Mở đầu trang 21 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức
Nhân giống cây trồng bằng phương pháp vô tính thường áp dụng cho đối tượng cây trồng nào? Có những phương pháp cụ thể nào và quy trình thực hiện ra sao?
Hướng dẫn giải chi tiết
Phương pháp giải:
Nhân giống cây trồng bằng phương pháp vô tính là hình thức tạo ra cây trồng trực tiếp từ các bộ phận sinh dưỡng (lá, thân, rễ) của cây mẹ.
Nhân giống cây trồng bằng phương pháp vô tính có những phương pháp sau: giâm cành, ghép, chiết cành.
Lời giải chi tiết:
- Nhân giống cây trồng bằng phương pháp vô tính thường áp dụng cho cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh,…
- Nhân giống cây trồng bằng phương pháp vô tính có những phương pháp sau:
+ Giâm cành: Cắt một đoạn cành bánh tẻ (không quá non hoặc quá già) có đủ mắt, nhúng phần gốc vào phần dung dịch kích thích ra rễ, sau đó cắm xuống đất ẩm cho cành ra rễ và phát triển thành cây mới.
+ Ghép: Dùng một bộ phận sinh dưỡng của cây (mắt ghép, gốc ghép, chồi ghép) ghép vào một cây khác (gốc ghép), sau đó bó lại.
+ Chiết cành: Chọn cành khỏe mạnh trên cây mẹ. Lấy dao tách một đoạn vỏ ở vị trí cần chiết, sau đó dùng thuốc kích thích ra rễ và hỗn hợp đất thích hợp bó vào đoạn cành vừa tách vỏ, bọc nylon ra ngoài rồi dùng dây buộc chặt hai đầu. Sau một thời gian, khi đoạn cành được bó đất đã mọc rễ thì cắt khỏi cây mẹ rồi đem trồng.
-- Mod Công Nghệ 7 HỌC247
-
Nêu các vật liệu cần chuẩn bị để tiến hành nhân giống bằng phương pháp giâm cành?
bởi Nguyen Ngoc 22/08/2022
Nêu các vật liệu cần chuẩn bị để tiến hành nhân giống bằng phương pháp giâm cành?
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Khám phá trang 21 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Vận dụng trang 23 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu 1 trang 16 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu 2 trang 16 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu 3 trang 16 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu 4 trang 16 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu 5 trang 17 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu 6 trang 17 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT