-
Câu hỏi:
Cho \(\Delta ABC\) có đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc với BC, CA, AB ở D, E, F. Đường thẳng qua A song song BC cắt DE, DF lần lượt tại M, N. Đường tròn ngoại tiếp tam giác DMN cắt đường tròn (I) tại điểm L khác D.
a) Chứng minh A, K, L thẳng hàng.
b) Tiếp tuyến với đường tròn ngoại tiếp tam giác DMN tại M, N cắt EF tại U, V. Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác UVL tiếp xúc với đường tròn ngoại tiếp tam giác DMN.
Lời giải tham khảo:
a. Trước hết ta chứng minh K là trực tâm \(\Delta MDN\). Thật vậy:
Do \(AN\parallel BC\) nên \(\widehat {ANF} = \widehat {FDB}\).
Do D, E, F là tiếp điểm của (I) trên BC, CA, AB nên BD = BF.
\( \Rightarrow \widehat {BDF} = \widehat {BFD} \Rightarrow \widehat {ANF} = \widehat {BFD} = \widehat {AFN} \Rightarrow \Delta ANF\) cân tại \(A \Rightarrow AN = AF\).
Chứng minh tương tự ta có AM = AE mà AE = AF nên \(AN = AF = AE = AM \Rightarrow \Delta NEM\) vuông tại E; \(\Delta NFM\) vuông tại F.
\( \Rightarrow NE \bot MD;\,MF \bot ND\) mà \(NE \cap MF = K\) suy ra K là trực tâm \(\Delta MDN\).
Bây giờ ta chứng minh A, K, L thẳng hàng:
+ Gọi T là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác DMN. Gọi D' là điểm đối xứng của D qua T. Ta có \(ND'\parallel KM\) (vì cùng vuông góc với ND), \(MD'\parallel KN\) (vì cùng vuông góc với MD). Do đó ND'MK là hình bình hành. Do A là trung điểm MN nên K cũng là trung điểm KD’.
Do đó D’, A, K thẳng hàng. (1)
+ Hơn nữa, tứ giác DFKL nội tiếp đường tròn đường kính DK nên DL vuông góc với LK. Mặt khắc DD’ là đường kính đường tròn ngoại tiếp tam giác DMN nên DL vuông góc với LD’. Do đó L, K, D’ thẳng hàng. (2)
Từ (1) và (2) suy ra thẳng hàng (đpcm).
b. Gọi P là giao của UL và (DMN) \(\left( {P \ne L} \right)\); Q là giao LV và (DMN) \(\left( {Q \ne L} \right)\).
Do MU tiếp xúc (DMN) tại M nên \(\widehat {DMU} = \widehat {DNM}\). Lại có \(\widehat {MEU} = \widehat {FNM}\) (do NMEF nội tiếp đường tròn đường kính MN) nên \(\widehat {UME} = \widehat {UEM} \Rightarrow \Delta UME\) cân tại \(U\, \Rightarrow UM = UE\).
Ta có \(U{M^2} = UP.UL \Rightarrow UP.UL = U{E^2} \Rightarrow \frac{{UE}}{{UP}} = \frac{{UL}}{{UE}} \Rightarrow \Delta UEP \sim \Delta ULE\) (c.g.c)
\( \Rightarrow \widehat {UPE} = \widehat {UEL} \Rightarrow {180^0} - \widehat {UPE} = {180^0} - \widehat {UEL} \Rightarrow \widehat {EPL} = \widehat {LEF}\) (3)
Lại có \(\widehat {LEF} = {180^0} - \widehat {LDF}\) (do LEFD nội tiếp) và \(\widehat {LPN} = {180^0} - \widehat {LDN}\) (do LPND nội tiếp) nên \(\widehat {LPN} = \widehat {LEF}\) (3).
Từ (3) và (4) suy ra \(\widehat {LPN} = \widehat {EPL} \Rightarrow P;\,E;\,N\) thẳng hàng.
Chứng minh tương tự ta có Q, E, M thẳng hàng.
Do MNQP nội tiếp nên \(\widehat {NMQ} = \widehat {NPQ}\).
Do NMEF nội tiếp nên \(\widehat {NMF} = \widehat {NEF}\).
Do đó \(\widehat {NEF} = \widehat {NPQ} \Rightarrow EF\parallel PQ \Rightarrow UV\parallel PQ.\)
Do đó (LQP) tiếp xúc với (LUV) tại L suy ra (UVL) tiếp xúc với (DMN) tại L (đpcm).
Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài
Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng
CÂU HỎI KHÁC
- Chứng minh rẳng dãy \((u_n)\) có giới hạn hữu hạn biết dãy số \(({u_n})_{n = 1}^{ + \infty }\) bị chặn trên và thoả mãn điều kiện \({u_{n + 2}} \ge \,\,\,\frac{2}{5}.{u_{n + 1}} + \,\,\frac{3}{5}.{u_n},\)
- Chứng minh A, K, L thẳng hàng biết \(\Delta ABC\) có đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc với BC, CA, AB ở D, E, F. Đường thẳng qua A song song BC cắt DE, DF lần lượt tại M, N. Đường tròn ngoại tiếp tam giác DMN cắt đường tròn (I) tại điểm L khác D
- Tìm tất cả các đa thức \(P\left( x \right) \in Z\left[ x \right]\) sao cho với mọi số n nguyên dương, phương trình \(P\left( x \right) = {2^n}\) có nghiệm nguyên.
- Cho p là số nguyên tố có dạng \(12k + 11\). Một tập con S của tập \(M = \{ 1;\,\,2;\,\,3; \ldots ;\,\,p - 2;\,\,p - 1\} \) được gọi là “tốt” nếu như tích của tất cả các phần tử của S không nhỏ hơn tích của tất cả các phần tử của M\S. Ký hiệu \({\Delta _S}\) hiệu của hai tích trên. Tìm giá trị nhỏ nhất của số dư khi chia \({\Delta _S}\) cho p xét trên mọi tập con tốt của M có chứa đúng \(\frac{{p - 1}}{2}\) phần tử.
- Cho đa giác lồi n đỉnh \({A_0}{A_1}...{A_{n - 1}}\,\,\left( {n \ge 2} \right).\) Mỗi cạnh và đường chéo của đa giác được tô bởi một trong k màu sao cho không có hai đoạn thẳng nào cùng xuất phát từ một đỉnh cùng màu. Tìm giá trị nhỏ nhất của k.