YOMEDIA
NONE
  • Câu hỏi:

    Điện áp \(u={{U}_{0}}cos\left( 100\pi t \right)\) (t tính bằng s) được đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn dây và tụ điện mắc nối tiếp. Cuộn dây có độ tự cảm \(L=\frac{0,15}{\pi }H\) và điện trở \(r=5\sqrt{3}\Omega \), tụ điện có điện dung \(C=\frac{{{10}^{-3}}}{\pi }F\). Tại thời điểm \({{t}_{1}}\)(s) điện áp tức thời hai đầu cuộn dây có giá trị 100 V, đến thời điểm \({{t}_{2}}={{t}_{1}}+\frac{1}{75}s\) thì điện áp tức thời hai đầu tụ điện cũng bằng 100 V. Gía trị của \({{U}_{0}}\) gần đúng là

    • A. \(100\sqrt{3}\) V       
    • B. 125 V             
    • C. 150 V        
    • D. 115 V

    Lời giải tham khảo:

    Đáp án đúng: D

    Ta tính nhanh được: \({{Z}_{L}}=15\Omega ;{{Z}_{C}}=10\Omega \) và \(Z=10\Omega \)

    Góc lệch pha giữa u, \({{u}_{d}}\) và \({{u}_{e}}\) so với i qua mạch:

    \(\tan \varphi =\frac{{{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}}{r}=\frac{1}{\sqrt{3}}\Rightarrow \varphi =\frac{\pi }{6};\tan {{\varphi }_{d}}=\frac{{{Z}_{L}}}{r}=\sqrt{3}\Rightarrow \varphi =\frac{\pi }{3}\)

    \({{\varphi }_{C}}=-\frac{\pi }{2}\)

    Ta có giản đồ như hình vẽ.

    Theo giản đồ ta có:

    \({{U}_{d}}=\frac{{{U}_{R}}}{cos\frac{\pi }{3}}=2{{U}_{R}};{{U}_{L}}={{U}_{R}}\tan \frac{\pi }{3}={{U}_{R}}\sqrt{3}\) và \({{U}_{L}}-{{U}_{C}}={{U}_{R}}\tan \varphi ={{U}_{R}}\tan \frac{\pi }{6}=\frac{{{U}_{R}}}{\sqrt{3}}\)

    \(\Rightarrow {{U}_{C}}={{U}_{L}}-\frac{{{U}_{r}}}{\sqrt{3}}=\frac{2{{U}_{r}}}{\sqrt{3}}\)

    Theo bài ra ta có \({{u}_{d}}\) sớm pha hơn u góc \(\frac{\pi }{6}\). Còn \({{u}_{C}}\) chậm pha hơn u góc \(\frac{2\pi }{3}\). Do đó biểu thức của \({{u}_{d}}\) và \({{u}_{C}}\) là:

    \({{u}_{d}}={{U}_{d}}\sqrt{2}cos\left( 100\pi t+\frac{\pi }{6} \right)=2{{U}_{R}}\sqrt{2}cos\left( 100\pi t+\frac{\pi }{6} \right)V\)

    \({{u}_{C}}={{U}_{C}}\sqrt{2}cos\left( 100\pi t-\frac{2\pi }{3} \right)=\frac{2{{U}_{R}}}{\sqrt{3}}\sqrt{2}cos\left( 100\pi t-\frac{2\pi }{3} \right)V\)

    Khi \(t={{t}_{1}}\): \({{u}_{d}}={{U}_{d}}\sqrt{2}cos\left( 100\pi t+\frac{\pi }{6} \right)=100V\)  (1)

    Khi \(t={{t}_{1}}+\frac{1}{75}\): \({{u}_{C}}=\frac{2{{U}_{R}}}{\sqrt{3}}\sqrt{2}cos\left( 100\pi \left( t+\frac{1}{15} \right)-\frac{2\pi }{3} \right)=100V\)  (2)

    Từ (1) và (2) suy ra \(\left( 100\pi t+\frac{\pi }{6} \right)=\frac{1}{\sqrt{3}}cos\left( 100\pi \left( t+\frac{1}{15} \right)-\frac{2\pi }{3} \right)==-\frac{1}{\sqrt{3}}\sin \left( 100\pi t+\frac{\pi }{6} \right)\)

    \(\Rightarrow \tan \left( 100\pi t+\frac{\pi }{6} \right)=-\sqrt{3}\Rightarrow cos\left( 100\pi t+\frac{\pi }{6} \right)=\frac{1}{2}\)

    Từ biểu thức \({{u}_{d}}\): \({{u}_{d}}=2{{U}_{d}}\sqrt{2}cos\left( 100\pi t+\frac{\pi }{6} \right)=2{{U}_{R}}\sqrt{2}.\frac{1}{2}=100V\Rightarrow {{U}_{R}}=\frac{100}{\sqrt{2}}V\)

    Mặt khác \(U=\sqrt{U_{R}^{2}+{{\left( {{U}_{L}}-{{U}_{C}} \right)}^{2}}}=\sqrt{U_{R}^{2}+{{\left( \frac{{{U}_{R}}}{\sqrt{3}} \right)}^{2}}}=\frac{2}{\sqrt{3}}{{U}_{R}}\)

    \(\Rightarrow U=\frac{2}{\sqrt{3}}.\frac{100}{\sqrt{2}}=\frac{200}{\sqrt{6}}\Rightarrow {{U}_{0}}=U\sqrt{2}=\frac{200\sqrt{3}}{3}=115V\)

    ADSENSE

Mã câu hỏi: 358453

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Vật lý

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF