Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 307853
Trong các câu sau câu nào đúng?
- A. Số hữu tỉ âm nhỏ hơn số hữu tỉ dương
- B. Tập hợp Q gồm các số hữu tỉ dương và các số hữu tỉ âm
- C. Số 0 là số hữu tỉ dương
- D. Số nguyên âm không phải là số hữu tỉ âm
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 307855
Có bao nhiêu số hữu tỉ thỏa mãn có mẫu bằng 7, lớn hơn \(\frac{{ - 5}}{9}\) và nhỏ hơn \(\frac{{ - 2}}{9}\)
- A. 0
- B. 1
- C. 2
- D. 3
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 307856
Cho các số hữu tỉ: \(\frac{{ - 2}}{3};\frac{{ - 3}}{5};\frac{2}{3};\frac{5}{4};0\). Hãy sắp xếp các số hửu tỉ trên theo thứ tự tăng dần:
- A. \(\frac{{ - 2}}{3};\frac{{ - 3}}{5};0;\frac{5}{4};\frac{2}{3}\)
- B. \(\frac{{ - 3}}{5};\frac{{ - 2}}{3};0;\frac{5}{4};\frac{2}{3}\)
- C. \(\frac{{ - 3}}{5};\frac{{ - 2}}{3};0;\frac{2}{3};\frac{5}{4}\)
- D. \(\frac{{ - 2}}{3};\frac{{ - 3}}{5};0;\frac{2}{3};\frac{5}{4}\)
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 307857
Giá trị của \((-3,1)+0,7\) là:
- A. 1
- B. 1,2
- C. -2,4
- D. 3,5
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 307859
Tìm x biết \(\left| { - 2x - 1} \right| = \frac{1}{3}\)
- A. \(x = \frac{{ - 2}}{3}\,\,hay\,\,x = \frac{{ - 1}}{3}\)
- B. \(x = \frac{{ 2}}{3}\,\,hay\,\,x = \frac{{ - 1}}{3}\)
- C. \(x = \frac{{ - 2}}{3}\,\,hay\,\,x =1\)
- D. \(x = \frac{{ - 2}}{3}\,\,hay\,\,x = \frac{{ 2}}{3}\)
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 307860
Chọn câu trả lời đúng nhất \(\left| {x - \frac{2}{3}} \right| = \frac{1}{3}\) thì:
- A. \(x = \frac{{ - 1}}{3}\)
- B. x=-1
- C. \(x = 1\)
- D. \(x = 1\,\,\,\,\,hay\,\,\,\,x = \frac{{ - 1}}{3}\)
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 307861
Cho \(\frac{x}{{11}} = \frac{y}{{12}};xy = 132\). Tính (x - y ) biết (x > 0;y > 0. )
- A. -1
- B. 1
- C. -2
- D. 2
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 307862
Tìm x;y biết \( \frac{x}{y} = \frac{7}{3};5x - 2y = 87\)
- A. x=9;y=21
- B. x=21;y=9
- C. x=21;y=−9
- D. x=−21;y=−9
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 307863
Chia số 120 thành bốn phần tỉ lệ với các số 2;4;8;10. Các số đó theo thứ tự tăng dần là:
- A. 20;40;80;100
- B. 50;40;20;10
- C. 8;16;32;40
- D. 10;20;40;50
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 307864
Cho ba đường thẳng phân biệt đồng quy tại một điểm. Số cặp góc đối đỉnh tạo thành là?
- A. 4
- B. 3
- C. 12
- D. 6
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 307866
Cho \( \widehat {AOB} = {55^ \circ }.\) Vẽ tia OC là tia đối của tia OA. Vẽ tia OD sao cho (OD vuông góc OB, ) và các tia OD, OA thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ OB. Chọn câu sai.
- A. \(\widehat {COD} = {35^ \circ }.\)
- B. \(\widehat {DOB} = {90^ \circ }.\)
- C. \(\widehat {AOD} = {145^ \circ }.\)
- D. \(\widehat {COD} = {145^ \circ }.\)
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 307867
Đường trung trực của một đoạn thẳng là
- A. Đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng đó
- B. Đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng đó
- C. Đường thẳng cắt đoạn thẳng đó
- D. Đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm đoạn thẳng đó
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 307869
Cho hình vẽ sau: Em hãy chọn câu đúng nhất trong các câu sau:
- A. \(\widehat {AEF};\widehat {ADC}\) là hai góc đồng vị
- B. \(\widehat {AFE};\widehat {BAC}\) là hai góc trong cùng phía
- C. \(\widehat {DAC};\widehat {AFE}\) là hai góc so le trong
- D. \(\widehat {BAC};\widehat {DCA}\) là hai góc đồng vị
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 307870
Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì:
- A. Hai góc trong cùng phía bằng nhau
- B. Hai góc đồng vị bằng nhau
- C. Hai góc so le trong còn lại có tổng bằng 1200
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 307871
Tìm x biết \(\frac{{x + 3}}{5} = - \frac{1}{6}\)
- A. \(x = \frac{{-7}}{6}\)
- B. \(x = \frac{{13}}{6}\)
- C. \(x = \frac{{-23}}{6}\)
- D. \(x = \frac{{5}}{6}\)
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 307872
Tìm x biết \(3x + 1 = \frac{{2 - 3x}}{5}\)
- A. \(x = - \frac{11}{15}\)
- B. \(x = - \frac{1}{6}\)
- C. \(x=-6\)
- D. \(x = \frac{2}{5}\)
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 307873
Tìm x biết \(\frac{{x - 2}}{3} = \frac{{4 - 3x}}{{ - 4}}\).
