đường tròn
- B. Có đỉnh trùng với tâm đường tròn
- C. Có hai cạnh là hai đường kính của dường tròn
- D. Có đỉnh nằm trên bán kính của đường tròn
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 434096
Chọn khẳng định đúng. Trong một đường tròn, số đo cung nhỏ bằng
- A. Số đo cung lớn
- B. Số đo góc ở tâm chắn cung đó
- C. Số đo ở góc của tâm chắn cung lớn
- D. Số đo của cung nửa đường tròn
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 434097
Trong hai cung của một đường tròn hay hai đường tròn bằng nhau, cung nào nhỏ hơn
- A. Có số đo lớn hơn
- B. Có số đo nhỏ hơn 90°
- C. Có số đo lớn hơn 90°
- D. Có số đo nhỏ hơn
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 434098
Chọn khẳng định đúng. Cho đường tròn (O) có dây cung AB > CD khi đó
- A. Cung AB lớn hơn cung CD
- B. Cung AB nhỏ hơn cung CD
- C. Cung AB bằng cung CD
- D. Số đo cung AB bằng hai lần số đo cung BC
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 434099
Chọn khẳng định đúng.
- A. Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây (không đi qua tâm) thì đi qua điểm chính giữa của cung bị căng bởi dây ấy.
- B. Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây thì đi qua điểm chính giữa của cung bị căng bởi dây ấy.
- C. Trong một đường tròn, đường kính đi qua điểm chính giữa của một cung thì song song với dây căng cung ấy
- D. Trong một đường tròn, hai đường kính luôn vuông góc với nhau
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 434100
Khẳng định nào sau đây là sai?
- A. Trong một đường tròn, góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông
- B. Trong một đường tròn, hai góc nội tiếp bằng nhau chắn hai cung bằng nhau
- C. Trong một đường tròn, hai góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau
- D. Trong một đường tròn, hai góc nội tiếp bằng nhau thì cùng chắn một cung
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 434101
Góc ở hình nào dưới đây biểu diễn góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung
- A.
- B.
- C.
- D.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 434102
Góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung có số đo bằng
- A. 90°
- B. Số đo góc ở tâm chắn cung đó
- C. Nửa số đo góc nội tiếp chắn cung đó
- D. Nửa số đo cung bị chắn
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 434103
Kết luận nào sau đây là đúng
- A. Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung có số đo lớn hơn góc nội tiếp chắn cung đó
- B. Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung có số đo nhỏ hơn góc nội tiếp chắn cung đó
- C. Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau
- D. Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung có số đo bằng hai lần số đo của góc nội tiếp chắn cung đó
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 434104
Đường tròn ngoại tiếp đa giác là đường tròn
- A. Tiếp xúc với tất cả các cạnh của đa giác đó
- B. Đi qua tất cả các đỉnh của đa giác đó
- C. Cắt tất cả các cạnh của đa giác đó
- D. Đi qua tâm đa giác đó
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 434105
Số đường tròn nội tiếp của một đa giác đều là
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 0
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 434106
Cho hàm số y = ax2 với . Kết luận nào sau đây là đúng:
- A. Hàm số nghịch biến khi a > 0 và x > 0
- B. Hàm số nghịch biến khi a < 0 và x < 0
- C. Hàm số nghịch biến khi a > 0 và x < 0
- D. Hàm số nghịch biến khi a > 0 và x = 0
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 434107
Kết luận nào sau đây sai khi nói về đồ thị hàm số y = ax2 với a ≠ 0
- A. Đồ thị hàm số nhận trục tung làm trục đối xứng.
- B. Với a > 0 đồ thị nằm phía trên trục hoành và O là điểm cao nhất của đồ thị
- C. Với a < 0 đồ thị nằm phía dưới trục hoành và O là điểm cao nhất của đồ thị
- D. Với a > 0 đồ thị nằm phía trên trục hoành và O là điểm thấp nhất của đồ thị
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 434108
Giá trị của hàm số y = f(x) = -7x2 tại x0 = -2 là:
- A. 28
- B. 12
- C. 21
- D. -28
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 434109
Cho hàm số y = f(x) = (-2m + 1)x2 . Tính giá trị của m để đồ thị đi qua điểm A(-2; 4)
- A. m = 0
- B. m = 1
- C. m = 2
- D. m = -2
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 434110
Cho hàm số y = (m + 1)x2 + 2. Tìm m biết rằng với x = 1 thì y = 5.
- A. m = 2
- B. m = -2
- C. m = - 3
- D. m = 3
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 434111
Diện tích hình tròn bán kính R được cho bởi công thức: S = π.R2 .
Hỏi nếu bán kính tăng lên 6 lần thì diện tích tăng hay giảm bao nhiêu lần?
- A. Tăng 6 lần
- B. Tăng 12 lần
- C. Tăng 36 lần
- D. Giảm 6 lần
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 434112
Cho các hàm số y = 2x2 và y = -3x2. Hỏi hàm số nào đồng biến khi x > 0.
- A. y = 2x2
- B. y = -3x2
- C. Không có hàm số nào
- D. Cả hai
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 434113
Cho các hàm số:
(1): y = 3x2 (2): y = - 4 x2 (3) y = 3x (4): y = - 4x .
Hỏi có bao nhiều hàm số đồng biến với x < 0?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 434114
Hệ số c của phương trình x2 + 7x + 9 = 9 là?
- A. 9
- B. -9
- C. 0
- D. 18
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 434115
Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình bậc hai?
- A. x2 + 4x - 7 = x2 + 8x - 10
- B. x3 + 8x = 0
- C. x2 - 4 = 0
- D. 5x - 1 = 0
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 434116
Số nghiệm của phương trình x2 = 20x - 102 là?
- A. 1 nghiệm
- B. 2 nghiệm
- C. Vô số nghiệm
- D. Vô nghiệm
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 434117
Cho phương trình 2x2 – 10x + 100 = -2x + 10. Sau khi đưa phương trình trên về dạng ax2 + bx + c = 0 thì hệ số b là?
- A. -8
- B. -12
- C. 12
- D. 8
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 434118
Giải phương trình -10x2 + 40 = 0
- A. Vô nghiệm
- B. x = 2
- C. x = 4
- D. x = ±2
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 434119
Tính biệt thức ∆ từ đó tìm số nghiệm của phương trình: 9x2 − 15x + 3 = 0
- A. ∆ = 117 và phương trình có nghiệm kép
- B. ∆ = − 117 và phương trình vô nghiệm
- C. ∆ = 117 và phương trình có hai nghiệm phân biệt
- D. ∆ = − 117 và phương trình có hai nghiệm phân biệt