Qua nội dung bài giảng Thực hành: Lập kế hoạch nuôi cá cảnh môn Công nghệ lớp 7 chương trình Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em tìm hiểu tiến hành các bước lập kế hoạch nuôi cá cảnh ... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Chi phí cơ bản để nuôi cá cảnh
Bảng 16.1. Chi phi cơ bản để nuôi một số loài cá cảnh trong năm đầu tiên
STT |
Nội dung |
Đơn vị tính |
Đơn giá ước tính |
1 |
Cá giống |
Con |
- Cá bảy màu: 10 000 – 20 000 (đồng) - Ca vàng: 10.000 – 30 000 (đồng) - Cá chọi: 20 000 – 50 000 (đồng) 200-300 - Cá hề Nemo: 30 000 – 50 000 (đồng) - Cá koi: 200 000 – 1 000 000 (đồng) - Cá rồng: 500 000 – 5 000 000 (đồng) |
2 |
Bể nuôi cá cảnh |
Chiếc |
- Loại 50 – 100 lit 500 000 – 1 000 000 (đồng) - Loại 200 – 500 lit, 3 000 000 – 5 000 000 (đồng) |
3 |
Máy bơm, sục khí, bộ lọc |
Bộ |
500 000 – 1 000 000 (đồng) |
4 |
Thức ăn |
|
50 000 – 100 000 (đồng) |
5 |
Phòng, trị bệnh cho cá cảnh |
|
1 000 000 – 2 000 000 (đồng) |
6 |
Chi phí khác (Nước sạch, điện …) |
|
50 000 – 100 000 (đồng) |
Hình 16.1. Một số loại cá cảnh
Hình 16.2. Một số loại bể nuôi cá cảnh
1.2. Thực hành lập kế hoạch, tính toán chi phí
Từ thông tin ở mục I, em hãy lựa chọn, lập kế hoạch và tinh chi phí đề nuôi một loài cá cảnh phù hợp với điều kiện, sở thích của em theo gợi ý sau:
a. Xác định loài cá cảnh đề nuôi, lí do lựa chọn.
b. Lập kế hoạch, tinh chi phí trong năm đầu.
STT |
Nội dung |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Đơn giá ước tính |
Chi phí dự tính |
1 |
Cá giống |
Con |
? |
? |
? |
2 |
Bể nuôi |
Chiếc |
? |
? |
? |
… |
…. |
? |
? |
? |
? |
Tổng chi phí |
? |
1.3. Đánh giá
Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành và đánh giá chéo theo hướng dẫn của giáo viên.
Bài tập minh họa
Bài 1.
Những loài cá nào thường được nuôi làm cảnh? Để nuôi dưỡng, chăm sóc cá cảnh được tốt thì cần phải chuẩn bị những gì và chi phí như thế nào?
Phương pháp giải:
- Cá cảnh là tên gọi chung cho những loại cá làm cảnh hoặc trang trí trong một không gian, cảnh quan nào đó. Đặc điểm chung là những loại cá cảnh luôn có hình thái lạ, đẹp và đôi lúc quý hiếm.
- Để nuôi dưỡng, chăm sóc cá cảnh được tốt thì cần phải chuẩn bị: cá giống; bể nuôi cá cảnh; máy bơm, sục khí, bộ lọc; thức ăn; phòng, trị bệnh cho cá cảnh; chi phí khác (nước sạch, điện,…).
Lời giải chi tiết:
- Những loài cá thường được nuôi làm cảnh:
+ Cá neon.
+ Cá bảy màu.
+ Cá Betta.
+ Cá ba đuôi.
+ Cá Koi.
+ Cá hồng két.
+ Cá thanh ngọc.
- Để nuôi dưỡng, chăm sóc cá cảnh được tốt thì cần phải chuẩn bị:
+ Cá giống.
+ Bể nuôi cá cảnh.
+ Máy bơm, sục khí, bộ lọc.
+ Thức ăn.
+ Phòng, trị bệnh cho cá cảnh.
+ Chi phí khác (nước sạch, điện,…).
Bài 2.
Việt có ý định sử dụng tiền tiết kiệm để nuôi cá cảnh. Em hãy giúp Việt lựa chọn loài cá cảnh, bể nuôi phù hợp và lập kế hoạch, tính toán chi phí nuôi dưỡng và chăm sóc bể cá cảnh đó trong năm đầu.
Phương pháp giải:
Học sinh tự lựa chọn một loài cá cảnh ưa thích và lập kế hoạch, tính toán chi phí nuôi dưỡng và chăm sóc bể cá cảnh đó trong năm đầu.
Lời giải chi tiết:
- Xác định loài cá cảnh để nuôi, lí do lựa chọn:
Em chọn nuôi cá vàng vì đây là loài cá cảnh đẹp có bộ vây đuôi như chiếc váy lộng lẫy sắc màu; phổ biến và khá dễ nuôi; có thể phát triển khá lớn và sống tới 10 năm.
- Lập kế hoạch, tính toán chi phí nuôi dưỡng và chăm sóc bể cá cảnh đó trong năm đầu:
STT |
Nội dung |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Đơn giá ước tính |
Chi phí (đồng) |
|
|
1 |
Cá giống: Cá vàng |
Con |
10 |
20. 000 đ |
200.000 |
|
|
2 |
Bể nuôi cá cảnh: 50 lít |
Chiếc |
1 |
500. 000 đ |
500.000 |
|
|
3 |
Máy bơm, sục khí, bộ lọc |
Bộ |
1 |
300. 000 đ |
300.000 |
|
|
4 |
Thức ăn |
Tháng |
12 |
100. 000 đ |
1.200.000 |
|
|
5 |
Phòng trị bệnh cho cá cảnh |
Năm |
1 |
300. 000 đ |
300.000 |
|
|
6 |
Chi phí khác (Nước sạch, điện ...) |
Năm |
1 |
300. 000 đ |
300.000 |
|
|
Tổng chi phí |
2.800.000 |
Luyện tập Bài 16 Công nghệ 7 KNTT
Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
- Lập được kế hoạch và tính toán chi phí cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc một loài cá cảnh.
3.1. Trắc nghiệm Bài 16 Công nghệ 7 KNTT
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 16 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 2:
Cho biết: Tôm, cá sau khi nuôi bao lâu thì có thể thu hoạch?
- A. 4 – 6 tháng.
- B. 6 – 8 tháng.
- C. 3 – 7 tháng.
- D. 2 – 4 tháng.
-
- A. Cho sản phẩm tập trung.
- B. Chi phí đánh bắt thấp
- C. Khó cải tạo, tu bổ ao.
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 16 Công nghệ 7 KNTT
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 16 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 79 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Vận dụng trang 81 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu 1 trang 49 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu 2 trang 49 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu 3 trang 50 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu 4 trang 50 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu 5 trang 51 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 16 Công nghệ 7 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!