- A. x=2
- B. \(x= \frac{4}{5}\)
- C. \(x=- \frac{1}{3}\)
- D. \(x=- \frac{4}{5}\)
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 307875
Thực hiện phép tính \(4 \cdot ( - 3,15) \cdot 2,5 \) ta được:
- A. \( - \frac{{17}}{2}\)
- B. \( - \frac{{51}}{2}\)
- C. \( - \frac{{63}}{2}\)
- D. \( - \frac{{3}}{2}\)
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 307878
Thực hiện phép tính \(\frac{2}{3}:\frac{{ - 5}}{7} \cdot \frac{3}{4} \) ta được:
- A. \( - \frac{7}{{10}}\)
- B. \( - \frac{17}{{10}}\)
- C. \( - \frac{11}{{10}}\)
- D. \( - \frac{9}{{10}}\)
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 307880
Thực hiện phép tính \(4\frac{1}{5}:\left( { - 2\frac{4}{5}} \right)\) ta được:
- A. \( - \frac{5}{2}\)
- B. \( - \frac{11}{2}\)
- C. \( - \frac{3}{2}\)
- D. \( - \frac{1}{2}\)
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 307881
Cho hình vẽ sau. Biết AB//CD, \(\widehat {CEH}=100^o\). Tính \(\widehat {BGH}\)
- A. \(110^o\)
- B. \(120^o\)
- C. \(100^o\)
- D. \(80^o\)
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 307883
Cho đoạn thẳng AB , trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB kẻ hai tia Ax và By sao cho góc \(\widehat{B A x}=a \text { và } \widehat{A B y}=3 a\) . Tìm giá trị của a để Ax song song By .
- A. \(36^{0}\)
- B. \(45^{0}\)
- C. \(27^{0}\)
- D. \(15^{0}\)
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 307884
Cho hình vẽ dưới đây, biết \(A B / / C D\). Số đo các góc ADC và ABC lần lượt là ?
- A. \(60^{\circ} ; 100^{\circ}\)
- B. \(66^{0} ; 120^{\circ} \)
- C. \(65^{\circ} ; 100^{\circ}\)
- D. \(120^{\circ} ; 60^{\circ}\)
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 307887
Trong các số dưới đây, số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn là
- A. \(\dfrac{{15}}{{42}}\)
- B. \(\dfrac{{19}}{4}\)
- C. \(\dfrac{{14}}{{40}}\)
- D. \(\dfrac{{16}}{{50}}\)
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 307888
Khi số thập phân vô hạn tuần hoàn 0,4818181... được viết dưới dạng một phân số tối giản thì tử số nhỏ hơn mẫu số bao nhiêu đơn vị?
- A. 513
- B. 29
- C. 13
- D. 57
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 307890
Giá trị nào dưới đây của x thỏa mãn 0,(18).x = 2,0(15)
- A. \( \frac{{133}}{{11}}\)
- B. \( \frac{{403}}{{36}}\)
- C. \( \frac{{12}}{{133}}\)
- D. \( \frac{{133}}{{12}}\)
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 307892
Tìm x biết \(x-160: 40=45\)
- A. x=49
- B. x=12
- C. x=42
- D. x=1
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 307895
Tìm x biết \(\begin{array}{l} - 1,2 + \frac{2}{5} + x = 2 \end{array}\)
- A. \(x = \frac{{-14}}{5}\)
- B. \(x = \frac{{24}}{5}\)
- C. \(x = \frac{{14}}{5}\)
- D. \(x = \frac{{4}}{5}\)
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 307898
Tìm x biết \(\begin{array}{l} \frac{4}{9} - \left( {\frac{{ - 3}}{2}} \right) = \frac{3}{8} + x \end{array}\)
- A. x=-1
- B. \(x = \frac{{-1}}{{72}}\)
- C. \(x = \frac{{113}}{{72}}\)
- D. \(x = \frac{{11}}{{72}}\)
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 307899
Cho hai đường thẳng a và b cùng vuông góc với đường thẳng c, c vuông góc với a tại M và vuông góc với b tại N. Một đường thẳng m cắt a, b tại A, B. Biết \( \widehat {ABN} - \widehat {MBA} = {40^0}.\). Số đo \( \widehat {BAM}\) là:
- A. 800
- B. 700
- C. 750
- D. 1080
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 307903
Chọn câu sai .Cho bốn đường thẳng phân biệt m, n, p và q. Biết m vuông góc với n, n vuông góc với p và p vuông góc với q. Khi đó:
- A. m // p
- B. n // q
- C. p // n
- D. m vuông góc q
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 307906
Cho hai đường thẳng a, b song song. Điểm A thuộc a; B thuộc b, C thuộc b. Biết góc \( \widehat {BAa} = {40^0};\widehat {ACB} = {30^0}\) như hình vẽ. Câu nào sau đây đúng?
