YOMEDIA
NONE

Công nghệ 10 Cánh diều Bài 8: Ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất phân bón


Bài giảng Ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất phân bón​ môn Công nghệ lớp 10 chương trình Cánh diều được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em nắm vững kiến thức về Ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất phân bón... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón

Công nghệ vi sinh là:

- Công nghệ sử dụng hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị phục vụ nhu cầu con người. 

- Trong nông nghiệp, công nghệ này đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong đó có sản xuất phân hữu cơ vi sinh.

a. Nguyên lí sản xuất phân hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh sử dụng phổ biến trong trồng trọt có chứa nhiều chủng vi sinh vật đặc hiệu khác nhau.

Hình 8.2. Nguyên lí sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh

Các chủng vi sinh vật được sử dụng phổ biến:

- Nhóm vi sinh vật cố định đạm: Azotobacter, Clostridium, Rhizobium, Bradyrhizobium, Azospirillum,..

- Nhóm vi sinh vật chuyển hóa lân: Pseudomonas, Bacillus megaterium, B. circulans, Aspergillus,..

- Nhóm vi sinh vật phân giải cellulose: Bacillus, Pseudomonas, Streptomyces, Aspergillus niger,...

Mật độ vi sinh vật trong phân hữu cơ vi sinh theo tiêu chuẩn quy định.

b. Ưu điểm của phân hữu cơ vi sinh

- Phân hữu cơ vi sinh chuyển hoá chất dinh dưỡng trong đất thành dạng dễ hấp thụ cho cây trồng. 

- Bón phân hữu cơ vi sinh làm tăng lượng mùn, làm tăng độ phì nhiêu và giúp cân bằng pH của đất; đồng thời tăng cường khả năng chống chịu cho cây trồng. 

- Phân an toàn với con người, thân thiện với môi trường và thích hợp với trồng trọt hữu cơ.

c. Nhược điểm của phân hữu cơ vi sinh

- Phân hữu cơ vi sinh có hiệu quả chậm hơn phân hóa học, bảo quản phức tạp và hạn sử dụng ngắn.

- Mỗi loại phân chỉ thích hợp cho một hoặc một nhóm cây trồng. Giá thành của phân hữu cơ vi sinh cao.

1.2. Ứng dụng công nghệ nano trong sản xuất phân bón

- Công nghệ nano là công nghệ sản xuất vật liệu ở kích thước siêu nhỏ cỡ nguyên tử, phân tử và siêu phân tử (kích thước từ 1 đến 100 nm, 1nm bằng 106 mm). 

- Phân bón nano là phân bón được làm từ vật liệu nano.

- Do có kích cỡ siêu nhỏ nên cùng một khối lượng vật chất thì các hạt nano có diện tích bề mặt tiếp xúc lớn hơn hàng triệu lần và có thể xuyên qua vách tế bào của thực vật một cách dễ dàng.

a. Nguyên lí sản xuất phân bón nano

Các hạt nano trong phân bón (các hạt nano sắt, canxi, đồng, kẽm, boron,...) thường được tạo thành bằng phương pháp khử hóa học.

Hình 8.3. Nguyên lí sản xuất phân bón nano

b. Ưu điểm của phân bón nano

- Phân bón nano có kích thước siêu nhỏ nên dễ phân tán, bám dính, diện tích tiếp xúc tăng và có khả năng thấm sâu vào cây trồng.

- Tỉ lệ hấp thụ dinh dưỡng của cây đối với loại phân này rất cao, có thể đạt đến 90% (phân bón thông thường cây chỉ hấp thụ được tối đa 50%). 

Do vậy, người sử dụng sẽ tiết kiệm được phân bón.

c. Nhược điểm của phân bón nano

- Nếu bón quá liều hoặc không đúng thời điểm sẽ gây lãng phí, tồn dư kim loại nặng trong nông sản.

- Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.

- Giá thành của phân bón nano cao so với các loại phân bón khác.

1.3. Ứng dụng công nghệ sản xuất phân bón tan chậm có kiểm soát

- Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hiệu suất sử dụng phân bón tại Việt Nam hiện chỉ khoảng 35 – 40%, 60 - 65% lượng phân bị mất đi do rửa trôi và bay hơi. 

- Sử dụng phân bón tan chậm có kiểm soát là một trong những giải pháp nhằm giảm thiểu thất thoát khi sử dụng phân bón.

a. Nguyên lí sản xuất phân bón tan chậm có kiểm soát

Sử dụng công nghệ lí — hoá đặc biệt để tạo ra những hạt phân có lớp vỏ bọc polymer

- Nhằm kiểm soát mức độ tan của phân bón phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Hình 8.4. Cấu tạo hạt phân tan chậm có kiểm soát

b. Ưu điểm của phân bón tan chậm có kiểm soát

- Phân bón tan chậm có kiểm soát giảm thiểu sự rửa trôi và bay hơi của phân bón. 

- Do đó tiết kiệm được công bón, giảm được 40 – 60% lượng phân bón so với phân bón thông thường. 

- Đồng thời, hạn chế gây ô nhiễm mạch nước ngầm, không khí và thoái hoá đất.

c. Nhược điểm của phân bón tan chậm có kiểm soát 

- Giá thành sản xuất và giá bán của phân khá cao, 

- Chủng loại chưa đa dạng nên tuỳ từng loại cây trồng mà phải bón bổ sung thêm các loại phân khác.

Bài tập minh họa

Bài 1.

Em hãy phân loại các loại phân bón trong Hình 8.1

Hình 8.1. Một số loại phân bón

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 44 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Hình A+ D: Phân hóa học

- Hình B: Phân hữu cơ

- Hình C: Phân vi sinh

Bài 2.

Vì sao một loại phân hữu cơ vi sinh thường chứa nhiều chủng vi sinh vật đặc hiệu.

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 44 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Một loại phân hữu cơ vi sinh thường chứa nhiều chủng vi sinh vật đặc hiệu vì:

Phân hữu cơ vi sinh được sản xuất bằng công nghệ vi sinh nhân giống vi sinh vật đặc hiệu sau đó trộn với chất nền tạo nên phân hữu cơ vi sinh chứa nhiều chủng vi sinh vật đặc hiệu

Luyện tập Bài 8 Công nghệ 10 CD

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Trình bày được các biện pháp nghiên cứu ứng dụng của công nghệ vi sinh, công nghệ nano, công nghệ sản xuất phân bón tan chậm có kiểm soát trong sản xuất phân bón.

- Trình bày được ứng dụng của công nghệ vi sinh, công nghệ nano, công nghệ sản xuất phân bón tan chậm có kiểm soát trong sản xuất phân bón

3.1. Trắc nghiệm Bài 8 Công nghệ 10 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Cánh diều Bài 8 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. 1
    • B. 2
    • C. 3
    • D. 5
    • A. Nhóm vi sinh vật cố định đạm: Azotobacter, Clostridium, Rhizobium, Bradyrhizobium, Azospirillum,..
    • B. Nhóm vi sinh vật chuyển hóa lân: Pseudomonas, Bacillus megaterium, B. circulans, Aspergillus,..
    • C. Nhóm vi sinh vật phân giải cellulose: Bacillus, Pseudomonas, Bacillus megaterium
    • D. Nhóm vi sinh vật phân giải cellulose: Bacillus, Pseudomonas, Streptomyces, Aspergillus niger,...
    • A. An toàn với con người, ảnh hưởng với môi trường và chưa thích hợp với trồng trọt hữu cơ.
    • B. Chuyển hoá chất dinh dưỡng trong đất thành dạng dễ hấp thụ cho cây trồng. 
    • C. Làm tăng lượng mùn, làm tăng độ phì nhiêu và giúp cân bằng pH của đất; đồng thời tăng cường khả năng chống chịu cho cây trồng. 
    • D. An toàn với con người, thân thiện với môi trường và thích hợp với trồng trọt hữu cơ.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 8 Công Nghệ 10 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 10 Cánh diều Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 44 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức 1 trang 44 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức 2 trang 44 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức 1 trang 45 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức 2 trang 45 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức 3 trang 45 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 45 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Luyện tập trang 46 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức trang 46 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 46 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 8 Công nghệ 10 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON