YOMEDIA
NONE

Công nghệ 7 Bài 34: Nhân giống vật nuôi


Cùng HOC247 nhận dạng các loại giống vật nuôi và những biện pháp nhân giống vật nuôi để từ đó có thể vận dụng vào thực tế thông qua nội dung 34 trong chương trình Công nghệ 7. Mời các em tìm hiểu các kiến thức này thông qua nội dung bài học dưới đây!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chọn phối

a. Thế nào là chọn phối?

  • Chọn con đực ghép đôi với con cái theo mục đích chăn nuôi gọi là chọn phối.
  • Chọn phối nhằm phát huy tác dụng chọn lọc giống. Chất lượng của đời sau sẽ đánh giá được việc chọn lọc và chọn phối giống có đúng hay không đúng.

b. Các phương pháp chọn phối

Có 2 phương pháp

- Chọn phối cùng giống:

  • Ghép con đực và con cái trong cùng giống.
  • Cho ra thế hệ sau cùng giống bố, mẹ.
  • Muốn nhân lên một giống tốt đã có thì chọn con đực với con cái cùng giống. Ví dụ chọn phối cùng giống: chọn phối heo Móng Cái đực với heo Móng Cái cái sẽ được cá thể là heo Móng Cái thuần chủng.

Chọn phối cùng giống

Chọn phối cùng giống

- Chọn phối khác giống:

  • Ghép đôi con đực và con cái khác giống.
  • Tạo ra thế hệ lai có đặc tính tốt từ bố, mẹ.
  • Muốn lai tạo thì chọn ghép con đực với con cái khác giống nhau. Ví dụ chọn phối khác giống: Chọn gà trống giống Rốt (sức sản xuất cao) với gà mái Ri (thịt ngon, dễ nuôi, sức đề kháng cao nhưng sinh sản thấp) sẽ được cá thể có ưu điểm của cả hai.

Chọn phối khác giống

Chọn phối khác giống

1.2. Nhân giống thuần chủng

a. Nhân giống thuần chủng là gì?

  • Là phương pháp nhân giống chọn ghép theo đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống để được đời con cùng giống với bố mẹ.
  • Mục đích của nhân giống thuần chủng là tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, với yêu cầu là giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đó.
  • Ví dụ: Lợn Móng Cái (cái) x Lợn Móng Cái (đực) → Thế hệ lợn Móng Cái con thuần chủng

b. Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả?

  • Phải có mục đích nhân giống rõ ràng.
  • Chọn nhiều cá thể đực, cái trong giống cùng tham gia.
  • Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn vật nuôi, kịp thời phát hiện và loại thải những vật nuôi con và vật nuôi mẹ có những đặc điểm không mong muốn.

Bài tập minh họa

Câu 1: Em hãy lấy ví dụ về:

  • Chọn phối cùng giống:
  • Chọn phối khác giống:

Gợi ý trả lời

  • Chọn phối cùng giống: Chọn phối lợn đực Móng Cái với lợn cái Móng Cái sẽ được thế hệ sau là những lợn Móng Cái.
  • Chọn phối khác giống: Chọn phối lợn đực Móng Cái và lợn Cái Ba Xuyên được thế hệ sau là lợn lai Móng Cái – Ba Xuyên.

Câu 2: Em hãy đánh dấu X vào các phương pháp nhân giống theo mẫu bảng sau sao cho phù hợp với phương pháp chọn phối:

Gợi ý trả lời

2. Luyện tập Bài 34 Công Nghệ 7

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được phương pháp chọn phối, nhân giống thuần chủng.
  • Rèn luyện các kĩ năng quan sát, phân tích sơ đồ, bảng biểu.
  • Nhận thức được tầm quan trọng của chọn phối và nhân giống thuần chủng.
  • Có ý thức bảo vệ được môi trường trong chăn nuôi.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 34 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé! 

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 7 Bài 34 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 92 SGK Công nghệ 7

Bài tập 2 trang 92 SGK Công nghệ 7

3. Hỏi đáp Bài 34 Chương 1 Công Nghệ 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON