Câu hỏi (11 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 85428
Hai điện trở mắc nối tiếp vào nguồn điện có hiệu điện thế U = 12V. Biết R1 = 3R2.
Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở?
- A. U1 = 9V, U2 = 3V.
- B. U1 = 7V, U2 = 5V.
- C. U1 = 10V, U2 = 2V.
- D. U1 = 8V, U2 = 4V.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 85429
Nếu tăng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây tải điện lên 100 lần thì công suất hao phí trên đường dây dẫn sẽ
- A. tăng lên 100 lần.
- B. giảm đi 100 lần.
- C. tăng lên 200 lần.
- D. giảm đi 10 000 lần.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 85430
Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng khi số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây:
- A. rất lớn
- B. rất nhỏ
- C. thay đổi
- D. không thay đổi
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 85431
Muốn cho động cơ điện hoạt động được, cho ta cơ năng thì phải cung cấp cho nó năng lượng dưới dạng nào?
- A. Động năng.
- B. Điện năng.
- C. Nhiệt năng.
- D. Thế năng.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 85432
Dòng điên nào là dòng điện xoay chiều trong các trường hợp sau:
- A. Dòng điện chạy qua các thiết bị điện gia đình.
- B. Dòng điện chạy qua bình điện phân.
- C. Dòng điện chạy qua động cơ điện một chiều.
- D. Dòng điện chạy qua bóng đèn trong đèn pin.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 85433
Từ trường tác dụng lực lên vật nào sau dây đặt trong nó:
- A. Quả cầu bằng niken.
- B. Quả cầu bằng đồng.
- C. Quả cầu bằng gỗ.
- D. Quả cầu bằng kẽm.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 85434
Dùng ampe kế có kí hiệu AC ta có thể đo được:
- A. Giá trị cực đại của CĐDĐ xoay chiều
- B. Giá trị hiệu dụng của CĐDĐ xoay chiều.
- C. Giá trị không đổi của CĐDĐ xoay chiều.
- D. Giá trị nhỏ nhất của dòng điện một chiều.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 85435
Nếu tăng HĐT ở hai đầu đường dây tải điện lên 100 lần thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt trên đường dây sẽ:
- A. Tăng lên 100 lần.
- B. Giảm đi 100 lần.
- C. Tăng lên 200 lần.
- D. Giảm đi 10000 lần.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 85437
Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20cm.
Điểm A nằm trên trục chính, cách thấu kính một khoảng d = 15cm. Vẽ ảnh của AB qua thấu kính và nêu đặc điểm của ảnh này?
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 85440
a. Phát biểu quy tắc bàn tay trái.
b. Vận dụng quy tắc bàn tay trái để tìm chiều của lực điện từ, chiều dòng điện, chiều đường sức từ và tên từ cực trong các trường hợp được biểu diễn trong các hình vẽ dưới đây: (Biết dấu (+) và dấu(.) chỉ dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy. Dấu (+) có chiều đi từ phía trước đi ra phía sau trang giấy, còn dấu (.) có chiều đi từ phía sau ra phía trước trang giấy).
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 85443
Cho mạch điện như hình vẽ. Hiệu điện thế giữa 2 đầu A, B là UAB = 60V không đổi. Biết R1 = 18Ω; R2 = 30Ω; R3 = 20Ω.
Tính:
a) Điện trở tương đương mạch điện?
b) Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở?
c) Nhiệt lượng tỏa ra trên mạch điện trong thời gian 5 phút?