Qua nội dung bài giảng Ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt môn Công nghệ lớp 10 chương trình Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu về: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt
- Chất thải trồng trọt nếu không được xử lí sẽ gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, việc tận dụng chất thải trồng trọt để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh vừa có tác dụng bảo vệ môi trường, vừa tạo ra phân bón chất lượng phục vụ cho trồng trọt. Quy trình sản xuất gồm các bước cơ bản sau:
Hình 27.1. Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải trồng trọt
Hình 27.2. Một số bước sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt
1.2. Sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt
- Ở nước ta, hằng năm vào mùa đông giá rét, trâu, bò thường thiếu thức ăn. Việc ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bỏ từ chất thải trồng trọt (rơm, rạ, thân ngô, thân lạc,.... ) có tác dụng làm tăng hàm lượng protein, tăng tỉ lệ tiêu hóa, giúp trâu, bỏ ăn được nhiều hơn và cho năng suất cao hơn so với cho ăn thức ăn không được ủ. Ngoài ra, việc ủ rơm, ra, thân ngô,... còn giúp bảo quản thức ăn được lâu hơn, khắc phục được tình trạng thiếu hụt thức ăn cho trâu, bỏ trong mùa đông. Quy trinh sản xuất thức ăn ủ chua cho trấu, bỏ từ chất thải trồng trọt gồm ba bước cơ bản (Hình 27.3)
Hình 27.3. Quy trình sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bỏ từ chất thải trồng trọt
Hình 27.4. Một số hình ảnh sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bỏ từ chất thải trồng trọt
1.3. Công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường trong trồng trọt
- Công nghệ vi sinh có vai trò rất quan trọng trong việc xử lí và bảo vệ môi trường trong trồng trọt. Các chế phẩm vi sinh được sản xuất từ các chủng vi sinh vật hữu ích thuộc nhóm Bacillus, Pseudomonas, Streptomyces.... có khả năng phân huỷ nhanh các chất thải hữu cơ thành mùn, đồng thời cạnh tranh dinh dưỡng và ức chế các vi sinh vật gây thối, nhờ đó làm giảm phát sinh mùi hôi thối và làm sạch môi trường.
- Ngoài ra, công nghệ vi sinh còn tạo ra các loại phân bón hữu cơ vi sinh và các chế phẩm bảo vệ thực vật thân thiện với môi trường để thay thế phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hoa học trong trồng trọt, qua đó giúp hạn chế được ô nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ môi trường trong trồng trọt
Bài tập minh họa
Bài 1.
Vì sao phải xử lí chất thải trồng trọt? Chất thải trồng trọt có thể tái sử dụng được không? Có những cách nào để biến chất thải trồng trọt thành sản phẩm có ích?
Phương pháp giải:
Nghiên cứu nội dung bài học: Bài 27: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt
Lời giải chi tiết:
- Phải xử lí chất thải trong trồng trọt vì nếu chất thải trồng trọt không được xử lí sẽ gây ô nhiễm môi trường. Việc tận dụng chất thải trồng trọt không chỉ có tác dụng bảo vệ môi trường mà còn tạo ra các sản phẩm chất lượng khác phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi.
- Chất thải trồng trọt có thể tái sử dụng được. Một số cách biến chất thải trồng trọt thành sản phẩm có ích là:
+ Sản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải trồng trọt
+ Sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt.
Luyện tập Bài 27 Công nghệ 10 KNTT
Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
- Nêu được ứng dụng của công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt
- Nêu được ứng dụng của công nghệ vi sinh trong sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt.
- Nêu được ứng dụng của công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường trồng trọt
3.1. Trắc nghiệm Bài 27 Công nghệ 10 KNTT
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 27 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.
- B. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật cố định nitơ tự do sống cộng sinh hoặc hội sinh.
- C. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật chuyển hóa lân hữu cơ thành vô cơ.
- D. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật chuyển hóa lân khó tan thành dễ tan.
-
- A. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.
- B. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật cố định nitơ tự do.
- C. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật chuyển hóa lân hữu cơ thành vô cơ.
- D. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật chuyển hóa lân khó tan thành dễ tan.
-
- A. Lipit
- B. Prôtêin
- C. Photpho
- D. Xenlulô
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 27 Công nghệ 10 KNTT
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 27 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 137 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá 1 trang 138 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá 2 trang 138 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá 1 trang 139 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá 2 trang 139 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập 1 trang 139 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập 2 trang 139 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Vận dụng trang 139 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 27 Công nghệ 10 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!