Câu hỏi trắc nghiệm (50 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 87118
Cho \(a, b\) là các số thực. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng ?
- A. \(a > b \Leftrightarrow ac > bc\)
- B. \(\frac{1}{a} < 0 < \frac{1}{b} \Leftrightarrow a > b\)
-
C.
\(\left\{ \begin{array}{l}
a < b < 0\\
c < d < 0
\end{array} \right. \Rightarrow ac > bc\) -
D.
\(\left\{ \begin{array}{l}
a > b\\
c > d
\end{array} \right. \Leftrightarrow a + c > b + d\)
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 87121
Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy, cho đường thẳng d đi qua điểm \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) và có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow n = \left( {A;\,B} \right),\left( {\overrightarrow n \ne \overrightarrow 0 } \right)\). Phương trình tổng quát của đường thẳng d là
- A. \(A\left( {x - {x_0}} \right) - B\left( {y - {y_0}} \right) = 0.\)
- B. \(B\left( {x - {x_0}} \right) + A\left( {y - {y_0}} \right) = 0.\)
- C. \(A\left( {x - {x_0}} \right) + B\left( {y - {y_0}} \right) = 0.\)
- D. \({x_0}\left( {x - A} \right) + {y_0}\left( {y - B} \right) = 0.\)
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 87123
Trong các công thức sau, công thức nào đúng?
- A. \(\sin 2a = 2\sin a\)
- B. \(\sin 2a = 2\sin a\cos a\)
- C. \(\sin 2a = \sin a + \cos a\)
- D. \(\sin 2a = {\cos ^2}a - {\sin ^2}a\)
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 87125
Phương trình tham số của đường thẳng qua \(M\left( {--2\,;\,3} \right)\) và song song với đường thẳng \(\frac{{x - 7}}{{ - 1}} = \frac{{y + 5}}{5}\) là
-
A.
\(\left\{ \begin{array}{l}
x = 3 + 5t\\
y = - 2 - t
\end{array} \right.\) -
B.
\(\left\{ \begin{array}{l}
x = 5 - 2t\\
y = - 1 + 3t
\end{array} \right.\) -
C.
\(\left\{ \begin{array}{l}
x = - t\\
y = 5t
\end{array} \right.\) -
D.
\(\left\{ \begin{array}{l}
x = - 2 - t\\
y = 3 + 5t
\end{array} \right.\)
-
A.
\(\left\{ \begin{array}{l}
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 87128
Cho 3 đường thẳng \({d_1}:2x + y + 1 = 0,{d_2}:x + 2y + 2 = 0,{d_3}:3x - 6y - 5 = 0\). Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau
- A. \({d_1} \bot {d_2}\)
- B. \({d_3} \bot {d_2}\)
- C. \({d_1} \bot {d_3}\)
- D. \({d_1}//{d_2}\)
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 87130
Điểm nào sau đây thuộc miền nghiệm của bất phương trình \(2x + y - 3 > 0\)?
- A. \(Q\left( { - 1; - 3} \right)\)
- B. \(M\left( {1;\frac{3}{2}} \right)\)
- C. \(N\left( {1;1} \right)\)
- D. \(P\left( { - 1;\frac{3}{2}} \right)\)
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 87132
Cho \(a = \frac{1}{2}\) và \(\left( {a + 1} \right)\left( {b + 1} \right) = 2\); đặt \(\tan x = a\) và \(\tan y = b\) với \(x,y \in \left( {0;\frac{\pi }{2}} \right)\). Tính \(x+y\).
- A. \(\frac{\pi }{3}\)
- B. \(\frac{\pi }{4}\)
- C. \(\frac{\pi }{6}\)
- D. \(\frac{\pi }{2}\)
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 87134
Với mọi góc \(a\) và số nguyên \(k\), chọn đẳng thức sai?
- A. \(\sin \left( {a + k2\pi } \right) = \sin a\)
- B. \(\cos \left( {a + k\pi } \right) = \cos a\)
- C. \(\tan \left( {a + k\pi } \right) = \tan a\)
- D. \(\cot \left( {a - k\pi } \right) = \cot a\)
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 87135
Đẳng thức \(\overrightarrow {MA} .\overrightarrow {AD} = \overrightarrow {MB} .\overrightarrow {BC} \) đúng với mọi điểm M. Khi đó tứ giác ABCD là hình gì?
- A. Hình thang vuông.
- B. Hình chữ nhật.
- C. Hình thoi.
- D. Tứ giác có hai đường chéo vuông góc.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 87136
Gọi S là tập nghiệm của bất phương trình \({x^2} - 8x + 7 \ge 0\). Trong các tập hợp sau, tập nào không là tập con của S?
- A. \(\left[ {8; + \infty } \right)\)
- B. \(\left( { - \infty ; - 1} \right]\)
- C. \(\left( { - \infty ;0} \right]\)
- D. \(\left[ {6; + \infty } \right)\)
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 87137
Cho hệ bất phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
6x + \frac{5}{7} > 4x + 7\\
\frac{{8x + 3}}{2} < 2x + 25
\end{array} \right.\) (1). Số nghiệm nguyên của (1) là- A. Vô số
- B. 4
- C. 8
- D. 0
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 87138
Cho tam giác ABC có độ dài ba cạnh là AB = 2, BC = 3, CA = 4. Tính độ dài đường trung tuyến MA, với M là trung điểm của BC.
- A. \(\sqrt {\frac{5}{2}} \)
- B. \(\frac{{\sqrt {31} }}{2}\)
- C. \(\sqrt {\frac{{23}}{2}} \)
- D. \(\frac{{\sqrt {31} }}{4}\)
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 87139
Cho tam giác ABC thỏa mãn: \({b^2} + {c^2} - {a^2} = \sqrt 3 bc\). Khi đó:
- A. \(\widehat {A\,} = 45^\circ \)
- B. \(\widehat {A\,} = 30^\circ \)
- C. \(\widehat {A\,} = 60^\circ \)
- D. \(\widehat {A\,} = 75^\circ \)
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 87140
Hệ bất phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
{x^2} - 4 < 0\\
\left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} + 5x + 4} \right) \ge 0
\end{array} \right.\) có số nghiệm nguyên là- A. 2
- B. 1
- C. Vô số.
- D. 3
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 87141
Trong hệ tọa độ Oxy, cho hình thang vuông ABCD vuông tại A và B , đáy lớn AD. Biết chu vi hình thang là \(16 + 4\sqrt 2 \), diện tích hình thang là 24. Biết \(A(1;2)\,,\,B(1;6)\). Tìm tọa độ đỉnh D biết hoành độ điểm Đ lớn hơn 2.
- A. \(D( - 9;2)\)
- B. \(D( 5;2)\)
- C. \(D( 9;2)\)
- D. \(D( 7;2)\)
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 87142
Tìm tập xác định của hàm số \(y = \sqrt {2{x^2} - 5x + 2} \).
- A. \(\left( { - \infty ;\frac{1}{2}} \right]\)
- B. \(\left[ {\frac{1}{2};2} \right]\)
- C. \(\left( { - \infty ;\frac{1}{2}} \right] \cup \left[ {2; + \infty } \right)\)
- D. \(\left[ {2; + \infty } \right)\)
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 87143
Biểu thức \(f\left( x \right) = \left( {m - 1} \right){x^2} - 2\left( {m - 1} \right)x + m + 3 \ge 0,\forall x \in R\) khi và chỉ khi
- A. \(m \in \left[ {1; + \infty } \right)\)
- B. \(m \in \left( {2; + \infty } \right)\)
- C. \(m \in \left( {1; + \infty } \right)\)
- D. \(m \in \left( { - 2;7} \right)\)
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 87144
Cung có số đo \(250^0\) thì có số đo theo đơn vị là radian là
- A. \(\frac{{25\pi }}{{12}}\)
- B. \(\frac{{25\pi }}{{18}}\)
- C. \(\frac{{25\pi }}{{9}}\)
- D. \(\frac{{35\pi }}{{18}}\)
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 87145
Cho \(\cos \alpha = - \frac{4}{5}\) với \(\frac{\pi }{2} < \alpha < \pi \). Tính giá trị của biểu thức \(M = 10\sin \alpha + 5\cos \alpha \).
- A. - 10
- B. 2
- C. 1
- D. \(\frac{1}{4}\)
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 87146
Cho tam giác ABC không là tam giác vuông. Hãy chọn kết quả sai trong các kết quả sau đây.
