Câu hỏi Tự luận (9 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 83449
Phần 1. (6.0 điểm)
Cho khổ thơ:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hát quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2017)
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 83453
Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
Xem đáp án -
Câu 3: Mã câu hỏi: 83454
Mạch cảm xúc của bài thơ vận động theo trình tự nào? Trong mạch vận động ấy, hình ảnh tre còn được nhắc tới ở những câu thơ nào khác và mang ý nghĩa gì?
Xem đáp án -
Câu 4: Mã câu hỏi: 83456
Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ cảm xúc của nhà thơ khi sắp phải trở về quê hương miền Nam trong khổ thơ trên. Đoạn văn sử dụng phép nối để liên kết câu và câu có thành phần biệt lập phụ chú (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và thành phần phụ chú).
Xem đáp án -
Câu 5: Mã câu hỏi: 83458
Kể tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về tình cảm của nhân dân dành cho Bác Hồ và ghi rõ tên tác giả.
Xem đáp án -
Câu 6: Mã câu hỏi: 83460
Phần 2. (4,0 điểm)
Dưới dây là phần mở đầu văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (trích tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô của Đe-ni-ơn Đi-phô):
"Nếu có ai đó ở nước Anh gặp một kẻ như tôi lúc bấy giờ, chắc tôi sẽ làm cho họ hoảng sợ hoặc phá lên cười sằng sặc; và lắm khi tôi đứng lặng ngắm nghía bản thân mình, tôi cứ mỉm cười tưởng tượng tôi lang thang khắp miền Y-oóc-sai với trang bị và áo quần như vậy."
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2017)
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 83462
Văn bản được kể theo ngôi kể nào? Việc sử dụng ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
Xem đáp án -
Câu 8: Mã câu hỏi: 83465
Em có nhận xét gì về giọng kể của nhân vật trong đoạn trích trên? Giọng kể ấy giúp em cảm nhận được điều gì về nhân vật?
Xem đáp án -
Câu 9: Mã câu hỏi: 83467
Từ văn bản trên kết hợp với hiểu biết thực tế, em hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ về tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
Xem đáp án