- A. \( \widehat {{A_2}} > \widehat {{A_3}} > \widehat {ABC}\)
- B. \( \widehat {{A_2}} > \widehat {ABC} > \widehat {{A_3}}\)
- C. \( \widehat {ABC} > \widehat {{A_3}} > \widehat {{A_2}}\)
- D. \( \widehat {{A_3}} > \widehat {ABC} > \widehat {{A_2}}\)
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 307908
Ước lượng kết quả của phép tính \( \frac{{4843,7 + 18,2}}{{7,8 + 3,9}}\)
- A. \(5\)
- B. \(\frac{{31}}{6}\)
- C. \(7\)
- D. \(\frac{{31}}{5}\)
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 307910
Kết quả của phép tính 7,118 + 9,52 - 8,7 + 2,21 sau khi làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai là:
- A. 10,148
- B. 10,14
- C. 10,1
- D. 10,15
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 307911
Cho số 0,20893. Làm tròn số này đến hàng phần nghìn ta được số:
- A. 0,2098
- B. 0,209
- C. 0,208
- D. 0,2
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 307913
Rút gọn \(\frac{{{2^5}{{.7}^{11}}{{.5}^3}}}{{{5^2}{{.7}^9}{{.2}^6}}} \) ta được:
- A. \( \frac{{25}}{2}\)
- B. \( \frac{{245}}{2}\)
- C. \( \frac{{15}}{2}\)
- D. \( \frac{{45}}{2}\)
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 307915
Tìm x biết \(\begin{array}{l} {\left( {\frac{1}{2}x - \frac{1}{3}} \right)^4} = \frac{{16}}{{81}} \end{array}\)
- A. \(x=1\text{ hoặc }\frac{{ - 2}}{3}\)
- B. \(x=1\text{ hoặc }\frac{{ -1}}{3}\)
- C. \(x=2\text{ hoặc }\frac{{ - 2}}{3}\)
- D. x=-1 hoặc x=1.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 307916
Giá trị của \(\begin{array}{l} {\rm{C}} = {9.3^2} \cdot \frac{1}{{81}} \cdot 27 \end{array}\) là:
- A. 12
- B. 21
- C. 27
- D. 31
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 307919
Cho định lí: "Hai tia phân giác của hai góc kề tạo thành một góc vuông" (hình vẽ). Giả thiết, kết luận của định lí là:
- A. Giả thiết: Cho góc bẹt AOB và tia OD. OE là tia phân giác góc BOD, OF là phân giác góc AOD. Kết luận: OE⊥OF
- B. Giả thiết: Cho góc bẹt AOB và tia OD. OE là tia phân giác góc BOF, OF là phân giác góc AOD. Kết luận: OE⊥OA
- C. Giả thiết: Cho góc bẹt AOB và tia OD. OE là tia phân giác góc BOD, OF là phân giác góc AOE. Kết luận: OE⊥OF
- D. Giả thiết: Cho góc bẹt AOB và tia OD. OE là tia phân giác góc BOD, OF là phân giác góc AOD. Kết luận: OB⊥OF
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 307920
Phần giả thiết: \( c \cap a = \left\{ A \right\},{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} c \cap b = \left\{ B \right\},{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \widehat {{A_1}} + \widehat {{B_2}} = {180^0}\) (tham khảo hình vẽ) là của định lí nào dưới đây?
- A. Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành hai góc ngoài cùng phía bù nhau thì hai đường thẳng đó song song
- B. Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành góc so le trong bù nhau thì hai đường thẳng đó song song
- C. Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành hai góc đồng vị bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song
- D. Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành hai góc trong cùng phía bù nhau thì hai đường thẳng đó song song