- A. \(\sin A + \sin B + \sin C > 0\)
- B. \(\cos \,\frac{A}{2}.\cos \,\frac{B}{2}.\cos \,\frac{C}{2} > 0\)
- C. \(\tan \,\frac{A}{2} + \tan \,\frac{B}{2} + \tan \,\frac{C}{2} > 0\)
- D. \(\sin A.\sin B.\sin C < 0\)
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 87147
Biểu thức rút gọn của biểu thức \(P = \left( {\frac{1}{{\cos 2x}} + 1} \right).\tan x\), (với điều kiện các biểu thức đều có nghĩa) là
- A. \(P = \tan 2x\)
- B. \(P = \cot 2x\)
- C. \(P = \cos 2x\)
- D. \(P = \sin x\)
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 87148
Cho hai véc tơ \(\overrightarrow a = \left( { - 1; 1} \right)\); \(\overrightarrow b = \left( {2; 0} \right)\). Góc giữa hai véc tơ \(\overrightarrow a ,\overrightarrow b \) là
- A. \(45^0\)
- B. \(60^0\)
- C. \(90^0\)
- D. \(135^0\)
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 87149
Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho A(2;3), B(- 2;1). Điểm C thuộc tia Ox sao cho tam giác ABC vuông tại C có tọa độ là
- A. C(3;0)
- B. C(- 3;0)
- C. C(1;0)
- D. C(2;0)
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 87150
Với x thuộc tập nào dưới đây thì biểu thức \(f\left( x \right) = \frac{{2 - x}}{{2x + 1}}\) không âm?
- A. \(S = \left( { - \frac{1}{2};\,2} \right)\)
- B. \(S = \left( { - \frac{1}{2};\,2} \right]\)
- C. \(S = \left( { - \infty ;\, - \frac{1}{2}} \right) \cup \left( {2;\, + \infty } \right)\)
- D. \(S = \left( { - \infty ;\, - \frac{1}{2}} \right) \cup \left[ {2;\, + \infty } \right)\)
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 87166
Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = a{x^2} + bx + c\) có đồ thị như hình vẽ. Đặt \(\Delta = {b^2} - 4ac\), tìm dấu của \(a\) và \(\Delta\).
- A. \(a>0, \Delta >0\)
- B. \(a<0, \Delta >0\)
- C. \(a>0, \Delta =0\)
- D. \(a<0, \Delta =0\)
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 87171
Cho hình thang vuông ABCD, đường cao AD = h, cạnh đáy AB = a, CD = b. Tìm hệ thức giữa a, b, h để BD vuông góc trung tuyến AM của tam giác ABC.
- A. \(2{h^2} = a\left( {a + b} \right)\)
- B. \({h^2} = a\left( {b - a} \right)\)
- C. \(h\left( {h + b} \right) = a\left( {a + b + h} \right)\)
- D. \({h^2} = a\left( {a + b} \right)\)
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 87175
Cho \(a,b,c \in R\), trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai ?
- A. \({a^2} - ab + {b^2} \ge 0\)
- B. \({a^2} + {b^2} + {c^2} \ge ab + bc + ca\)
- C. \(\frac{{a + b}}{2} \ge \sqrt {ab} \)
- D. \(\frac{{{{\left( {a + b} \right)}^2}}}{2} \le \left( {{a^2} + {b^2}} \right)\)
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 87181
Cho tam giác ABC vuông tại B, \(BC = a\sqrt 3 \). Tính \(\overrightarrow {AC} .\overrightarrow {CB} \)
- A. \(3a^2\)
- B. \( - \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{2}\)
- C. \( \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{2}\)
- D. \(-3a^2\)
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 87185
Cho góc \(\alpha \) thỏa mãn \(2\pi < \alpha < \frac{{5\pi }}{2}\). Khẳng định nào sau đây sai?
- A. \(\sin \alpha > 0\)
- B. \(\cot \alpha > 0\)
- C. \(\tan \alpha < 0\)
- D. \(\cos \alpha > 0\)
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 87187
Tam giác ABC vuông tại A có AC = 6cm, BC = 10cm. Đường tròn nội tiếp tam giác đó có bán kính r là
- A. 1 cm
- B. \(\sqrt 2 {\rm{ cm}}\)
- C. 2 cm
- D. 3 cm
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 87191
Biểu thức \(P = \frac{a}{{b + c}} + \frac{b}{{c + a}} + \frac{c}{{a + b}}\), với mọi giá trị của \(a, b, c >0\). Mệnh đề nào sau đây đúng?
- A. \(0 < P \le \frac{3}{2}\)
- B. \(P > \frac{3}{2}\)
- C. \(P \ge 2\)
- D. \(P \ge \frac{3}{2}\)
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 87200
Từ một miếng tôn có hình dạng là nửa đường tròn bán kính 2 m, người ta cắt ra một hình chữ nhật. Hỏi có thể cắt được miếng tôn hình chữ nhật có diện tích lớn nhất là bao nhiêu?
- A. 1 m2
- B. 2 m2
- C. 8 m2
- D. 4 m2
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 87204
Khoảng cách từ điểm M(2;-1) đến đường thẳng \(\Delta: 3x-4y-12=0\)
- A. \(\frac{2}{5}.\)
- B. \(-\frac{2}{5}.\)
- C. \(\frac{2}{{\sqrt 5 }}.\)
- D. 2
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 87209
Khẳng định nào sau đây là đúng?
- A. \({\sin ^4}a - {\cos ^4}a = \cos 2a\)
- B. \(2\left( {{{\sin }^4}a + {{\cos }^4}a} \right) = 2 - {\sin ^2}2a\)
- C. \({\left( {\sin a - \cos a} \right)^2} = 1 - 2\sin 2a\)
- D. \({\left( {{{\sin }^2}a + {{\cos }^2}a} \right)^3} = 1 + 2{\sin ^4}a.{\cos ^4}a\)
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 87212
Cho tam giác ABC với A(2;4); B(2;1); C(5;0). Trung tuyến CM đi qua điểm nào dưới đây?
- A. \(\left( {14;\,\frac{9}{2}} \right)\)
- B. \(\left( {10;\, - \frac{5}{2}} \right)\)
- C. (- 7;- 6)
- D. (- 1;5)
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 87220
Bất đẳng thức nào dưới đây là đúng?
- A. \(\cos 90^\circ 30' > \cos 100^\circ \)
- B. \(\sin 90^\circ < \sin 150^\circ \)
- C. \(\sin 90^\circ 15' < \sin 90^\circ 30'\)
- D. \(\sin 90^\circ 15' \le \sin 90^\circ 30'\)
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 87224
Cho hai số thực dương \(x, y\) thỏa mãn \(x + y \ge 6\). Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức : \(P = 3x + 2y + \frac{6}{x} + \frac{8}{y}\).
- A. \({P_{\min }} = \frac{{59}}{3}\)
- B. \({P_{\min }} = 13\)
- C. \({P_{\min }} = 19\)
- D. \({P_{\min }} = 38\)
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 87233
Khi biểu diễn cung lượng giác trên đường tròn lượng giác, khẳng định nào dưới đây sai?
- A. Điểm biểu diễn cung \(\alpha \) và cung \(\pi-\alpha \) đối xứng nhau qua trục tung.
- B. Điểm biểu diễn cung \(\alpha \) và cung \(-\alpha \) đối xứng nhau qua gốc tọa độ.
- C. Mỗi cung lượng giác được biểu diễn bởi một điểm duy nhất.
- D. Cung \(\alpha \) và cung \(\alpha + k2\pi \) \(\left( {k \in Z} \right)\) có cùng điểm biểu diễn.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 87234
Tính tổng các nghiệm nguyên thuộc [- 5;5] của bất phương trình: \(\sqrt {{x^2} - 9} \left( {\frac{{3x - 1}}{{x + 5}}} \right) \le x\sqrt {{x^2} - 9} \).
- A. 5
- B. 0
- C. 2
- D. 12
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 87239
Một xưởng cơ khí có hai công nhân là Chiến và Bình. Xưởng sản xuất loại sản phẩm I và II. Mỗi sản phẩm I bán lãi 500 nghìn đồng, mỗi sản phẩm II bán lãi 400 nghìn đồng. Để sản xuất được một sản phẩm I thì Chiến phải làm việc trong 3 giờ, Bình phải làm việc trong 1 giờ. Để sản xuất được một sản phẩm II thì Chiến phải làm việc trong 2 giờ, Bình phải làm việc trong 6 giờ. Một người không thể làm được đồng thời hai sản phẩm. Biết rằng trong một tháng Chiến không thể làm việc quá 180 giờ và Bình không thể làm việc quá 220 giờ. Số tiền lãi lớn nhất trong một tháng của xưởng là.
- A. 32 triệu đồng
- B. 35 triệu đồng
- C. 14 triệu đồng
- D. 30 triệu đồng
-
Câu 41: Mã câu hỏi: 87241
Giá trị \(\cot \frac{{89\pi }}{6}\) bằng
- A. \(\sqrt 3 \)
- B. \(-\sqrt 3 \)
- C. \(\frac{{\sqrt 3 }}{3}\)
- D. \(-\frac{{\sqrt 3 }}{3}\)
-
Câu 42: Mã câu hỏi: 87243
Biết \(\sin \alpha + {\rm{cos}}\alpha = \frac{7}{5}\). Tính \(P = {\rm{cos}}\left( {\alpha - \frac{\pi }{4}} \right)\).
- A. P = 3
- B. \(P = \frac{3}{4}\)
- C. \(P = \frac{7}{{5\sqrt 2 }}\)
- D. \(P = \frac{{7\sqrt 2 }}{5}\)
-
Câu 43: Mã câu hỏi: 87245
Cho \(f\left( x \right) = 2x - 4\), khẳng định nào sau đây là đúng?
- A. \(f\left( x \right) > 0 \Leftrightarrow x \in \left( {2; + \infty } \right)\)
- B. \(f\left( x \right) < 0 \Leftrightarrow x \in \left( { - \infty ; - 2} \right)\)
- C. \(f\left( x \right) > 0 \Leftrightarrow x \in \left( { - 2; + \infty } \right)\)
- D. \(f\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow x = - 2\)
-
Câu 44: Mã câu hỏi: 87250
Cho \(\Delta ABC\) có AB = 3; AC = 4. Phân giác trong AD của góc \(\widehat {BAC}\) cắt trung tuyến BM tại I. Biết \(\frac{{AD}}{{AI}} = \frac{a}{b}\), với \(a,b \in N\) và \(\frac{a}{b}\) tối giản. Tính \(S = a + 2b\).
- A. S = 10
- B. S = 14
- C. S = 24
- D. S = 27
-
Câu 45: Mã câu hỏi: 87253
Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp \(X = \left\{ {x \in R|2{x^2} - 5x + 3 = 0} \right\}\).
- A. \(X = \left\{ 1 \right\}\)
- B. \(X = \left\{ {\frac{3}{2}} \right\}\)
- C. \(X = \left\{ 0 \right\}\)
- D. \(X = \left\{ {1;\frac{3}{2}} \right\}\)
-
Câu 46: Mã câu hỏi: 87255
Hàm số \(y = {x^2} - 4x + 3\) đồng biến trên khoảng nào?
- A. (1;3)
- B. \(\left( { - \infty ;\,2} \right)\)
- C. \(\left( { - \infty ;\, + \infty } \right)\)
- D. \(\left( {2;\, + \infty } \right)\)
-
Câu 47: Mã câu hỏi: 87259
Cho parabol (P): \(y = a{x^2} + bx + c\) có trục đối xứng là đường thẳng x = 1. Khi đó \(4a+2b\) bằng
- A. - 1
- B. 0
- C. 1
- D. 2
-
Câu 48: Mã câu hỏi: 87261
Cho hàm số \(f\left( x \right) = {x^2} - \left| x \right|\). Khẳng định nào sau đây là đúng?
- A. Đồ thị của hàm số \(f(x)\) đối xứng qua trục hoành.
- B. \(f(x)\) là hàm số chẵn.
- C. Đồ thị của hàm số \(f(x)\) đối xứng qua gốc tọa độ.
- D. \(f(x)\) là hàm số lẻ.
-
Câu 49: Mã câu hỏi: 87268
Cho tứ giác ABCD, trên cạnh AB, CD lấy lần lượt các điểm M, N sao cho \(3\,\overrightarrow {AM} = 2\,\overrightarrow {AB} \) và \(3\,\overrightarrow {DN} = 2\,\overrightarrow {DC} \). Tính vectơ \(\overrightarrow {MN} \) theo hai vectơ \(\overrightarrow {AD} ,\overrightarrow {BC} \).
- A. \(\overrightarrow {MN} = \frac{1}{3}\overrightarrow {AD} + \frac{1}{3}\overrightarrow {BC} \)
- B. \(\overrightarrow {MN} = \frac{1}{3}\overrightarrow {AD} - \frac{2}{3}\overrightarrow {BC} \)
- C. \(\overrightarrow {MN} = \frac{1}{3}\overrightarrow {AD} + \frac{2}{3}\overrightarrow {BC} \)
- D. \(\overrightarrow {MN} = \frac{2}{3}\overrightarrow {AD} + \frac{1}{3}\overrightarrow {BC} \)
-
Câu 50: Mã câu hỏi: 87272
Biểu thức \(A = \sin \left( {2021\pi + x} \right) - \cos \left( {\frac{{25\pi }}{2} - x} \right) + \cot \left( {2018\pi - x} \right) + \tan \left( {\frac{{2019\pi }}{2} - x} \right)\) có biểu thức rút gọn là
- A. \(2\sin x\)
- B. \(-2\sin x\)
- C. 0
- D. \(-2\cot x\)